Câu Cầu Khiến Là Gì? Chức Năng Và Ví Dụ Câu Cầu Khiến

Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ câu cầu khiến

Câu cầu khiến là câu nói phổ biến và sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Trong bài học này các em sẽ hiểu được khái niệm, chức năng và các ví dụ của câu cầu khiến. Các em xem qua thuật ngữ về bài học ngày hôm nay hơn nhé.

Nội dung bài viết

  • 1 Khái niệm và ví dụ câu cầu khiến
    • 1.1 Khái niệm
    • 1.2 Đặc điểm câu cầu khiến
    • 1.3 Cách đặt câu cầu khiến
    • 1.4 Nhận biết câu cầu khiến
    • 1.5 Ví dụ minh họa
    • 1.6 Bài tập SGK

Khái niệm và ví dụ câu cầu khiến

Khái niệm

Trong định nghĩa Sách giáo khoa câu cầu khiến là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến như các từ ngay, đừng, chớ, nào…chủ yếu dùng để ra mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu thực hiện một việc nào đó.

Câu cầu khiến thường ngắn gọn, có sử dụng ngữ điệu trong câu.

Đặc điểm câu cầu khiến

Nhận biết câu cầu khiến qua hình thức của câu như sau:

– Có từ ngữ điều cầu khiến trong câu.

– Có sử dụng từ cầu khiến trong câu ví dụ như: ngay, nào, đừng, hãy, thôi…

– Thông thường kết thúc câu bằng dấu chấm than để nhấn mạnh câu nói.

Xem thêm >>> Soạn bài Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ câu cầu khiến

Cách đặt câu cầu khiến

Để đặt câu cầu khiến rất đơn giản:

– Hãy thêm các từ như: hãy, đừng, chớ, nên…vào trước động từ trong câu.

– Hãy thêm từ như: đi, thôi, nào,…đặt vị trí cuối câu.

– Hãy thêm một số từ đề nghị như: xin, mong,…vào ngay vị trí đầu câu.

Nhận biết câu cầu khiến

Chúng tôi sẽ giúp học sinh nhận biết câu nào là câu cầu khiến bằng một số cách đơn giản:

– Qua hình thức câu: thường có dấu chấm than cuối câu.

– Qua giọng điệu khi đọc/nói: giọng nói gấp gáp hoặc cũng có thể giọng nói như có ý muốn đề nghị/yêu cầu/ra lệnh làm việc nào đó.

Ví dụ: Mở cửa!

Đừng hút thuốc trong phòng học.

Hãy vứt rác đúng nơi quy định.

Ví dụ minh họa

Với loại câu này các ví dụ rất đơn giản các em có thể tìm trong các lời nói hàng ngày khi ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị ai đó. Một số ví dụ dễ hiểu như:

– Hãy mở cửa sổ ra cho thoáng nào !

=> “Hãy” là từ cầu khiến, yêu cầu ai đó thực hiện mệnh lệnh.

– Đừng nên hút thuốc là có hại cho sức khỏe.

=> “Đừng” dùng như khuyên bảo ai đó tránh xa thuốc là vì nó có hại.

– Thôi đừng quá lo lắng, việc đâu còn có đó.

=> “Thôi” từ ngữ cầu khiến có ý nghĩa khuyên bảo người khác.

Bài tập SGK

Câu 1: Nhận biết câu cầu khiến.

Trong câu 1 có thể nhận biết là câu cầu khiến bởi có các từ có nghĩa cầu khiến như: hãy, đi, đừng.

Thêm hoặc bớt chủ ngữ trong câu sẽ khiến nghĩa bị thay đổi:

+ (a): chủ ngữ không có.

+ (b): Chủ ngữ là Ông giáo.

+ (c): Chủ ngữ là chúng ta.

Thêm hoặc bỏ đi chủ ngữ:

+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương (thêm chủ ngữ, nội dung chi tiết hơn).

+ Hút trước đi. (lược bỏ chủ ngữ, câu cầu khiến tăng cấp độ nhưng lại kém lịch sự).

+ Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (đổi chủ ngữ).

Câu 2: Tìm câu cầu khiến

Các câu cầu khiến trong bài tập đó là câu a (khuyết chủ ngữ), b (chủ ngữ thứ 2 số nhiều), c (khuyết chủ ngữ).

Câu 3: So sánh 2 câu.

Nhận xét:

Câu a không có chủ ngữ.

Câu b có chủ ngữ Thầy em?

Trong cây b thêm chủ ngữ “Thầy em” khiến câu nói trở nên tình cảm, nhẹ nhàng hơn nhiều so với câu a.

Câu 4:

Câu nói Dế Choắt với Dến Mèn mang nghĩa cầu khiến, tuy nhiên lúc này Dế Choắt là bậc bề dưới vì vậy cách cầu khiến nhẹ nhàng, lịch sử nên người đọc khó nhận ra. Đây cũng là cách cầu khiến lịch sự, tế nhị mà bề dưới thường nói với bề trên.

Câu 5:

So sánh câu “Đi đi con!” và “Đi thôi con”.

Trong câu 1 “Đi đi con” chỉ có người con đi. Trong câu thứ hai, “Đi thôi con” hành động cả người con và người mẹ đều đi. Như vậy hai câu này không thể thay thế lẫn nhau vì nghĩa khác nhau.

Xem thêm:

+ Câu cảm thán là gì

+ Câu phủ định là gì

Câu cầu khiến rất dễ hiểu và một trong những câu sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Hiểu rõ câu cầu khiến giúp việc sử dụng chính xác. Chúc các em học tốt. Tìm hiểu thêm các khái niệm từ loại khác bên dưới nhé.

Thuật Ngữ -
  • Số từ là gì? Lượng từ là gì? Các ví dụ dễ hiểu

  • Trợ từ thán từ là gì? Vai trò trong câu và các ví dụ

  • Chỉ từ là gì? Khái niệm vai trò trong câu & ví dụ

Từ khóa » định Nghĩa Về Câu Khiến