Câu 1: Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì? Công Thức Tính Toán Tăng ... - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Luận Văn - Báo Cáo >
- Khoa học xã hội >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.76 KB, 44 trang )
Thông thường để đo tốc độ tăng trưởng của một quốc gia người ta thường dùng giá trị thực là vì giátrị thực có sự điều chỉnh sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong sự tính toán tăng trưởng danhnghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn do đó giá trị thực có ý nghĩa phản ánh tốc độ tăng trưởng nềnkinh tế tốt hơn giá trị danh nghĩaGiả sử GDP bình quân đầu người Việt Nam là 1100 đô la và GDP bình đầu người Thái Lan là 3500đô la. Cần bao nhiêu thời gian nữa thì chúng ta có thể đuổi kịp Thái Lan, khi tăng trưởng kinh tếViệt Nam khoảng 7%/năm và tăng trưởng kinh tế Thái Lan là 5%/năm?Gọi n là số năm để GDP Việt Nam bằngThái Lan, ta có phương trình như sau:11x1.07^n = 35x1.05^n35/11 = 1.07^n/1.05^n35/11=(1.07/1.05)^nLấy logarit hai vế phương trình, ta được:ln(35/11) = n.ln(1.07/1.05)n = [ln(35/11)/lin(1.07/1.05)]n = 61.34317786Vậy cần khoảng 62 năm để Việt Nam có thể đuổi kịp Thái Lan.Câu 2: Phát triển kinh tế là gì? So sánh tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?Phát triển kinh tế là gì?Có rất nhiều định nghĩa về phát triển kinh tế:- Trong thập niên 50 và 60, phát triển kinh tế được định nghĩa là gia tăng thu nhập bình quân đầungười. Mục tiêu của chính sách phát triển là tối đa hóa tăng trưởng GNP thông qua tích lũy vốn vàcông nghiệp hóa dựa vào thay thế nhập khẩu. Quan điểm này được hình thành trước viễn cảnh tốităm của xuất khẩu sản phẩm sơ cấp và thất bại của thị trường.- Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tếtrong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng)và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.(Nguồn: Kinh tế phát triển, tập I, trang 15, NXBTK.1999)- Phát triển kinh tế, hiểu một cách đầy đủ, thường bao hàm những thay đổi toàn diện hơn liên quanđến những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, thể chế.So sánh tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?- Tăng trưởng kinh tế, theo cách hiểu hiện đại, là việc mở rộng sản lượng quốc gia tiềm năng củamột nước, sự tăng lên không ngừng GNP tiềm năng thực (GNP thực – là GNP đã được điều chỉnhtheo sự thay đổi giá)GNP thực = GNP danh nghĩa – Giảm phát của GNP- Tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ và quy mô.+ Tốc độ tăng trưởng được tính bằng tỉ lệ phần trăm thông qua việc so sánh quy mô của haithời kỳ. Quy mô của thời kỳ sau so với thời kỳ trước càng lớn thì tốc dộ tăng trưởng càngnhanh.+ Quy mô được biểu hiện bằng số lượng tuyệt đối, còn tốc độ tăng trưởng được biểu hiệnbằng số lượng tương đối. Quy mô của thời kỳ sau so với thời kỳ trước càng lớn thì tốc độtăng trưởng càng nhanh. Nhưng không phải tốc độ tăng trưởng càng nhanh thì càng tốt.- Trong nền kinh tế, sự tăng trưởng chung thể hiện ở tốc độ tăng GNP và tốc độ tăng GDP, màchúng lại phụ thuộc vào tốc độ tăng giá trị sản lượng, sản lượng thuần túy của các ngành kinh tế.Nhưng tốc độ tăng trưởng của các ngành lại khác nhau theo những quy luật nhất định. Vì thế, trongtừng thời kỳ, nếu không đảm bảo đảm được các mối quan hệ có tính quy luật giữa các ngành, thì sẽgây rối loạn trong nền kinh tế, hạn chế sự phát triển chung của nền kinh tế.