Cắt Chỉ Vết Thương Và Chăm Sóc Vết Thương Sau Cắt Chỉ - Bác Sĩ Luân
Có thể bạn quan tâm
Khi sử dụng chỉ không tiêu trong quá trình khâu vết thương, sau một khoảng thời gian nhất định ta cần thực hiện việc cắt chỉ. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt nhất giúp vết thương mau lành, hạn chế để lại sẹo. Vậy cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ được thực hiện như thế nào?
1. Thời gian cắt chỉ vết thương
Thời gian cắt chỉ phụ thuộc vào vị trí và tình trạng vết khâu ở mỗi bệnh nhân. Điều đó gồm khả năng chịu lực nội tại của vết thương, lực căng hai mép của vết thương, mức độ liền thương. Trung bình cắt chỉ vào khoảng 1–2 tuần sau khi thực hiện khâu vết thương. Một số trường hợp có thể kéo dài từ 2–3 tuần đối với vết khâu chịu lực.
Trường hợp vết thương chưa lành mà tiến hành cắt chỉ sớm thì dẫn tới tình trạng toác rộng vết khâu. Thời gian bình phục sẽ kéo dài hơn so với thông thường.
Ngược lại, nếu cắt chỉ quá muộn có thể dẫn đến nhiễm trùng chân chỉ và tạo ra hiện tượng biểu mô hoá quanh sợi chỉ khâu; làm cho sẹo có hình xương cá. Để chỉ càng lâu thì khả năng để lại sẹo càng cao. Ngoài ra để quá ngày khiến vết thương đóng chặt các mô chắc hơn. Việc rút phần chỉ sẽ khó khắn và khiến bệnh nhân bị đau hơn rất nhiều.
Trên thực tế, tùy vào tình huống của từng bệnh nhân; thời gian cắt chỉ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp vết thương mau lành, để lại ít sẹo nhất.
Thời gian cắt chỉ vết thương theo khuyến cáo:
– Da đầu: 10 – 12 ngày.
– Tai: 4 – 6 ngày.
– Mặt: 4 – 5 ngày.
– Lông mày: 4 – 5 ngày.
– Mí mắt: 4 – 5 ngày.
– Môi: 4 – 5 ngày.
– Khoang miệng: 6 – 8 ngày.
– Cổ: 5 – 6 ngày.
– Ngực: 10 – 12 ngày.
– Lưng: 10 – 12 ngày.
– Bụng: 10 – 12 ngày.
– Chi: 10 – 14 ngày.
– Đầu gối, khuỷu tay: 12 – 14 ngày.
– Bàn tay, bàn chân: 10 – 14 ngày.
– Vết thương bị khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép lại gần nhau sẽ phải cắt chỉ lâu hơn bình thường
– Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng sẽ để chỉ lâu hơn người khác
– Vết thương bị nhiễm trùng sẽ phải cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.
– Vết thương dài > 10 cm có thể cắt mối bỏ mối.
– Vết mổ đẻ: Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ. Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày. Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang.
2. Cắt chỉ vết thương có đau không?
Trong quá trình cắt chỉ, bác sĩ sẽ tiến hành cắt từng mối chỉ rồi từ từ kéo ra. Thời gian thực hiện thường chỉ mất vài giây. Bệnh nhân chỉ có cảm giác tê tê như bị kiến cắn. Cảm giác đau thường không kéo dài sau khi hoàn thành cắt chỉ.
Vì cắt chỉ không gây quá nhiều đau đớn nên việc tiêm thuốc tê là không cần thiết. Ngoài ra thuốc tê có thể khiến vết thương bị phù, gây cản trở thao tác cắt chỉ.
Nếu bạn sợ bị đau khi cắt chỉ vết thương; lời khuyên hữu ích là bạn nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Các bác sĩ và điều dưỡng nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và ít đau nhất khi thực hiện.
3. Nguyên tắc khi cắt chỉ vết thương, vết khâu
Nguyên tắc vô khuẩn
Hầu hết các quy trình và thao tác trong y tế đều phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn. Nguyên tắc này giúp đảm bảo môi trường an toàn, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn. Như vậy sẽ giúp ích cho sự hồi phục của bệnh nhân.
Trong suốt quá trình cắt chỉ, người thực hiện cần tuân thủ đầy đủ nguyên tắc này khi sử dụng, cầm, nắm các dụng cụ y tế; đặc biệt là những dụng cụ vô khuẩn. Cần thực hiện rửa tay và đeo găng theo đúng quy định. Một khi đã đeo găng, tránh chạm vào các đồ vật khác ngoài dụng cụ y tế vô khuẩn.
