Câu Cá Diếc Rất Khó Hay Dễ

Tĩnh tại, thư giãn, không ồn ào, vất vả là cảm nhận chung của rất nhiều người khi nói về cái thú câu cá Diếc. Có lẽ hầu hết những người yêu thích câu cá diếc, trong cuộc sống họ đều là những người hiền lành, nhạy cảm, và ít nhiều tinh tế. Câu cá diếc thực sự là một cách thư giãn, và so sánh nghe có vẻ buồn cười, nhưng nó cũng như một cách thiền tịnh.

Cá diếc thường được câu vào mùa thu năm trước đến mùa xuân năm sau. Những ngày mùa thu khi trời se lạnh bởi gió heo may, mây còn giăng đầy sau những trận mưa ngâu. Những ngày đông sau những trận gió bắc cồn cào, trời một màu xám, lạnh nhưng không giá. Hay những ngày xuân ấm áp, phảng phất những cơn mưa bụi; đó là những thời điểm câu cá diếc thích hợp nhất.

Thường thì ai cũng cho rằng ngày đông giá lạnh đi câu cá khó được cá. Trên thực tế hiện nay dường như đi câu cá vào mùa lạnh vẫn câu được cá như mùa nóng với loại hình câu hồ dịch vụ. Câu cá diếc mùa đông là một thú vui tao nhã của giới cần thủ.

+ Thính câu cá diếc:

Cá diếc có thói quen ăn mồi gần giống cá chép. Để câu cá diếc hiệu quả và đơn giản, mồi câu cá diếc cũng cần phải hấp dẫn. Trộn thính làm mồi câu bạn có thể dùng những nguyên liệu sau:

  • Cám xay
  • Rang vàng
  • Trộn với đất tại chỗ câu

Trộn tất cả lại với nhau, thêm một ít mè làm tăng mùi thơm, trộn cho đến khi hỗn hợp sánh đều và có mùi thơm rang là được. Cá diếc dễ bị hấp dẫn bởi các mùi thơm của con mồi và chúng có thể táp bất cứ lúc nào.

+ Câu cá diếc bằng mồi bột:

Nguyên liệu: 2/3 gói diếc chép Phú Thành + 1/2 gói số 9 Phú Thành + 1/4 gói bột tôm nhật thơm (có thể thay bằng tôm nam cực, tôm sống xay).

Chế biến: Tất cả hỗn hợp trên trộn đều với nước tỷ lệ 1:1.

Bên cạnh đó, mồi câu cho cá diếc thường được sử dụng chính là trùng đỏ (hay còn gọi là giun đỏ). Giun đỏ đào chỗ đất xốp ẩm sau chuồng gia súc, vườn rau, bụi chuối… Giun quế thì giờ rất sẵn, bán đầy tiệm đồ câu, mua một hộp mười ngàn thì câu thoải mái.

Hướng dẫn chi tiết cách câu cá diếc: 

+ Kỹ thuật câu cá diếc hiệu quả:

Theo cách câu truyền thống, người ta thường chọn cần câu bằng trúc thẳng và mềm, dây cước cũng rất nhỏ và mềm được buộc một lưỡi câu nhỏ có ngạnh, phía trên lưỡi câu khoảng 3 cm được gắn mẩu chì nhỏ; phao bằng lông gia cầm màu trắng.  Mồi câu là loại giun đỏ và nhỏ (thường được nuôi bằng phân trâu mục). Mồi nhử là cám rang.

