Câu 8_ Trình Bày Những đặc Trưng Cơ Bản Của Nền Dân Chủ XHCN ...
Có thể bạn quan tâm
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thực tiễn ở việt nam.•Download as DOCX, PDF•11 likes•145,053 viewsCcanhpham123Follow
Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thực tiễn ở việt nam.Read less
Read more1 of 7Download nowDownloaded 365 timesMore Related Content
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thực tiễn ở việt nam.
- 1. Câu 8. Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; liên hệ với quá trình đổi mới nền dân chủ ở nước ta hiên nay I. Khái niệm: - Dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp công nhân với hệ thống chính trị tương ứng mà đặc trưng cơ bản là thừa nhận quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, của quảng đại quần chúng nhân dân lao động. - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một tập hợp các thiết chế nhà nước, xã hội được xác lập, vận hành và từng bước hoàn thiện nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế, ngày càng đầy đủ các quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, của các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác và của toàn xã hội. II. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: Thứ nhất, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang tính lịch sử. Mọi nền dân chủ đều mang tính lịch sử, bởi nó ra đời trong những điều kiện và tiền đề chính trị xác định, tồn tại biến đổi trong mối quan hệ biện chứng với những cơ sở kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội xác định. Trong đó, những lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp công nhân giữ vai trò chi phối, quyết định đến bản chất, các hình thức và phương thức thực thi quyền lực
- 2. chính trị chủ yếu của nền dân chủ. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh về tay giai cấp công nhân, xác lập bộ máy nhà nước của giai cấp công nhân do đảng cộng sản lãnh đạo, hình thành và xác lập hệ thống các thiết chế chính trị chủ yếu, bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tất yếu trải qua các giai đoạn cơ bản như sau: thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, các điều kiện, tiền đề của chủ nghĩa cộng sản được từng bước xác lập và củng cố, theo đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng từng bước tự phủ định mình, từng bước tự tiêu vong. Thứ hai, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất giai cấp của giai cấp công nhân, đồng thời là nền dân chủ đại chúng, dân chủ cho đại đa số. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân, là nền dân chủ đại chúng, cho đại đa số nhân dân lao động. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản, được xây dựng trên cơ sở phát huy, thể hiện ngày càng đầy đủ, trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân mà nòng cốt là liên minh của giai cấp công nhân với quảng đại
- 3. quần chúng nhân dân lao động. Cùng với quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, khối liên minh này ngày càng đông đảo, ngày càng trở thành nền tảng của giai cấp công nhân.Đó chính là động lực xã hội cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa và là chủ thể của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ có tính chất dân tộc, đồng thời lại mang tính nhân loại. Nền dân chủ có tính dân tộc bởi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trước hết trong long từng quốc gia dân tộc, trên cơ sở văn hóa xã hội chủ nghĩa với nội dung tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn cần trở thành phổ biến trong mọi quốc gia dân tộc, ngay từ khi ra đời trong từng quốc gia dân tộc, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã là nền dân chủ mang tính phổ biến, tính nhân loại. Điều đó thể hiện trước hết ở chỗ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên các lập trường, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac – Leenin, hệ thống lý luận cách mạng – khoa học, phản ánh một cách đúng đắn, chính xác vai trò sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
- 4. Thứ tư, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cuối cùng trong lịch sử - là nền dân chủ tự tiêu vong. Nền dân chủ là sản phẩm của cuộc cách mạng xã hội, mang bản chất của giai cấp thống trị là những giai cấp đại diện cho chế độ sở hữu tư nhân, có lợi ích chính trị cơ bản đối lập với lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lao động, với lợi ích chính trị chính đáng của dân tộc và của toàn xã hội. Do vậy, sự phát triển khách quan của sản xuất, kinh tế kéo theo những phát triển tương ứng trong chính trị…tất yếu dẫn đến sự bị diệt vong của những nền dân chủ ấy. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sản phẩm tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Nền dân chủ xã hội ấy thống nhất về lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp công nhân với lợi ích chính trị của nhân dân lao động, với dân tộc và toàn xã hội. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước ngày càng nhiều và càng có hiệu quả. III. Quá trình đổi mới nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ lâu