- Như vậy, ta thấy rằng: tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế, mặcdù rất quan trọng, nhưng chỉ mới là điều kiện cần của phát triển kinh tế. Điều kiện đủ của phát triểnkinh tế là trong quá trình tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm được tính cân đối, tính hiệu quả, tínhmục tiêu và tăng trưởng kinh tế trước mắt phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong tương lai.“Chúng ta không thể xem tăng trưởng kinh tế là mục đích. Chúng ta phải quan tâm đến tiến trìnhphát triển có thể cải tiến chất lượng cuộc sống và tự do”, (Amartya Sen )Câu 3: Phát triển bền vững là gì? Trình bày định nghĩa phát triển bền vững được chấp nhậnrộng rãi? Trình bày các lý thuyết kinh tế học về phát triển bền vững bao gồm trường pháiTân Cổ Điển, trường phái Luân Đôn, trường phái Hậu Keynes, trường phái Vật Chất vàNăng Lượng? Anh chị suy nghĩ gì về phát triển bền vững ở Việt Nam?Trả lời:1. Phát triển bền vững là gìPhát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phươnghại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.2. Định nghĩa phát triển bền vững được chấp nhận rộng rãi:Barbier và Markandya (1990) chia thành hai nhóm:Theo nghĩa rộng: phát triển bền vững liên quan đến ba khía cạnh: kinh tế, môi trường tựnhiên và xã hội.Theo nghĩa hẹp: phát triển bền vững về môi trường, nghĩa là khai thác tối ưu TNTN theothời gian. TNTN là một loại vốn có hai vai trò cơ bản đối với các hoạt động kinh tế: cung cấpnguyên vật liệu và hấp thu chất thải.Vai trò hỗ trợ sự sống không được xem xét ở đây.Hofkes (1996) đã đưa ra mô hình tăng trưởng trong đó đưa vào các yếu tố TNTN để từ đó cóthể tính toán mức khai thác tối ưu theo nghĩa bền vững về môi trường.Mô hình này chủ yếu dựa vào hàm sản xuất của các nhà kinh tế học Tân Cổ Điển.3. Các lý thuyết kinh tế học về phát triển bền vữngTân Cổ điển– Khả năng thay thế của vốn nhân tạo đối với tài nguyên thiên nhiên.– Tác động của thay đổi công nghệ đối với việc vượt qua những hạn chế về TNTN.– Giá cả của tài nguyên: Điều này thì dựa theo định luật Hotelling, cho rằng thặng dư (giá cảtrừ chi phí khai thác) của tài nguyên phải tăng bằng với suất chiết khấu để có thể đảm bảomức khai thác tối ưu.Trường phái Luân ĐônTrường phái này, mà hai đại biểu chính là Pearce và Turner.Về điểm duy trì nguyên trạng vốn tài nguyên theo giá trị thực, London School đã áp dụngkhái niệm tổng giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ môi trường, bao gồm: giá trị sử dụng (usevalue), giá trị tồn tại (existence value), giá trị lựa chọn (option value), giá trị lưu truyền (bequestvalue).Vai trò của tài nguyên đối với hoạt động kinh tế và tác động của các hoạt động kinh tế đốivới môi trường là rất không chắc chắn.Sự phát triển bền vững đòi hỏi phải duy trì nguyên trạng nguồn vốn TNTN.Duy trì nguyên trạng có thể hiểu theo nghĩa là giữ nguyên lượng tài nguyên ở dạng vật chất,hoặc theo giá trị thực.Điều này cho phép các thế hệ sau cũng có thể tiếp cận nguồn tài nguyên này, đồng thời phùhợp với quan điểm được chấp nhận rộng rãi rằng các giống loài khác cũng có quyền tồn tại cùng vớiloài người.Trường phái Hậu KeynesCác nhà kinh tế học sau Keynesian chỉ ra rằng rất khó đo lường nguồn vốn tài nguyên. Để cóthể đưa vốn tài nguyên vào hàm SX của kinh tế học Tân Cổ điển, cần phải gộp các loại tài nguyênkhác nhau thành một yếu tố sản xuất.