Catalogue Là Gì? Những đặc Trưng Cơ Bản Về Catalogue - Color ME

Catalogue là cách thức phổ biến nhất giúp khách hàng hiểu rõ về thông tin sản phẩm, là nhu cầu thiết kế lớn của các doanh nghiệp…Bởi vậy, cùng tìm hiểu Catalogue là gì nhé!

Catalogue là gì?

Catalogue (một số nơi gọi là Catalog) là một quyển tài liệu, ấn phẩm quảng cáo được phát hành và phân phối qua các hệ thống cửa hàng hoặc qua email của công ty. Thiết kế Catalogue bao gồm hình ảnh và các đoạn miêu tả thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp bởi công ty đó.

Catalogue là gì?

Catalogue mang tính chất dùng để tra cứu thông tin một cách kỹ lưỡng và đầy đủ nhất. Số lượng trang tối thiểu của một cuốn catalogue là khoảng 16-20 trang. Nếu số lượng trang chỉ khoảng 4 hoặc 6 trang, cuốn catalogue sẽ trở thành tờ gấp sản phẩm hoặc Brochure.

Tầm quan trọng của Catalogue

Mục đích của thiết kế catalogue chính là để những sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp bởi công ty được hiểu rõ hơn từ phía khách hàng. Do chất lượng cả về nội dung, hình ảnh lẫn việc in ấn ngày càng được cải thiện đáng kể, catalogue đang trở thành một trong những công cụ trợ giúp đắc lực cho bán hàng nói chung trên thị trường.

Người ta thường ví thiết kế catalogue cũng giống như thiết kế logo hay thiết kế name card. Đó là một công cụ để xác định và tập trung vào tăng nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả. Những người làm marketing chuyên sâu sẽ biết chính xác tầm quan trọng của một quyển catalogue ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu và cải thiện kết quả kinh doanh.

Tầm quan trọng của Catalogue

Một thiết kế catalogue đạt yêu cầu cần phải đáp ứng đủ hai yếu tố:

  • Thiết thực: Catalogue cần đem lại sự rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu cho người xem

  • Thu hút: Có hình ảnh, nội dung tốt, giấy in chất lượng cao, bố cục hiện đại sạch sẽ rõ ràng,..

Cấu tạo của Catalogue

Thiết kế catalogue được kết hợp bởi nhiều thành phần các nhau. Một số thành phần luôn được sử dụng như ảnh bìa trước, bảng nội dung, và ảnh bìa sau. Các thành phần khác phụ thuộc vào yêu cầu của dự án:

  • Ảnh bìa trước

  • Trang giới thiệu: Mô tả, quảng cáo

  • Bảng nội dung: phần, đề mục, số trang, các danh mục chính

  • Các trang: Thông tin, ảnh sản phẩm, dịch vụ

  • Trang cuối: Mô tả, quảng cáo, ghi chú

  • Ảnh bìa sau

Các định dạng chính của Catalogue

Có 2 định dạng chính cần phải lưu ý khi thiết kế catalogue để phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng. Cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Catalogue in ấn

Theo nghiên cứu chính thức, các thiết kế catalogue in ấn nói chung đạt hiệu quả vượt trội so với các ấn phẩm quảng bá khác. Những lợi thế dưới đây sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn:

Catalogue in ấn

  • Tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả

  • Thân thiện với người sử dụng

  • Dễ đọc dễ xem

2. Catalogue online

Ngày nay, có không ít các công ty chỉ sử dụng nền tảng digital để thiết kế và phân phối catalogue của mình với mục đích quảng bá sản phẩm.

Catalogue online

Thiết kế catalogue online thường được xuất bản dưới định dạng PDF, để nhanh chóng và dễ dàng gửi tới khách hàng. Lợi thế của catalogue online là không lo bị giới hạn về số trang cũng như chi phí phân phối rất rất thấp. Hơn thế nữa, việc chia sẻ và quảng bá catalogue cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần tải nó lên website của mình mà thôi. Nhược điểm của catalogue online có thể sẽ là khả năng tương tác trực tiếp với người xem sẽ bị giảm so với catalogue in ấn.

