Câu Cách đáy Và Câu Phản đáy Khi Câu Lửng - Vietnam Fishing

Câu cách đáy và câu phản đáy là gì? Đặc điểm nổi bật của hai hình thức câu này là gì? Nội dung chi tiết sẽ được Vietnam-fishing.com giải thích chi tiết thông qua bài viết bên dưới.

Dễ dàng nhận thấy, các cần thủ hiện nay thường ưu tiên sử dụng phương pháp câu đáy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hình thức câu lửng có khi sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho cần thủ.

Với nội dung chi tiết mà bài viết đem đến, anh em sẽ biết rõ hơn về hai cách câu thường gặp là “ câu cách đáy” và “câu phản đáy’.

Câu cách đáy

Câu cách đáy là gì?

Chắc hẳn anh em đã từng nhiều lần nghe đến phương pháp “câu lửng”, thực chất đây là một khái niệm để ám chỉ phương pháp “câu cách đáy”.

Đây là một cách câu đơn giản, người đi câu chỉ cần tìm đáy cho đường câu, đo thử độ sâu nước bao nhiêu, sau đó thả phao xuống để mồi câu treo lơ lửng trên mặt nước là xong.

Vậy, nên móc mồi câu lơ lửng cách đáy bao nhiêu là thích hợp?

Đối với những loại cá ở tầng đáy như cá chép, cá diếc thì cần thủ chỉ cần móc mồi câu cách đáy khoảng 5-10cm là được. 

Tuy nhiên, với những ai muốn câu cá mè thì cần căn cứ vào tình hình thực tế, địa hình câu để xác định chính xác khoảng cách này.

Nên sử dụng phương pháp câu cách đáy khi nào?

Vậy, lúc nào chúng ta nên sử dụng phương pháp câu cách đáy để đạt được hiệu quả cao nhất?

Để trả lời cho thắc mắc này, các Cần thủ cần nhận biết được các trường hợp cụ thể như:

Khi áp suất không khí thấp, nhiệt độ cao, độ hòa tan oxy trong nước thấp

Đối với trường hợp này, khi độ hòa tan oxy trong nước thấp sẽ khiến cá phải trồi lên để tìm kiếm oxy, lúc này áp dụng phương pháp câu cách đáy sẽ rất hiệu quả.

Nhất là đến mùa hè, có khi gặp phải thời tiết nóng nực lại không có gió, lúc này áp suất không khí vô cùng thấp mà nhiệt độ nước lại cao khiến cho lượng oxy trong nước bị thiếu hụt trầm trọng, cá sẽ tìm cách trồi lên trên để thở. Lúc này ta kéo phao xuống dưới khoảng 10cm, chắc chắn sẽ thu hoạch không ít cá.

Đối với những môi trường câu khắc nghiệt

Những môi trường câu cá tương đối khắc nghiệt: nhiệt độ cao, nước cạn, nước đục hoặc lượng khí mê tan trong nước nhiều do bùn lắng, phù sa… với những trường hợp này, việc áp dụng phương pháp câu cách đáy được xem là giải pháp tối ưu nhất.

Bởi những vị trí này thường sẽ có rất nhiều khí metan bốc lên, cá thiếu oxy phải nổi lên trên, nên cơ bản sẽ không há miệng ăn mồi nên bắt buộc phải câu cách đáy mới được.

Phao vẫn chưa hoàn toàn vào đúng vị trí nhưng cá đã “cắn câu”

Đây hẳn là trường hợp mà nhiều Cần thủ gặp phải, khi vung cần nhiều lần, phao chưa hoàn toàn vào đúng vị trí bỗng đột nhiên có tình trạng cá đớp mồi.

Đây là do trong quá trình mồi chìm xuống đáy gặp phải cá ở tầng trên và tầng giữa và lúc này chúng đã bắt đầu đớp mồi, từ đó ta có thể đoán được đa số cá ở khu vực này là cá ở tầng giữa và tầng trên, hoàn toàn không có cá ở tầng đáy hoặc nếu có cũng sẽ rất ít.

Trong trường hợp này nếu chúng ta cứ tiếp tục câu đáy thì tất nhiên sẽ không thu hoạch được nhiều, lúc này bạn nên đổi thành câu lửng, mà tốt hơn hết là câu cách đáy.

Câu phản đáy

Thế nào là “câu phản đáy”?

“Câu phản đáy” có phải là phương pháp câu mới xuất hiện trong dạo gần đây hay không? Thật ra phương pháp câu này không mới, hiện nay có rất nhiều người đã sử dụng, tuy nhiên cũng có nhiều người vẫn chưa từng nghe nói đến tên gọi cách câu này.

Đây là phương pháp câu tương đối đặc biệt, có nhiều cần thủ sẽ móc thêm một viên mồi hoặc hạt bắp kèm xốp nổi vào lưỡi câu.

câu cách đáy và câu phản đáy
Cách móc mồi ngô khi câu phản đáy

Cách này có nhiều cách mắc, có thể mắc trực tiếp hạt ngô tươi và cục xốp vào lưỡi câu hoặc chế phần dây thẻo thừa khi buộc lưỡi câu. 