Điều này đòi hỏi một đơn vị đo lường chung. Đơn vị đo lường bằng vật chất thì không thể, vìcác dạng vật chất thì khác nhau. London School cũng gặp vấn đề này nếu họ muốn duy trì cố địnhmột nguồn vốn tài nguyên được đo lường bằng tiền.Các hoạt động kinh tế không thể tạo ra hay phá hủy vật chất/năng lượng, mà chỉ có thể “sắpxếp lại” chúng. Kết quả là tất cả các vật chất và năng lượng được sử dụng sẽ được phát thải trở lạimôi trường dưới dạng phức tạp hơn.Trường phái Vật Chất và Năng Lượng– Có thể có đo lường vốn tài nguyên theo đơn vị vật chất/năng lượng.– Việc tái chế hoàn toàn là không thể do tính không thể phục hồi ở một số dạng năng lượng/vậtchất.– Ngay cả khi có thể tái chế và tái sử dụng 100% chất thải, thì trong một nền kinh tế tăngtrưởng, nhu cầu đối với tài nguyên sơ khai vẫn tăng.Daly (1990) đã đề ra bốn nguyên tắc thực tiễn để đảm bảo phát triển bền vững:– Cần phải hạn chế quy mô tiêu dùng của con người đến mức, nếu không phải là tối ưu, thìcũng phải trong giới hạn cho phép của sức tải của môi trường (carrying capacity).– Sự tiến bộ công nghệ cần phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài nguyên chứkhông phải gia tăng lượng tài nguyên được sử dụng. Ví dụ, nên sử dụng các bóng đèn tiếtkiệm điện hơn là xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân.– Đối với tài nguyên có thể tái sinh, có hai điều kiện đảm bảo phát triển bền vững: (1) mứckhai thác phải bằng mức tái sinh; (2) mức phát thải phải bằng với khả năng hấp thu của môitrường.– Đối với tài nguyên không thể tái sinh, cần phải duy trì mức tăng trưởng bằng với mức tái tạocủa các loại tài nguyên có thể tái sinh thay thế.4.Phát triển bền vững ở Việt NamPhát triển bền vững là yêu cầu cấp bách và xu thế tất yếu của toàn cầu. Việt Nam trong tiếntrình hội nhập, phát triển đã và đang tích cực hưởng ứng xu thế này và trong quá trình thực hiện đãđạt được những thành tựu sâu sắc (duy trì được sự tăng trưởng GDP liên tục với tốc độ khá cao vàtương đối ổn định, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập vào kinhtế toàn cầu, chỉ số phát triển con người HDI tăng liên tục, thực hiện tốt công tác xóa đói giảmnghèo,...).Tuy nhiên khi dựa theo Bốn nguyên tắc phát triển bền vững của Daly (1990) và so sánh vớiquá trình thực hiện tại Việt Nam ta có thể thấy một số điều bất ổn trong quá trình phát triển bềnvững tại Việt Nam như sau:– Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt vẫn còn bức xúc; tệ nạn xã hội cóchiều hướng gia tăng; ùn tắc và tai nạn giao thông còn nghiêm trọng; tham nhũng chưa bịđẩy lùi; chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề còn yếu kém vàchậm được cải thiện; các bệnh viện bị quá tải, chất lượng dịch vụ y tế còn thấp.– Ví dụ, nên sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện hơn là xây dựng thêm các nhà máy điện hạtnhân. Tuy nhiên đây chỉ là điều mà chính phủ khuyến khích, trên thực tế vẫn chưa thực hiệntốt vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồnlực còn hạn chế; lãng phí, thất thoát còn nhiều; hiệu quả đầu tư thấp. Tiêu hao nguyên liệu,năng lượng còn rất lớn.– Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng tài nguyên ở Việt Nam chưa thật hợp lý và tiết kiệm.Các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thươngmại còn lớn, lạm phát còn cao. Môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng.– Trước đây diện tích rừng che phủ là 43% nay chỉ còn 36%, tỷ lệ mất rừng bình quân là150.000 – 200.000 m2/ ngày, việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức khiến cho mực nướcngầm bị hạ thấp, kéo theo nguy cơ sự thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng...Nói tóm lại, phát triển bền vững có thể hiểu là sự tăng trưởng bền bỉ của phúc lợi vật chấtcủa con người, được hiểu là giữ vững tốc độ tăng trưởng về sản xuất lẫn y tế và giáo dục quamột thời gian dài. Khía cạnh thứ hai của phát triển bền vững liên quan đến sự tiến hóa của môitrường thiên nhiên vì những hoạt động kinh tế của con người. Trong nghĩa này, phát triển đượcxem là bền vững nếu tổng giá trị của môi trường thiên nhiên (vừa là phương tiện sản xuất vừa lànơi sinh sống) không suy giảm qua thời gian. Khía cạnh này, phù hợp với hai định nghĩa nêutrên, nhấn mạnh đến vai trò của môi sinh trong quá trình phân phối thu nhập và tài sản giữa cácthế hệ. Khía cạnh thứ ba của phát triển bền vững liên hệ đến cấu trúc và tổ chức xã hội. Từquan điểm này, phát triển được xem là bền vững nếu xã hội luôn giữ được khá ổn định và hàihòa. Nếu nghèo đói di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và nếu khoảng cách giàu nghèo càngngày càng tăng, xã hội không thể ổn định trong lâu dài. Để có thể thực hiện được những điềunày, hướng đến một sự phát triển bền vững thì chính phủ cần có những biện pháp phù hợp hơnnữa:Hướng đến thực hiện theo 4 nguyên tắc phát triển bền vững của Daly.– Nâng cao sự tự ý thức và nhận thức của các cá nhân, thu hút người dân tham gia nhiều hơnvề mặt xã hội.– Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng cao đồngthời nâng cao chất lượng tăng trưởng.– Phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, không ngừng nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từngbước và từng chính sách phát triển.– Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.Câu 4: Trình bày lý thuyết tăng trưởng của Rostow qua 5 giai đoạn?Theo Rostow, với tất cả các quốc gia theo thời gian phát triển qua 5 giai đoạn:1. XH truyền thống- SX nông nghiệp tự cung tự cấp- NS lao động thấp do công cụ thủ công- Tích lũy gần như bằng 0- Tăng sản lượng chủ yếu dựa trên việc mở rộng diện tích canh tác, xây dựng hệ thống thủy lợivà AD giống mới- Nền KT biến đổi chậm, cơ cấu KT là cơ cấu thuần nông2. Chuẩn bị điều kiện cất cánh- Những hiểu biết về khoa học – kỹ thuật bắt đầu được AD trong nông – công nghiệp- GD mở rộng và bắt đầu có những cải tiến phù hợp với yêu cầu phát triển- Nhu cầu đầu tư dẫn đến sự ra đời của ngân hàng và các tổ chức huy động vốn- Giao thương quốc tế thúc đẩy giao thông và thông tin- Vẫn còn năng suất thấp- Cơ cấu nông – công nghiệp3. Cất cánh- Bắt đầu giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định. Các thế lực chống đối và lực cản bị đẩy lùi- Huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết. Tỷ kệ tiết kiệm ít nhất là 10% NI (NationalIncome)- Nguồn vốn nước ngoài và KHCN có vai trò quan trọng- Công