- 5. dài và trọng yếu, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.Ở nước ta quá trình đổi mới nền dân chủ có những đặc điểm sau: Thứ nhất, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay là chế độ dân chủ đầu tiên trong lịch sử chính trị của Việt Nam.Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2 tháng 9 năm 1945 là khởi đầu cho chế độ dân chủ đầu tiên ở Việt Nam. Bởi trước đó các chế độ phong kiến và thực dân nữa phong kiến đã kéo dài trong đời sống chính trị- kinh tế- xã hội Việt Nam.Trong thời kỳ này người dân không có quyền tham gia đời sống chính trị của đất nước và không thể áp đặt ý chí, nguyện vọng sống của mình vào hệ thống chính trị phong kiến và thực dân nữa phong kiến. Đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 chế độ dân chủ đầu tiên ấy của Việt Nam đã mang lại cho con người những quyền cơ bản nhất như quyền sống. Đó là quyền làm công dân của một nước độc lập tự do, quyền tham gia vào đời sống chính trị và nhiều quyền lợi khác,… Thứ hai, chế độ dân chủ đầu tiên của Việt Nam được xác lập thông qua quá trình đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc với xương máu, trí tuệ của nhiều thế hệ người Việt Nam chứ không phải thông qua con đường dân chủ nghị trường như nhiều nước khác trên thế giới. Trên thực tế của lịch sử chính trị Việt Nam thế kỷ XX, đất nước có độc lập, tự do thì con người, xã hội
- 6. mới có dân chủ, cộng hòa. Nhiều thế hệ của người Việt Nam hiểu được rằng điều quan trọng nhất là độc lập, tự do- không có gì quý hơn độc lập, tự do. Vì thế, những quan niệm về quyền và nghĩa vụ của công dân, những thiết chế và cơ chế thực thi dân chủ của Việt Nam đều được triển khai trên tinh thần ấy. Việt Nam chỉ có thể đạt được tự do, dân chủ khi đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập và công dân thoát khỏi số phận của người nô lệ mất nước. Thứ ba, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trình độ cao của quá trình phát triển dân chủ.Quá trình xây dựng và phát triển nền dân chủ ở Việt Nam phải luôn hoàn thiện, phải kết hợp giữa tiêu chí và thực tế để nền dân chủ của ta được trọn vẹn. Bởi Việt Nam xây dựng chế độ dân chủ XHCN trong bối cảnh đặc thù của nền kinh tế sản xuất nhỏ, chậm phát triển, phải khắc phục hậu quả chiến tranh,…hiển nhiên Việt Nam chưa thể có ngay một nền dân chủ hoàn thiện. Thứ tư, nguyên tắc nhất nguyên chỉ có một giai cấp lãnh đạo nền dân chủ thông qua chính đảng của nó, là phù hợp với quá trình phát triển của Việt Nam.Với nguyên tắc tập trung trong chế dộ dân chủ là điều kiện cần để thực hiện dân chủ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhiều giá trị của dân chủ được hiện thực hóa: người dân có quyền mưu cầu
- 7. giàu có, hạnh phúc, được tạo điều kiện phát triển mọi mặt theo hướng dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên Đảng ta cũng thấy rõ những nguy cơ tha hóa, biến chất nên dân chủ XHCN trong điều kiện một đảng cầm quyền. Thứ năm, quá trình phát triển dân chủ ở Việt Nam là kết quả của toàn bộ hệ thống chính trị, toàn dân cùng tham gia.Các chủ trương, chính sách liên quan tới quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị - xã hội Đảng ta là người khởi xướng. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị được đặt trọng tâm vào đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh dân chủ hóa trong Đảng, cải cách hành chính Nhà nước và cải cách tư pháp. Như vậy, Việt Nam phát triển dân chủ với những sắc thái và cách làm riêng của mình; chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt cũng là một nguyên tắc của dân chủ hiện đại. Có thể, chính từ những cái riêng này, Việt Nam sẽ có đóng góp tích cực vào cái chung của nền dân chủ của nhân loại.
Từ khóa » đặc Trưng Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam
-
Và Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa
-
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ...
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam Theo Tinh ...
-
Phát Huy Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam Hiện Nay
-
8 đặc Trưng CNXH Mà Nhân Dân Ta đang Xây Dựng | Chính Trị
-
Dân Chủ Và Thực Hành Dân Chủ Trong điều Kiện Một đảng Cầm Quyền ...
-
Dân Chủ Là Bản Chất Của Chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa
-
Về đặc Trưng Của Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Dự Thảo Cương Lĩnh Xây ...
-
Những đặc Trưng Thể Hiện Tính ưu Việt Của Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa ...
-
Tính ưu Việt Của Chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Nhân Dân Ta đang Xây Dựng
-
Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Của Đảng - Không Thể Phủ Nhận Thành ...
-
Dân Chủ Là Bản Chất Của Chế độ Xã Hội Chủ ... - Truyền Hình Hải Dương
-
Phát Huy Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam Theo Tinh Thần Nghị ...
-
Dân Chủ Là Bản Chất Của Chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa - Công An Nhân Dân