Mẹo thiết kế Catalogue Cơ bản

1. Màu sắc trong catalog cần phù hợp với nội dung.

Ví dụ: một thiết kế catalogue cho các cửa hàng thời trang cao cấp, thường phải khắc họa được sự thanh lịch bằng việc áp dụng màu sắc như vàng gold, bạc hay bạch kim. Ngược lại, thiết kế catalogue cho các sản phẩm đồ chơi thì cần thể hiện được yếu tố vui vẻ, áp dụng các màu sắc tươi sáng.

2. Không trộn lẫn các typeface

Bạn chỉ nên sử dụng từ 1 cho tới 2 font chữ thân thuộc nhất, tạo ra sự nhấn nhá trong cách thể hiện như bôi đậm hoặc in nghiêng chữ (bold và italic). Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một font chữ có chân cho phần tiêu đề và font chữ không chân cho phần thân đoạn, miễn sao trông chúng không quá rời rạc với nhau.

3. Hình ảnh

Catalogue của bạn cần sử dụng các hình ảnh có độ nét cao với ánh sáng ổn định và phông nền tùy biến khi có thể. Bạn nên sử dụng độ phân giải 300dpi cho hình ảnh của mình. Cân nhắc lựa chọn các dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp để giúp hình ảnh sản phẩm của bạn thu hút nhất có thể.

4. Tạo sự nhất quán trong thiết kế

Catalogue là một sản phẩm nằm trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Khách hàng sẽ nhận ra brand của bạn chỉ từ hình ảnh của sản phẩm, bố cục thiết kế, màu sắc, nếu catalogue của bạn được thiết kế nhất quán với hình ảnh thương hiệu.

5. Áp dụng các kỹ thuật về khoảng trắng trong thiết kế

Một trang thiết kế mà có quá nhiều thông tin sẽ khiến người xem cảm thấy mệt mỏi khi đọc chúng. Kỹ thuật về áp dụng khoảng trắng sẽ giúp cho mắt của người đọc được nghỉ ngơi, không cảm thấy bức bối khi theo dõi hết thiết kế của bạn.

6. Cân nhắc các chất liệu sử dụng cho catalogue.

Bạn có 2 sự lựa chọn – giấy đa năng hoặc giấy nền trơn để thiết kế cho catalogue. Giấy đa năng có ưu điểm là vô cùng nhẹ nhàng đem đi đem lại, còn loại giấy nền trơn kia thì có thể bảo vệ cho catalogue của bạn, có độ bền cao hơn.

7. Viết những phần mô tả sản phẩm thật thu hút

Phần mô tả của sản phẩm là nơi bạn đưa ra những thông tin thật chi tiết về thứ bạn đang giới thiệu. Các thông tin chính như giá cả, chất liệu, chất lượng cần được trau chuốt. Ngoài ra bạn cũng có thể viết một đoạn tips nhỏ hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng sản phẩm của bạn một cách hiệu quả.

8. Giữ cho thiết kế catalogue có sự thu hút

Một thiết kế catalogue thường có tối thiểu 8 trang cho 1 quyển. Hãy lưu ý điều này để khi bạn quyết định sẽ có bao nhiêu sản phẩm chính bạn đưa vào trong catalogue của mình. Khi tính toán số lượng trang thiết kế sử dụng, cân nhắc các khả năng người xem thu thập thông tin trên catalogue.

Lời kết

Trên đây là một số đặc trưng cơ bản về Catalogue mà các bạn có thể tìm hiểu. Và đừng quên tham khảo Khoá học thiết kế đồ hoạ của ColorME để trang bị thêm những kiến thức khác cho mình nhé!

Từ khóa » Catalog Sản Phẩm Là Gì