nghiệp (chế tạo) là đầu tàu, có tốc độ tăng nhanh- Lợi nhuận được tái SX, kích thích phát triển khu vực dịch vụ và đô thị- Khu vực nông nghiệp được thương mại hóa- Cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ4. Trưởng thành- Tỷ lệ đầu tư tăng liên tục, đạt khoảng 20% NI- Khoa học kỹ thuật được ứng dụng ở mọi mặt nền KT- Nhiều ngành công nghiệp mới phát triển- Nông nghiệp được cơ giới hóa, năng suất cao- Nhu cầu thương mại quốc tế tăng mạnh- Cơ cấu công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp5. Tiêu dùng cao- Thu nhập tăng nhanh, dân cư giàu có dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịchvụ cao cấp.- Cơ cấu lao động thay đổi: tăng tỷ lệ dân cư đô thị, lao động có tay nghề chuyên môn cao.- Các CS KT hướng vào phúc lợi XH- Thay đổi cơ cấu ko còn nhanhMô hình cho rằng: các thiếu hụt trong nghiên cứu này:- Vai trò ngành đi đầu là ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh và năng động nhất trong nền KT- Chỉ nhấn mạnh vào tăng trưởng, còn phát triển thì bỏ trống- Nhấn mạnh vào vai trò của viện trợ, đầu tư nước ngoài đối với TG thứ 3- Ko chú ý đến quan hệ CT – KT giữa các nước phát triển – chậm phát triểnCâu 5: Trình bày mô hình Harrod – Domar (hay còn gọi là mô hình 1 sự thiếu hụt)Mô hình tăng trưởng Harod-DommarTheo mô hình này mọi nền kinh tế đều phải dành một tỷ lệ thu nhập nhất định để bù đắp những haomòn của trữ lượng vốn đã đầu tư, còn gọi là khấu hao dự trữ vốn của nền kinh tế. Ngoài ra, nếu nềnkinh tế muốn thúc đẩy tăng trưởng tất yếu phải có đầu tư mới hay còn gọi là đầu tư thuần.Giả thuyết:+ Năng suất không thay đổi theo quy mô+ K/L không đổi+ Hàm sản xuất Y/L=f(K/L,1)K=∆K/∆LTỷ phần này gọi là chỉ số ICOR( incremental Capital Output Ratio) là số vốn đầu tư cần thiết để tạothem một đơn vị tăng trưởng trong thu nhập.Gọi g là tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng quốc gia thì:g= ∆Y/Y= (1/k)( ∆K/Y)Gọi s là tỷ lệ tiết kiệm(0
Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Công Thức
-
Tăng Trưởng Kinh Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Thực Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ?
-
HTCTTKQG – Tốc độ Tăng Tổng Sản Phẩm Trong Nước
-
Bài Tập Tính Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế - Memory Archive
-
Tăng Trưởng Kinh Tế - SlideShare
-
Công Thức Tính Tốc độ Tăng Trưởng? - TopLoigiai
-
Công Thức Tính Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế - Vinahi
-
Bài Tập Tính Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế - .vn
-
Cách Tính Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế - Nghiên Cứu Tài Chính
-
Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Thực (Real Economic Growth Rate) Là Gì ...
-
Công Thức Tính Tốc độ Tăng Trưởng - CungHocVui
-
[PDF] Tóm Tắt Phƣơng Pháp Tính Tốc độ Tăng Tfp Và đóng Góp
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì? Các Lý Thuyết Tăng Trưởng Kinh Tế?
-
Các Chỉ Số Tài Chính Vĩ Mô - VCBS
-
[PDF] Việt Nam Cần Những Gì để đạt được Khát Vọng Tăng Trưởng Dài Hạn?
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Năm 2020 Và Triển Vọng Năm 2021 (18 ...
-
[123doc] - Bai-tap-va-bai-giai-kinh-te-vi-mo-lam-phat-va-that-nghiep
-
Cách Tính Tốc độ Tăng Trưởng Bình Quân, Tăng Trưởng Hàng Năm ...
-
Nói Thêm Về Cách Tính GDP