Câu 1 - Kể Tên Các Dạng Nam Châm Thường Gặp . Nêu Tính Chất Từ ...

Nam châm là gì?

Nam châm là một nguồn từ có hai cực: Bắc và Nam, và một  từ trường tạo từ các đường từ đi từ cực Bắc (N) đến cực Nam (S).

Sự tương tác của các cực từ cũng giống như tương tác giữa các điện tử: các cực cùng loại đẩy nhau và các cực khác loại hút nhau.

Tuy nhiên, có một sự khác nhau cơ bản giữa cực từ và điện tử là các cực từ bao giờ cũng xuất hiện thành từng cặp có cùng cường độ và khác loại. Nếu bẻ gãy một đầu cực của nó thì phần còn lại vẫn là một thanh nam châm với đầy đủ hai cực => Ta không thể tách cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm ra khỏi nhau cho dù thanh nam châm đã trở nên vô cùng nhỏ.

Trong cuộc sống hằng ngày, có thể nhận ra nam châm là các vật có khả năng hút và đẩy vật bằng sắt hay thép non. Trong từ học, nam châm là một vật có khả năng sinh một lực dùng để hút hay đẩy một từ vật hay một vật có độ cảm từ cao khi nằm gần nam châm. Lực phát sinh từ nam châm gọi là từ lực.

Nam châm có những loại nào?

1) Nam châm điện :

Ai phát minh ra nam châm điện?Nam châm điện lần đầu tiên được phát minh bởi nhà điện học người Anh William Sturgeon (1783-1850) vào năm 1825. Nam châm điện của Sturgeon là một lõi sắt non hình móng ngựa có một số vòng dây điện cuốn quanh. Khi cho dòng điện sinh ra bởi một pin nhỏ chạy qua, lõi sắt bị từ hóa và cảm ứng từ sinh ra đủ mạnh để hút lên được một hộp sắt nặng 7 ounce. Khi ngắt dòng điện, từ trường của lõi cũng biến mất

Nam châm điện cấu tạo như thế nào ?Nam châm điện gồm hai phần là cuộn dây tạo từ trường và lõi dẫn (khuếch đại) từ. Nam châm điện là một dụng cụ tạo từ trường hay một nguồn sản sinh từ trường hoạt động nhờ từ trường sinh ra bởi cuộn dây có dòng điện lớn chạy qua. Cảm ứng từ của nam châm điện được dẫn và tạo thành lớn nhờ việc sử dụng một lõi dẫn từ làm bằng vật liệu từ mềm có độ từ thẩm lớn và cảm ứng từ bão hòa cao. Khác với nam châm vĩnh cửu có cảm ứng từ cố định, nam châm điện có cảm ứng từ có thể thay đổi được nhờ việc điều khiển dòng điện chạy qua cuộn dây.

Tác dụng: xây dựng các động cơ điện và máy phát điện mà chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học và ngược lại; sử dụng trong các loa nghe mà có thể chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng âm; sử dụng trong các chuông điện; sử dụng trong các con tàu chạy bằng lực từ; sử dụng để phân loại các chất từ ​​tính  và phi từ tính từ các đống phế liệu; sử dụng trong màn hình TV, màn hình máy tính, điện thoại và máy ghi âm; sử dụng bởi các nhà máy cung cấp bánh kẹo hoặc đồ uống lạnh để tách nắp kim loại từ các lô hàng; sử dụng trong các cần cẩu; sử dụng trong tủ lạnh để giữ cho cánh cửa đóng kín; sử dụng quan trọng nhất của nam châm là la bàn từ tính được sử dụng để tìm phương hướng địa lý.

-Các dạng nam châm thường gặp: kim nam châm, nam châm thẳng, nam chăm hình chữ U,….

-Sự tương tác của nam châm: khi đặt hai nam châm gần nhau thì :

+ Các từ cực cùng tên thì đẩy nhau.

+ Các từ cực khác tên thì hút nhau.

Từ khóa » Các Loại Nam Châm Thường Gặp