Chỉ khâu phía trên không được chui xuống phía dưới da
Yêu cầu của kỹ thuật cắt chỉ là không làm chỉ bị chui xuống dưới da. Nếu vô tình một đoạn chỉ bị tụt xuống dưới da, nó sẽ tương tự như một dị vật. Sau đó các mô xơ sợi sẽ bám vào đoạn chỉ gây nên vết sẹo lồi hay vết chai. Với những người có cơ địa nhạy cảm; đoạn chỉ có thể gây ra một số tình huống nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm mưng mủ ở vùng da đó.
Kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ sau khi cắt
Quy trình kiểm tra giúp đảm bảo các đoạn chỉ đều đã được cắt bỏ hoàn toàn. Sẽ không còn mối chỉ nào được phép sót lại dưới da.
Nhân viên y tế sau khi cắt chỉ sẽ đặt các mối chỉ lên miếng gạc trắng. Việc kiểm tra các mối chỉ sẽ thuận tiện và chính xác hơn.
Hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh
Một nguyên tắc đặc biệt quan trọng là hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh. Thao tác cần được thực hiện nhẹ nhàng và chuẩn xác; đồng thời không gây ảnh hưởng đến vết thương hoặc vùng da xung quanh.
4. Một vài khuyến cáo, lưu ý khi cắt chỉ vết thương
Có nên cắt chỉ vết thương tại nhà không?
Thực hiện cắt chỉ vết thương ở các phòng khám, bệnh viện sẽ nhận được sự chăm sóc tốt hơn. Ở những địa điểm này trang thiết bị và dụng cụ gần như luôn đầy đủ. Quy trình được tiến hành và theo dõi nghiêm ngặt. Bác sĩ và các nhân viên y tế đều có chuyên môn và kinh nghiệm.
Tuy nhiên, các dịch vụ cắt chỉ tại nhà lại đem đến sự thuận tiện và thoải mái cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân. Trên thực tế, một số dịch vụ tại nhà có chất lượng và hiệu quả không thua kém so với ở các bệnh viện lớn. Do đó, nếu muốn lựa chọn cắt chỉ ở nhà; bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn các dịch vụ uy tín, được người dùng trước đó đánh giá cao.
Cắt chỉ vết thương muộn có sao không?
Thời gian cắt chỉ theo chỉ định của bác sĩ thường sẽ là thời gian phù hợp nhất tạo thuận lợi cho sự hồi phục của vết thương. Nếu cắt chỉ muộn hơn 1-2 ngày so với khuyến cáo thì không phải vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, nếu để muộn đến 1-2 tuần thì các mô trong cơ thể sẽ bám vào chỉ khiến thao tác cắt chỉ, rút chỉ đều gặp khó khăn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn và còn có thể xuất hiện vết máu khi rút chỉ. Khả năng để lại sẹo lồi, sẹo xấu khi cắt chỉ muộn sẽ cao hơn.
Nghe theo khuyến cáo và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế
Khi tiến hành cắt chỉ; các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ cần bệnh nhân phối hợp để khai thác tìm hiểu thông tin liên quan đến vết thương và tình trạng sức khỏe. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra một vài hướng dẫn đơn giản và khuyến cáo trong quá trình thực hiện cắt chỉ. Bệnh nhân nên tuân theo những yêu cầu này để hạn chế đau đớn, giúp quy trình diễn ra thuận lợi, nhanh gọn và đạt hiệu quả cao như mong muốn.
5. Quy trình cắt chỉ vết thương, vết mổ dành cho bác sĩ, nhân viên y tế
5.1 Chuẩn bị người bệnh
Thông báo, giải thích
Nhân viên y tế thông báo và giải thích cho người bệnh về việc cắt chỉ sắp làm cùng các bước theo quy trình. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy an tâm, tin tưởng và tích cực hợp tác làm theo chỉ dẫn
Đánh giá tình trạng vết khâu
Thông qua việc hỏi bệnh, quan sát và khai thác hồ sơ; người cắt chỉ cần nhận định chính xác tình trạng vết khâu
Có ba nhóm thông tin cần xác định và đặc biệt lưu ý:
– Thứ nhất: Các thông tin liên quan đến việc hình thành vết khâu. Ví dụ như vị trí, nguyên nhân, cơ chế bị thương; vết thương sạch hay bẩn; vết thương bị dập nát hay sắc gọn; vết thương kiểu cắt sâu hay là lóc da; mức độ mất tổ chức phải kéo căng 2 mép vết thương; thời gian bị thương, thời điểm thực hiện khâu vết thương…vv
– Thứ hai: Các thông tin về cách thực hiện khâu vết thương. Bao gồm thông tin về mục đích khâu; kiểu khâu vết thương; số lượng các mũi khâu; loại chỉ đã được sử dụng…vv
– Thứ ba: Các yếu tố liên quan đến tình trạng hiện tại của vết khâu. Xem xét tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau ở vị trí chân chỉ; lượng và màu sắc dịch tiết; tình trạng da ở xung quanh vết khâu…vv
Dựa trên tình trạng vết khâu trước khi cắt chỉ; nhân viên y tế sẽ lựa chọn được phương pháp và dụng cụ phù hợp.
