Câu Cá Một Thú Vui Tao Nhã | .vn
Có thể bạn quan tâm
Tấp xe vào một quán nước nho nhỏ, chị Hà -chủ quán cho biết, chị mở quán nước ở đây lâu rồi, chủ yếu là phục vụ cho những người câu cá ở hồ Kỳ Lân này. Trước đây, cứ vào dịp cuối tuần mới có khách tới câu nhưng bây giờ thì chẳng kể. Bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng có khách tới câu với đủ mọi lứa tuổi.
Chỉ tay về một vị "khách ruột", chị Hà nói, bác Huyến khá cao tuổi rồi, nhưng bác rất hay đi câu và bác cũng là tay câu "sát" cá lắm. Nhẹ đi tới nơi bác Huyến đang câu, đúng lúc bác giật chiếc cần câu đầy điệu nghệ, một chú cá khá lớn háu ăn nên mắc câu đang vùng vẫy, bất lực. Bác Huyến phấn khích bảo, từ ngày về hưu, hầu như ngày nào bác cũng dành khoảng thời gian rảnh rỗi để đi câu. Giờ thì có nhiều nơi để câu lắm, nhưng bác quen với hồ Kỳ Lân này rồi. Ra hồ ngồi câu, chờ cá là khoảng thời gian thú vị nhất.
"Đó là lúc tôi ngược thời gian nhớ lại những tháng năm xưa. Ngày xưa cha tôi cũng hay đi câu lắm. Nhưng các cụ ngày xưa đi câu nặng về áp lực kiếm chút thực phẩm cải thiện bữa ăn hơn là chỉ để giải trí. Cứ vài ngày không có món gì tươi tươi cho đàn con là ông cụ lại đào ít giun trong vườn rồi xách cần đi câu. Chả hiểu do cụ sát cá hay thời ấy cá đồng nhiều mà chỉ đi một loáng, ông cụ đã xách về cả xâu cá tươi rói với những câu chuyện rôm rả cả đoạn đường làng"- bác Huyến nói vậy.
Bác Huyến bảo, thực ra, bác đi câu cũng chỉ là kiếm chỗ yên tĩnh mà thỏa sức thư giãn thôi. "Nhưng chẳng lẽ, cứ vác cần đi câu rồi lại vác cần về không? Ngày nào cũng vậy có mà "mất mặt" với bà nhà tôi lắm. Vậy là tôi dành thời gian giao lưu kinh nghiệm với những người có thâm niên câu cá, được họ chia sẻ những bí quyết hữu ích để câu được cá"- bác Huyến hóm hỉnh. Bác Huyến chia sẻ, muốn câu được cá thì có nhiều yếu tố cần phải lưu ý nào là thời tiết, thời điểm, dòng chảy… như vậy vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát, đặc biệt là sau cơn mưa, trời hửng sáng, không khí mát mẻ là thời điểm tốt nhất để câu được nhiều cá. Nếu câu cá ở sông thì người câu chọn ngày nước kém, nếu câu ở ao, hồ thì chọn ngày nước lớn sẽ có cá to. Ngoài ra, các yếu tố khác như cần câu, lưỡi câu, phao câu, tập tính ăn mồi của cá, hay mồi câu cũng rất quan trọng.
Cách chỗ bác Huyến ngồi câu không xa là vị trí câu của anh Hưởng ở phường Ninh Phong. Anh Hưởng làm việc cho một công ty dược khá lớn trên Hà Nội. Công việc căng thẳng, bận rộn với hàng loạt nỗi lo về định mức, khách hàng… vậy nên, một cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả nhất mà anh Hưởng rất yêu thích đó là đi câu vào dịp cuối tuần. Anh Hưởng bảo, tôi chỉ về Ninh Bình vào dịp cuối tuần. Và chiều nào tôi cũng ra đây câu. Đi câu chủ yếu là để trốn… nhậu với đám bạn thôi.
Đi câu chẳng ảnh hưởng đến ai, chẳng hại sức khỏe mà tinh thần lại thoải mái. Ngồi trên bờ nhìn mênh mông trời - nước, chờ cá đớp mồi thấy lòng mình thanh thản. Mỗi lần câu đều có cảm xúc, nhất là lúc cá cắn câu, nhưng nhiều hôm ngồi cả buổi chẳng có con nào nhưng vẫn thấy vui. Có những lần câu cá nhỏ thì tôi thả lại vào hồ, chứ không mang về. Mà đi câu nhiều, nhưng tôi lại không thích ăn cá. Trừ khi câu được con cá to thì mới gọi bạn bè đến… nhậu một bữa.
