Câu lục - thú vui Bắc Kỳ Kỹ thuật và thiết bị câu Góc kỷ lục Bút ký Câu biển Kỹ thuật và thiết bị câu Câu ghềnh (ISO Game) Bút ký Câu mồi sống, mồi giả Thiết bị và kỹ thuật Bút ký Câu lưỡi đơn, lưỡi chùm (lăng xê) Thiết bị và kỹ thuật Bút ký Điểm câu - du lịch dã ngoại Hồ câu dịch vụ Điểm câu thiên nhiên Điểm câu - du lịch - dã ngoại Vui cười Câu cá bốn phương Môi trường và thời tiết Các loài cá Trang thiết bị và kỹ thuật Thú đi câu Kỷ lục Câu fly Thiết bị và kỹ thuật câu Lượm lặt Thủ thuật máy tính Cây cảnh Ẩm thực Tin tức | Thư viện HFC Câu lục - thú vui Bắc Kỳ Kỹ thuật và thiết bị câu Câu cắm Một qui tắc về thời tiết rất dễ áp dụng và thường đúng là: "nắng nước sâu, mưa nước cạn". Nghĩa là ngày trời nắng thì nên cắm câu ở chỗ nước tương đối sâu (trên ruộng), ngày trời mưa thì nên cắm câu ở chỗ nước tương đối cạn vì khi trời mưa cá thường lên chỗ nước cạn để tìm thức ăn. Về mùa (từ mùa này chỉ có ý nghĩa với dân cắm câu): - Khi trời mới bắt đầu mưa, ruộng mới bắt đầu có nước thì thường cắm mồi sống: nhái, dế, ... để bắt cá lóc, cá rô, cũng thường bắt được các trê, rắn, tôm, ếch ... Mồi này nổi trên mặt nước và cử động để dẫn dụ cá. Cần câu thì dùng loại cứng, dây trung bình, lưỡi cong tương đối to. - Khi bắt đầu chuẩn bị cấy, nông dân trục hoặc bừa để vỡ đất, lúc này nước ruộng đục ngầu, lẫn trong đó là trùng, dế bị chết khi vỡ đất. Lúc này nên cắm mồi trùng, dế (cắt ra) để bắt cá trê là chủ yếu. Phải dùng cần câu có đọt mềm dịu, dây nhỏ, lưỡi câu cong nhiều và nhỏ. Khi cắm thì mồi chìm sâu cách mặt đất khoảng vài phân, nếu trời có gió thì còn phải trừ hao nữa. - Khi lúa cấy đã xanh, nước trên ruộng trong và nhiều (mùa nước nổi) thì cắm mồi chết hoặc mồi sống đều được. Nếu sử dụng mồi chết thì lúc này nên dùng mồi rít (bắt trên bờ ruộng), kiến (ấu trùng kiến vàng, có cánh, to bằng đầu nhang, phải là loại già bụng đã xanh hoặc ngã vàng thì mới dùng được), hoặc tép mồng. Trong đó mồi rít dùng sớm hơn, tép dùng trễ hơn và cũng ít dùng còn mồi kiến là đặc biệt nhất. Đi bắt kiến để cắm câu rất cực khổ vì phải leo lên cây để chặt tổ kiến, kiến vàng bu vàng cắn, đốt, chui vào tai, đái vào mắt, có khi ở trên cây cao chịu không nổi phải buông tay rớt xuống. Qua một mùa bắt kiến là mình mẩy đầy vết cắn, có khi còn lỡ lói, làm ghẻ. Kiến bắt về, bỏ cánh đem xào mỡ tỏi thơm phức cá nào mà không thích, mấy người cắm câu có khi buồn miệng còn lấy ngay con kiến đó mà ăn chơi. - Khi lúa đã làm đòng, cứng cây, dày nhánh thì lội xuống ruộng đã khó hơn. Lúc này chủ yếu là cắm mồi sống dọc bờ ruộng, chủ yếu là dùng cua con vì cá lóc lúc này đã cứng cáp có thể ăn cua rồi. Cần câu lúc này phải cứng, dây lớn, lưỡi cong loại lớn hoặc vuông. Các tin khác cùng chuyên mục Câu Vịt - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:05:48 CH Câu nhắp - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:05:11 CH Câu ếch - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:04:34 CH Câu Giăng - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:03:57 CH Câu Đường - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:03:17 CH Câu Kiều - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:02:36 CH Khu du lịch sinh thái Phú Ninh - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 4:02:05 CH Cách khử mùi khói thuốc trong nhà - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 3:59:54 CH Cá sấu con - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 3:58:40 CH Cá thài bai sông Trà - Cập nhật lần cuối 24/05/2009 3:57:44 CH | Website hữu ích Hội Quán Bạn câu TPHCM Trang chủ của website Cau ca Quang binh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Website liên kết Mua 1 cần Tenryu, tặng 1 dây Tenryu Diễn đàn câu cá 4so9 www.4so9.com/ Đồ câu nội địa Nhật bản www.docau.com Diễn đàn Vietnam Angling vietnamangling.com/ |