[CASE LÂM SÀNG 18] Bệnh Nhân Nam, 50 Tuổi Bị Yếu Tay Phải

Chia sẻ Rate this post

Bệnh sử

Một người đàn ông 50 tuổi có tiền sử bị tê cánh tay phải liên tục gần đây nó trở nên tệ đi sau khi ông ta cố gắng nâng 1 số vật nặng. Ông ta không có tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật và không có tiền sử rõ ràng cũng như triệu chứng khởi phát. Mặc dù vấn đề đã xuất hiện trong một vài tháng. Ông ta nhận thấy tình trặng tê tay tăng lên nhất sau khi ngủ, với cẳng tay và bàn tay bị tê cứng điều đó là cho các hoạt động chuyển động của tay ông ta bị yếu đi. Ông ta cũng bị đau âm ỉ không liên tục và lực của tay ông ta đã giảm, ví dụ như khi cố gắng mở  nắp lọ.

BN Không có tiền sử về hiện tượng Raynaud, sưng hoặc lạnh tay. Không có tiền sử  về các bệnh nghiêm trọng hoặc liên quan khác.

Khám lâm sàng

Hai cánh tay đối xứng. Các mạch ngoại biên bình thường. Bệnh nhân yếu khi gấp khuỷu tay bên phải với phản xạ bắp tay hơi giảm. Phản xạ và cảm giác là bình thường. Mạch không có thay đổi đỗi kiểu bất thường như trong hội chứng hyperabduction hoặc  mạch không yếu khi đầu quay sang bên phải ( nghiệm pháp Adson ). Trong hố thượng đòn phải, một tổn thương cứng nhỏ có thể sờ thấy. Ngực và bụng là bình thường. X quang: hình bên dưới

Câu hỏi

  • Bạn đang xem xét đến những chẩn đoán phân biệt nào?
  • X quang cho thấy gì?
  • CLS nào bạn sẽ làm tiếp theo?

———————————————————————————————————————————————————————————- Đáp án:

Chẩn đoán phân biệt: cho case này khá rộng và có thể thu hẹp lại thành các nhóm nguyên nhân. Các triệu chứng chủ yếu là nguyên nhân thần kinh: nguyên nhân thần kinh nguyên phát như hẹp cột sống, khối u, nhồi máu não hoặc đa xơ cứng hoặc nguyên nhân thứ phát bao gồm hội chứng lồng ngực ảnh hưởng đến đám rối cánh tay, chèn ép dây thần kinh cánh tay và hội chứng ống cổ tay.

  • Điểm yếu nằm ở động tác gập khuỷu tay và phản xạ bắp tay cho thấy tổn thương ở các đốt sống C5 / C6. Có ít bằng chứng để hướng đến nguyên nhân mạch máu như bệnh Raynaud, viêm mạch hoặc chèn ép mạch máu. Các nguyên nhân khác bao gồm chấn thương và tổn thương mô mềm như khối u Pancoast.

X quang: cho thấy có mỏm ngang đốt sống cổ VII  ( dài quá mức) hai bên. Trung thất và phổi bình thường. Xương mỏm ngang đốt sống cổ VII  bên phải có (khớp giả) ở phần giữa tương ứng với tổn thương sờ thấy cứng trong hố thượng đòn.

Mặc dù nguyên nhân mạch máu dường như không thể xảy ra, chụp động mạch vẫn có thể hữu ích để kiểm tra sự chèn ép của các mạch máu dưới màng cứng. Động mạch hoặc tĩnh mạch có thể được khảo sát chọn lọc bằng cách tiêm thuốc cản quang bằng cách đặt ống thông trực tiếp kết hợp với soi huỳnh quang, hoặc tiêm tĩnh mạch và chụp cắt lớp vi tính (CT) theo thời gian. Chụp động mạch qua Catheter có ưu điểm hơn là chụp động mạch CT cho phép phát hiện điểm tắc các vị trí khác nhau. Chụp động mạch trong (Hình) bình thường.

Hinh: chụp ĐM

Xác định vị trí của tổn thương: Tốt nhất là dùng cộng hưởng từ (MR) để kiểm tra mô mềm và rễ thần kinh ở cột sống cổ và đám rối cánh tay (Hình). MR ít nhạy cảm hơn đối với xương sọ não. Sau đó chụp thêm 1 X quang cột sống cổ để so sánh.

Advertisement

Các triệu chứng bệnh nhân của bệnh nhân được gây ra bởi sự phát sinh đĩa đệm (thể hiện trên MR) chứ không phải là hội chứng sườn – cổ ( Cervical –ribs symdrome) do mỏm ngang của đốt sống cổ VII dài chèn ép các rẽ TK của đám rối thần kinh cánh tay   

Nguồn: CASE 13: NUMB RIGHT ARM Trang 39,  100 CASES in Radiology Dịch: “Đông”

———————————————————————– “Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa”.

Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang/

Tải ebook Y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook/

Từ khóa » Case Lâm Sàng Thần Kinh