Cũng theo lời anh Hưởng, kỹ năng đầu tiên của một người đi câu đó là phải có phản xạ tốt. Ai cũng biết, khi cá đớp mồi thì cần câu rung nhưng nếu không có kỹ năng thì chỉ có mất mồi. Cái cách giật cá cũng phải thật điệu nghệ, nếu không cá sẽ rơi trở lại nước. Thỉnh thoảng, để "đổi gió" đội câu chúng tôi rủ nhau vào tận Thung Nham, thậm chí về tận Đá Hàn (Gia Viễn) hoặc lên Nho Quan để câu.
Thường thì khi câu ở hồ Kỳ Lân, tôi chỉ dùng cần trúc. Nhưng khi đi câu xa, chiếc cần trúc trở nên không phù hợp thì chúng tôi lại lựa chọn những khẩu cần câu màu đen có xuất sứ từ Trung Quốc. Loại này rất tiện lợi do nhẹ, dẻo và khi câu thì rút cần dài ra rất tiện. Những người câu cá nghiệp dư như chúng tôi chỉ mang một chiếc cần ra sông gọi là hóng mát. Nhưng những người nghiện câu thì xách từ 5-10 cần đủ loại.
Cùng chung niềm đam mê, song khác với dân thành thị, người dân quê câu cá đơn giản hơn nhiều. Cũng chẳng phải mất tiền để vào câu ở những ao hồ với đủ đầy dịch vụ, mà đơn giản chỉ là câu ở một khúc sông, một con ao nhỏ. Cần câu cũng chẳng quá công phu, mà thường do người câu tự vót từ cây tre đực già, được uốn dẻo rồi treo gác bếp cho vàng óng. Chiếc dây câu mộc mạc bằng cước và mồi câu là những chú giun. Những người "say" câu thì còn câu cá vào cả ban đêm.
Anh Hiệp ở xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn cho biết, trước đây, chúng tôi hay đi câu cá chuối, nhưng giờ cá chuối ít, nên tối chuyển sang câu cá trê vào buổi đêm. Ban ngày còn bận nhiều việc của nhà nông, vậy nên buổi tối là khoảng thời gian thư thái để làm việc mà mình thích, mặt khác nếu hôm nào gặp may thì cũng có mớ cá ngon để mang đi chợ bán. Cá đồng bây giờ được nhiều bà nội trợ lựa chọn vậy nên câu cá với tôi không chỉ là thú vui mà thực sự còn là cách để kiếm thêm thu nhập. Sau khoảng lặng đi câu ấy, bao gánh nặng lo toan dường như được trút bỏ.
Đào Hằng
Từ khóa » Hồ Câu Cá Ninh Bình
-
Câu Cá Trôi ở Hồ Thung Hiên - Ninh Bình - Vũ Môn Fishing
-
Hội Câu Cá Ninh Bình | Facebook
-
Hồ Câu Cá Tự Nhiên Ninh Bình - Home | Facebook
-
CÂU CÁ NINH BÌNH - TẬP 1 - YouTube
-
CÂU CÁ NINH BÌNH: TẬP 2 - HỒ CÂU DŨNG TRỌC - YouTube
-
Thích Câu Cá Ninh Bình - YouTube
-
CÂU CÁ TRÔI NINH BÌNH: Nghe Rít Cước Phêêêêêêêêê!!! - YouTube
-
Hồ Câu Cá Rô Đồng La Phù Ninh Khang Hoa Lư Ninh Bình
-
Hồ Yên Thắng Ninh Bình - Địa điểm Lý Tưởng Cho Ngày Cuối Tuần
-
Bán đồ Câu Cá Tại Ninh Bình, đại Lý Cần Câu Cá Tại Tỉnh Ninh Bình
-
Hồ Yên Thắng - Wikiwand
-
Câu Cá Ngoài Hồ - Ảnh Của Tam Coc Rice Fields Resort, Ninh Bình
-
Câu Cá Chép Ninh Bình - Hoiquanbancau
-
Hồ Yên Quang – Wikipedia Tiếng Việt