Cách câu cá diếc hiện đại cũng hiệu quả hơn, đó là câu tay thẻo đôi kiểu Đài Loan (câu Đài), trừ trường hợp gặp chỗ nước quá nông. Sở dĩ chỗ nước nông không nên áp dụng câu Đài, là vì phao kiểu câu Đài hơi dài (từ 20cm – 40cm). Tuy nhiên, cá diếc ưa chỗ nước sâu từ 1m trở lên, nên nói chung câu Đài rất hiệu quả. Cá diếc hay đi theo đàn, rất thường xuyên câu lên cả đôi cá, mỗi con nuốt một lưỡi câu. Một ưu điểm nữa khi câu Đài, là vê mồi nhanh hơn, sạch sẽ. Con cá diếc, giống như cá chép, mồm chúng luôn hớp hớp tạo chênh lệch áp suất, tạo ra một lực hút như dòng chảy để thức ăn tự chui vào mồm chúng, khi vào mồm rồi con cá sẽ nhằn những vật cứng hoặc những thứ mà chúng không thích ra, chỉ giữ lại những thứ hợp khẩu vị chúng. Thường lúc đó chúng sẽ ngửa đầu thả bong bóng và để dễ nuốt mồi vào bụng, đó là lý do tại sao cái phao bềnh lên. Còn những cái nhún nhè nhẹ của phao chính là lúc lực hút chưa đủ kéo miếng mồi vào miệng con cá, miếng mồi chỉ khẽ đung đưa, khiến cái phao lay động.

Chú ý lưỡi câu cá diếc mùa đông:

Mùa lạnh câu hiệu quả nhất là câu lưỡi đơn, câu Lục, vì độ nhạy cao, còn câu lăng-xê chỉ đánh hiệu quả ở những khu xuối nước chảy xiết ở các vùng núi cao phía bắc, đánh các loại cá Chày, rói…

– Câu Lục: Lục bềnh mùa này có hiệu quả hơn, vì độ nhạy phao cao. Mùa lạnh, cá ăn mồi rất nhẹ nhàng, phao nháy rất khẽ, nên phao chì phải nhạy, để dễ phát hiện, Lưỡi lục nên dùng cỡ lưỡi từ 6-12 tuỳ theo Hồ câu và cá muốn câu. chọn phao to nhỏ, cân theo chì lục, cước Nhật nên chọn loại 0.3 – 0.4, lực giật lục rất mạnh, cành lục nên chọn loại hơi có độ cứng 1 chút, khi vụt lục mới có độ đóng lưỡi sâu, ko bị bong cá to.

– Câu đơn: mùa này câu đơn cũng rất hiệu quả, dùng Phao tiêu chuẩn nhạy nhất là phao số 3, loại phao này thì chọn viên chì bằng hạt đỗ đen, như vậy là cân bằng phao, lưỡi câu số 1 (bắt cá từ 0,3 – 6 kg) đường link để dài 6 cm là nhạy nhất, cân chì chìm sát đáy, cước 0.3 Nhật.

– Câu đơn cần tay: dùng bầu phao = nhựa (tăng độ nhạy), cần máy dùng bầu phao = gỗ (để có thêm độ nặng khi búng lưỡi cần máy) chì nặng sẽ tỉ lệ thuận với việc giảm độ nhạy và hiệu quả khi câu.

+ Hướng dẫn cách chọn địa điểm câu cá diếc:

Dựa trên đặc tính của loài cá này, người đi câu có thể thả cần tại các địa điểm có nhiều cỏ, bèo hay đáy bùn. Đồng thời, chọn câu ở vị trí gần bờ, sâu khoảng 1 – 1,5m là đẹp.

Bạn cũng nên chọn những điểm câu êm, tránh xa các điểm có dòng nước chảy xiết. Quan trọng hết là nên xác định chính xác nơi kiếm ăn thường xuyên của loài cá này để gia tăng hiệu quả đi câu. Cá diếc vốn ưa nước sạch, nên nước ô nhiễm là chúng không sống nổi.

Về cơn bản, cá diếc cùng là họ hàng với cá chép, từ hình dáng cho đến đặc tính kiếm mồi, sinh sản, đều khá giống nhau. Cá diếc nhỏ hơn cá chép, màu trắng, không có râu, nhưng chúng hay sục mồi ở đáy bùn, ăn rễ cây, thủy sinh thân mềm, phù du, vụn ngũ cốc… Vì thế dễ hiểu là mồi bột câu cá chép hoàn toàn có thể câu cá diếc, và ở một số ao hồ, mồi bột còn hiệu quả hơn mồi giun.

Cá diếc thường chỉ bằng ba đến bốn ngón tay, loanh quanh một vài lạng, con to nhất cũng chỉ to hơn bàn tay. Nhưng thật kỳ lạ, niềm vui đơn sơ mà nó đem lại cho những người câu cá thì không hề nhỏ.

(ST)

Từ khóa » Cá Chép Diếc