Câu 31: Chiến Lược Kinh Tế Của Nhóm Nước Sáng Lập ASEAN

Chiến Lược Kinh Tế Của Nhóm Nước Sáng Lập ASEAN

Câu 31. So sánh các chiến lược kinh tế hướng nội và hướng ngoại của nhóm nước sáng lập ASEAN. Nội dung, thành tựu và hạn chế của từng chiến lược. Từ sự phát triển kinh tế của một số nước tiêu biểu trong khu vực để lại những bài học gì cho công cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam ngày nay ?

Hướng dẫn làm bài.

1) Chiến lược phát triển đất nước của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:

Nội dung Chiến lược hướng nội Chiến lược hướng ngoại
Thời gian Sau khi giành độc lập khoảng những

năm 50 – 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên thời điểm bắt đầu và kết thúc ở các nước không giống nhau…. Chiến lược này được thực hiện nhằm xóa bỏ sự nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Từ những năm 60 – 70 trở đi, được

thực hiện nhằm khắc phục hạn chế

của chiến lược hướng nội.

Nội dung Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu: đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, chú trọng thị trường trong nước. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm

chủ đạo : tiến hành mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung cho xuất khẩu và phát triển ngoại thương.

Thành tựu Đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân

dân trong nước, góp phần giải quyết

nạn thất nghiệp…(Thái Lan : sau 11

năm phát triển, kinh tế nước này có những bước tiến dài, thu nhập quốc dân tăng 19,6% trong những năm 1961 – 1966).

Làm cho bộ mặt kinh tế – xã hội các nước này biến đổi to lớn. Tỷ trọng công nghiệp và mậu dịch đối ngoại tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Đặc biệt Singapore đã trở thành “Con rồng” kinh tế nổi trội nhất Đông Nam

Á…

Hạn chế -Thiếu vốn, nguyên liệu, công

nghệ…

– Đời sống người lao động còn khó

khăn, tệ nạn tham nhũng quan liêu

tăng, chưa giải quyết quan hệ giữa

tăng trưởng với công bằng xã hội.

– Xảy ra cuộc khủng hOảng tài

chính lớn (1997 – 1998) song đã

khắc phục được và tiếp tục phát

triển.

– Phụ thuộc vào vốn và thị trường

bên ngoài quá lớn, đầu tư bất

hợp lí…

Chiến Lược Kinh Tế Của Nhóm Nước Sáng Lập ASEAN

Chiến Lược Kinh Tế Của Nhóm Nước Sáng Lập ASEAN

2) Từ sự phát triển kinh tế của một số nước tiêu biểu trong khu vực có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam ngày nay như : Nhạy bén với tình hình, đề ra chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn của nhà nước trong từng giai đoạn, tích cực hội nhập vào khu vực và thế giới, đầu tư cho yếu tố con người… 

Dạng câu hỏi tương tự : 

Nội dung, thành tựu và hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội và hướng ngOại của 5 nước sáng lập ASEAN. 

(Đề thi Tuyển sinh Đại học năm 2008)

Chuyên mục: Ôn Thi Lịch Sử Thế Giới

Thảo luận cho bài: Câu 31: Chiến Lược Kinh Tế Của Nhóm Nước Sáng Lập ASEAN

Bài viết cùng chuyên mục

  • Bài 12: Kế Hoạch Nava Và Sự Thất Bại Của Thực Dân Pháp ( 1953 – 1954)

  • Câu 94 (Hết): Xu Thế Phát Triển Của Thế Giới Hiện Nay

  • Câu 93: Mối Quan Hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Thế Giới 1 và 2

  • Câu 92: Những Sự Kiện Lịch Sử Ảnh Hưởng Đến XH Loài Người Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2

  • Câu 91: Liên Minh SEV, ASEAN và EEC

  • Câu 90: Các Sự Kiện Lớn Của Lịch Sử Thế Giới Những Năm 80

  • Câu 89: So Sánh Trật Tự Thế Giới Giữa Hai Thời Kỳ Theo “Oasinhtơn” và “Ianta”

  • Câu 88: Kinh Tế Của Liên Xô Và Mĩ Sau Chiến Tranh Thế Giới 2

Từ khóa » Nhóm 5 Nước Sáng Lập Asean Giai đoạn 1