Đánh giá toàn trạng người bệnh
Toàn trạng của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương và đến việc tiến hành cắt chỉ.
Các thông tin cần được xác định như tuổi, tổng trạng (béo phì, suy dinh dưỡng, suy kiệt…), thân nhiệt, dinh dưỡng, các bệnh lý mãn tính, tiền sử dị ứng và các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng.
5.2 Chuẩn bị dụng cụ
Các dụng cụ cắt chỉ cần được chuẩn bị đầy đủ, phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn và quy định vô khuẩn. Dụng cụ chuẩn sẽ đảm bảo sự an toàn cho người bệnh, hỗ trợ thao tác cắt chỉ được tiến hành chuẩn xác và nhanh gọn.
Trước khi tiến hành cắt chỉ; cần xem xét và kiểm tra lại bộ dụng cụ để đảm bảo không bị gián đoạn trong khi thực hiện thao tác.
Bộ dụng cụ gồm có:
– Dụng cụ vô khuẩn: Kềm Kelly, nhíp không mấu, kéo cắt chỉ, chén đựng dung dịch sát khuẩn, bông gòn viên, gạc miếng y tế.
– Dụng cụ sạch: găng tay sạch, tấm lót không thấm, băng keo, kéo cắt băng, mâm đựng dụng cụ vô khuẩn.
5.3 Tiến hành kỹ thuật
Để mâm dụng cụ vô khuẩn nơi thuận tiện, gần vết thương.
Hướng dẫn người bệnh chuẩn bị tư thế phù hợp để bộc lộ rõ vị trí vết khâu. Như vậy sẽ giúp dễ dàng quan sát tình hình cũng như tạo sự thuận tiện khi thao tác cắt chỉ. Giữ cho người bệnh được kín đáo và thoải mái.
Đặt một miếng lót bên dưới để ngăn dịch vết thương dính vào ga giường hoặc quần áo người bệnh. Miếng lót đạt tiêu chuẩn sẽ chỉ có khả năng thấm hút ở một mặt.
Rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay nhanh, mang găng tay sạch.
Tháo băng bẩn (bằng kềm sạch hoặc găng tay sạch ). Nếu cần thiết thì rửa lại tay (rửa tay thường quy hoặcsát khuẩn tay nhanh) trước khi thực hiện bước tiếp theo.
Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn (hoặc mở bao gói bộ thay băng vô khuẩn)
Bật cáng kềm ra rìa khăn sạch rồi mới dùng tay lấy kềm. Sử dụng kềm để gắp và sắp xếp các dụng cụ vô khuẩn còn lại.
Sử dụng kềm giữ bông gòn đã được tẩm dung dịch để thực hiện sát khuẩn. Tuân thủ theo nguyên tắc sát khuẩn từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ xa đến gần. Thực hiện sát khuẩn trong phạm vi 5 cm quanh vị trí vết khâu.
Đặt gạc trắng y tế ở vị trí an toàn, gần vết khâu nhưng không đè lên chỉ.
Dùng kéo cắt từng mối chỉ nhẹ nhàng, tránh để chỉ bị chui xuống dưới da.
Gắp các mối chỉ đã cắt lên băng gạc trắng để kiểm tra mức độ nguyên vẹn của chỉ.
Sát khuẩn lại vết khâu (phạm vi 5 cm) và sử dụng băng gạc để băng miệng vết thương nếu cần.
Tháo găng tay, rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay nhanh.
Báo cho người bệnh biết việc đã xong. Để người bệnh nằm lại tư thế thoải mái.
Thu dọn dụng cụ mang về phòng, xử lý chất thải lây nhiễm đúng cách.
Rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay nhanh
5.4 Dọn dụng cụ
Ngâm ngập dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn – trả về chỗ cũ hoặc gởi đi tiệt khuẩn.
5.5 Ghi lại hồ sơ
Ghi chép hồ sơ đầy đủ, đúng quy trình sẽ giúp việc theo dõi tình trạng hồi phục của bệnh nhân chính xác và thuận tiện. Nếu gặp phải các tình huống bất thường; những thông tin trong hồ sơ sẽ giúp bác sĩ xác định tình huống và nhanh chóng đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Một số nội dung cần ghi: Ngày giờ cắt chỉ; Tình trạng vết khâu; Dung dịch, loại băng sử dụng; Phản ứng của người bệnh (nếu có); Có cắt chỉ hay mở kẹp; Nội dung giáo dục sức khoẻ cho người bệnh; Họ và tên người thực hiện.
6. Cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ
Vệ sinh vết thương
Thực hiện vệ sinh vết thương hàng ngày bằng muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn y tế.
Không nên sử dụng các loại thuốc lạ hoặc đắp thuốc lá dân gian lên miệng vết thương. Các loại lá và thuốc này có thể gây kích ứng, nhiễm trùng, làm vết thương nghiêm trọng hơn.
Dùng bông sạch thấm khô vị trí vết thương, sau đó có thể băng kín lại hoặc để hở tùy từng trường hợp
Hạn chế dính nước
Môi trường ẩm ướt gây nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều so với thông thường. Do đó, bạn không nên để vết thương bị dính nước. Nếu bạn muốn tắm, nên tắm nhanh, hạn chế sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có thể gây kích ứng. Tránh ngâm mình tắm bồn hay để nước dính vào vị trí vết thương quá lâu.
Tránh vận động mạnh
Vận động mạnh có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến vết thương. Nghiêm trọng nhất là làm vết thương bị rách và viêm nhiễm. Người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không quá sức. Nên sử dụng trang phục rộng rãi, thoải mái trong lúc vận động.
Không gãi, tác động lực trực tiếp lên miệng vết thương
Trong quá trình lên da non, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu dùng tay ma sát hoặc gãi sẽ làm vết thương bị trầy xước, không phục hồi theo đúng dự kiến.
Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe về chăm sóc vết thương, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân. Số điện thoại/Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân
Bài viết liên quan:
- Vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ được?
- Cách rửa và chăm sóc vết thương khâu tại nhà
- Cách thay băng vết thương đã khâu tại nhà như thế nào?
- Các dấu hiệu bình thường và bất thường của vết thương đã khâu?
- Khi bị vết thương không nên ăn những loại thực phẩm gì?
- Các kiểu khâu vết thương cơ bản và nguyên tắc khi khâu vết thương
- Cách rửa vết thương hở tại nhà
- Cách rửa vết thương bị bỏng tại nhà
- Áp xe là gì? Cách điều trị áp xe dưới da
- Những dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng và cách điều trị
Từ khóa » Cách Cắt Chỉ Khâu Thẩm Mỹ
-
Cách Cắt Chỉ Vết Thương, Mổ - Và Chăm Sóc Sau Cắt Chỉ - CPT Medical
-
Khâu Thẩm Mỹ Là Gì? Cách Khâu, Chăm Sóc Vết Thương Thẩm Mỹ
-
Làm Sao để Cắt Chỉ Vết Thương được May Thẩm Mỹ? - AloBacsi
-
Cách để Rút Chỉ Khâu Vết Thương - WikiHow
-
Khâu Vết Thương: Mất Bao Lâu để Chỉ Tự Tiêu? | Vinmec
-
Chỉ Khâu Vết Thương Làm Bằng Gì? Có Những Loại Nào? | Vinmec
-
Cắt Chỉ Vết Thương Khâu Thẩm Mỹ Trong Da - YouTube
-
Cắt Chỉ Mí Mắt Sau 5 Ngày Phẫu Thuật - YouTube
-
CẮT CHỈ VẾT KHÂU - Health Việt Nam
-
7 Ngày Sau Khi Cắt Mí Trên Mới Cắt Chỉ Có Muộn Quá Không, Có Dễ Gây ...
-
Vết Thương đã Khâu Sau Mấy Ngày Có Thể Cắt Chỉ được?
-
Tự Cắt Chỉ Tại Nhà Có Nên Không? Cách Rút Chỉ Khâu Vết Thương Ngoài ...
-
Tìm Hiểu Về Cắt Chỉ Vết Khâu | Trung Tâm Y Tế Yên Lạc