Cắt Bỏ Tuyến Giáp Có ảnh Hưởng Gì đến Sức Khỏe Không? Tìm Hiểu ...

1. Khi nào cần cắt bỏ tuyến giáp?

Cắt bỏ tuyến giáp hay còn gọi là phẫu thuật tuyến giáp được biết đến là phương pháp điều trị phổ hiện nay. Mặc dù sự ra đời của hóa trị, xạ trị...đã hạn chế phần nào chỉ định điều trị bằng các phương pháp xâm lấn như phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn không thể thay thế hoàn toàn vai trò của phẫu thuật trong chữa tuyến giáp. Đặc biệt trong một số bệnh lý, phẫu thuật tuyến giáp gần như là biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Tùy theo từng trường hợp mà quy trình phẫu thuật chữa tuyến giáp có những chỉ định khác nhau. Cụ thể:

a. Phẫu thuật tuyến giáp bán phần

Phương pháp cắt bỏ một phần tuyến giáp bị tổn thương áp dụng phổ biến ở bệnh u tuyến giáp lành tính. Khi có sự xuất hiện khối u ở một bên tuyến giáp kèm theo là các biến chứng do chèn ép làm tổn thương các cơ quan lân cận thì chỉ định phẫu thuật là bắt buộc. Hoặc trong một số ít trường hợp u ác nhưng kích thước nhỏ và chưa có di căn.

b. Phẫu thuật tuyến giáp toàn phần

Phẫu thuật tuyến giáp toàn phần là phương pháp điều trị quan trọng ở bệnh lý ung thư tuyến giáp. Hầu hết những trường hợp còn khả năng phẫu thuật thì khả năng sống sau 5 năm là rất cao. Tuy nhiên, phương pháp này cần được cân nhắc, đánh giá kỹ càng trước khi tiến hành. Bởi nó có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng cuộc sống sau này của người bệnh.

Phẫu thuật tuyến giáp

2. Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Mỗi bộ phần của cơ thể sinh ra đều có những chức năng riêng. Vì vậy khi hỏi cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Thì câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng như thế nào còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, phương pháp phẫu thuật, khả năng chăm sóc...

Một trong số những biến chứng mà bạn có thể gặp phải khi thực hiện phẫu thuật chữa bệnh tuyến giáp là:

a. Chảy máu

Biến chứng nguy hiểm và hàng đầu của phương pháp cắt bỏ tuyến giáp chính là chảy máu. Máu có thể chảy trong khi phẫu thuật hoặc trong quá trình chăm sóc hậu phẫu. Biến chứng thường xảy ra trong vòng 24h đầu sau phẫu thuật. Tình trạng này có thể gây chèn ép khí quản dẫn đến khó thở và tử vong. Vì vậy bạn cần phải theo dõi sát các dấu hiệu bất thường để có hướng xử trí kịp thời.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

b. Nhiễm trùng

Biến chứng này thường xuất hiện muộn nhưng tính nguy hiểm cao. Nhiễm trùng vết mổ có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết và tử vong. Vì vậy chăm sóc hậu phẫu sau mổ cần phải thận trọng hơn trong khâu vô khuẩn. Thông thường sau cắt bỏ tuyến giáp, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh dự phòng để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

c. Cảm giác đau họng, nuốt khó sau phẫu thuật

Đây là cảm nhận đầu tiên của hầu hết các bệnh nhân sau cắt bỏ tuyến giáp. Cảm giác đau họng, nuốt khó và gặp phiền phức trong ăn uống khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, thông thường khoảng 1 tuần đầu sau phẫu thuật. Bạn sẽ được kê đơn thuốc kết hợp với chườm đá để làm giảm nhẹ các triệu chứng nói trên.

d. Nội tiết tố thay đổi

Đây là tình trạng tương đối phổ biến sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Bởi đây là tuyến nội tiết lớn của cơ thể, chi phối hầu hết các hoạt động hormon. Bạn có thể xuất hiện tình trạng nhiễm độc giáp, hạ canxi máu do tổn thương tuyến cận giáp, suy giáp, cơn bão giáp... Do đó sau cắt bỏ tuyến giáp bạn sẽ phải sử dụng một số loại thuốc hormone suốt đời.

e. Thẩm mỹ

Trước đây mổ cắt bỏ tuyến giáp là mổ hở với đường rạch tương đối lớn ở vùng cổ. Sau phẫu thuật vết sẹo sẽ to và sâu ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tuy nhiên ngày nay với phương pháp mổ nội soi có tính an toàn và thẩm mỹ cao hơn.

3. Cập nhật các phương pháp chữa tuyến giáp mới nhất hiện nay

Các bệnh lý tuyến giáp có xu hướng tăng nhanh trong những năm trở lại đây, đặc biệt là ung thư tuyến giáp. Vì vậy không ít các phương pháp chữa bệnh tuyến giáp được cập nhật liên tục. Hiện nay nước ta đang áp dụng thành công 5 phương pháp điều trị cho từng trường hợp khác nhau:

a. Phẫu thuật tuyến giáp

Phẫu thuật là một trong những liệu pháp then chốt đem lại thành công trong điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Đặc biệt ở giai đoạn sớm thì phẫu thuật có khả năng loại trừ hoàn toàn ung thư tuyến giáp và đảm bảo chất lượng sống của người bệnh.

Tuy nhiên chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cũng có những giới hạn riêng. Không phải lúc nào cũng có thể phẫu thuật. Bên cạnh đó, biến chứng trong phẫu thuật cũng là một vấn đề được đặt lên bàn cân khi đưa ra quyết định.

Bệnh lý tuyến giáp có thể điều trị đơn lẻ bằng phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc kết hợp thêm hóa xạ trị trong một số trường hợp nặng.

b. Điều trị bằng I131 (RAI – Radioactive iodine)

Điều trị bằng I131 (RAI – Radioactive iodine)

Đây là phương pháp tương đối mới ở nước ta và chỉ định điều trị trong một số ít trường hợp như ung thư tuyến giáp dạng biệt hóa còn sót sau phẫu thuật hoặc bệnh đã di căn xa.

c. Liệu pháp hormon thay thế

Liệu pháp hormon thay thế được sử dụng sau khi thất bại với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Hoặc trong một số ít trường hợp bệnh nhân có di căn xa và không thể tiến hành phẫu thuật triệt căn.

Liệu pháp hormon thay thế còn được sử dụng trong một số trường hợp bệnh tuyến giáp lành tính theo chỉ định của bác sĩ.

d. Xạ trị và hóa trị

Hóa xạ trị rất ít được sử dụng trong các bệnh lý tuyến giáp. Phần lớn chúng được dùng trong trường hợp ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể tủy. Đây là những loại ung thư có tỷ lệ ác tính cao, khả năng tử vong cao và không thể thực hiện phẫu thuật triệt căn.

Nhìn chung, phẫu thuật là chìa khóa vàng trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Tùy theo từng bệnh lý mà bác sĩ có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình có thể liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.

Từ khóa » Cắt Bỏ Tuyến Giáp Có ảnh Hưởng Gì Không