Tiếp đó phần giữ dây thẻo câu đã xỏ thêm chì kẹp hoặc chì xuyên tâm có hạt chặn giữ. (Lưu ý đối với cách câu phản đáy này thường có đường thẻo câu dài hơn), khiến cho lưỡi câu trôi hướng lên trên theo hướng ngược lại theo dòng chảy trong nước. 

Lúc này rất nhiều cá sẽ đến hút mồi trên lưỡi câu, nhất là cá chép và cá trắm cỏ lớn…, đều sẽ bơi đến kiếm mồi. Nên khi muốn câu cá lớn ta nên sử dụng cách câu này sẽ hiệu quả hơn.

Khi nào nên sử dụng phương pháp câu phản đáy?

Khi địa hình câu phức tạp

Đối với những địa hình nước phức tạp, tránh cá nhỏ, tập trung câu cá lớn, anh em có thể lợi dụng mùi tanh của mồi câu để dụ cá nhỏ đến ăn mồi ở trên lò xo.

Đối với những loại cá lớn, chúng đặc biệt thường thích những vật trôi lơ lửng trong nước, cho nên chúng sẽ thử đi hút những hạt chặn hoặc hạt ngô trên lưỡi câu, từ đó ta có thể tách cá nhỏ và cá lớn ra khỏi nhau.

Địa hình câu có dòng nước chảy mạnh

Có thể áp dụng phương pháp câu phản đáy đối với những nơi có sóng to, gió lớn, dòng nước chảy mạnh hay bên dưới có dòng chảy ngầm. 

Với những địa hình này, chúng cần phải dựa vào chì và mồi nặng để giữ phao. Bởi vì ngoài chì ra ta cũng có thể móc thêm mồi vào lò xo và trọng lượng này cũng đủ để giữ được phao. Cho nên khi gặp sóng to gió lớn ta có thể sử dụng cách câu phản đáy này để đạt được hiệu quả cao hơn những cách câu thông thường

Nên áp dụng câu cách đáy hay câu phản đáy khi đi câu tự nhiên?

Đây hẳn là câu hỏi được nhiều anh em cần thủ băn khoăn, tuy nhiên nó lại không quá khó để có được đáp án.

Dưới đây là một số yếu tố giúp anh em có thể quyết định được nên lựa chọn phương pháp nào?

Khi câu cá tầng trên và tầng giữa trong nước

Đối với những loài cá như cá ngão, cá mè,… anh em có thể sử dụng phương pháp câu cách đáy.

Trong trường hợp này ta cần căn cứ vào tình hình thực tế để phán đoán độ sâu nước là bao nhiêu. Ví dụ nếu ta đo được độ sâu nước là khoảng 3m thì vào mùa hè ta có thể câu ở độ sâu 2m đến 2.5m, bởi vì khi thời tiết quá nóng cá lớn sẽ bơi đến những chỗ nước sâu. Còn vào những ngày trời mù ta nên câu ở độ sâu cách mặt nước 0.5m đến 1m là được.

Khi trong hồ câu có cả cá con, cá tạp và cá lớn

Với trường hợp này, anh em có thể sử dụng phương pháp câu phản đáy. 

Bởi vì mùi tanh của mồi câu sẽ dẫn dụ cả cá lớn lẫn cá con, cá tạp cùng đến, tuy nhiên mồi câu trên lưỡi câu lại có sức hút mạnh hơn với cá lớn nên từ đó cá nhỏ cá tạp sẽ ăn mồi xả, còn cá lớn ăn mồi trên lưỡi câu, không ảnh hưởng lẫn nhau khiến cho ta có thể tách cá con cá tạp ra khỏi cá lớn một cách dễ dàng và câu cá lớn sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Khi thời tiết vừa mới mưa xong

Với những ai yêu thích thời tiết mát mẻ khi đi câu, nhất là sau khi có trận mưa lớn thì việc áp dụng phương câu cách đáy là hiệu quả hơn cả.

Khi có mưa lớn, lượng oxy hòa tan trong tầng trên và tầng giữa trong nước sẽ rất cao, hơn những những loại côn trùng nhỏ, lá non, trái cây… sẽ rơi xuống nước, nhất là ở tầng giữa và tầng trên. Lúc này là thời điểm cá trắm cỏ lớn hoạt động mạnh mẽ nhất.

Do đó, lựa chọn câu lửng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn câu đáy nhiều, anh em sẽ được “bội thu” hơn.

Kết luận

Với những thông tin chi tiết về hai phương pháp câu – câu cách đáy và câu phản đáy Vietnam-fishing.com đã trình bày chi tiết thông qua bài viết này. Chúng tôi tin chắc rằng bạn đọc đã có cho mình những thông tin và cách thức áp dụng hiệu quả nhất của hai phương pháp câu lửng này.

Đón đọc nhiều bài viết mới được cập nhật tại Vietnam-fishing.com để có cho mình những thông tin hữu ích nhất khi đi câu nhé.

HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING

ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326

Fanpage Vietnam Fishing
Vietnam Fishing vui nhộn
kênh Youtube Vietnam Fishing
Vietnam Fishing TV bổ ích

Từ khóa » Câu Cá Sông Nước đục