Câu Cầu Khiến Là Gì? Khái Niệm, Đặc điểm, Chức
Có thể bạn quan tâm
Trong ngữ pháp và ngôn ngữ học, có rất nhiều loại câu mà tiêu biểu là câu phủ định, câu cảm thán, câu trần thuật,… Mỗi loại câu có cách sử dụng cũng như cấu trúc và chức năng quan trọng khác nhau, trong đó câu cầu khiến là một trong những loại câu phổ biến ấy. Vậy câu cầu khiến là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về câu cầu khiến ngay nhé!
Khái niệm câu cầu khiến là gì?
Câu cầu khiến được định nghĩa trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến (như các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…) hay ngữ điệu cầu khiến. Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
Ngoài ra, khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Câu cầu khiến là một loại câu được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày để yêu cầu hoặc ra lệnh, khuyên bảo người nghe hoặc đối tượng khác thực hiện một hành động cụ thể.
Một số ví dụ về câu cầu khiến
– Hãy ăn cơm nhanh đi!
→ Đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.
– Chúng ta cùng đi tiếp nào.
→ Đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh nhưng ý cầu khiến không cần nhấn mạnh nên có thể kết thúc bằng dấu chấm.
– Đừng chơi game nữa!
→ Đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên bảo.
Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến
Câu cầu khiến có thể mang ngữ điệu cầu khiến, và ngữ điệu ấy thường đến từ việc sử dụng động từ – cụm động từ với sắc thái nhấn mạnh. Câu cầu khiến cũng thường sử dụng những từ ngữ mang tính chất ra lệnh hay yêu cầu. Từ cầu khiến có thể xen đứng trước động từ hoặc sau động từ trung tâm.
- Đứng trước động từ: Trong câu cầu khiến, có thể sử dụng các từ hãy, đừng, chớ,… phía trước động từ.
Ví dụ:
– Hãy mở cửa!
→ Từ “hãy” được dùng với ý nghĩa khuyên nhủ, đề nghị và đôi khi là ra lệnh
– Đừng nói chuyện.
– Chớ làm phiền người khác bằng những việc nhỏ nhặt.
→ Từ “đừng, chớ” mang ý nghĩa phủ định nhấn mạnh người nghe không nên/ không được làm điều đang làm hiện tại.
- Đứng sau động từ: Có thể sử dụng các từ đi, nào,…
Ví dụ:
– Ăn nhanh lên nào!
– Hãy đứng lên đi!
→ “Từ “đi, nào” là từ đệm giúp tăng thêm sắc thái và thúc đẩy hành động. Ngoài ra còn có thể sử dụng các từ “nhé, nha” để câu nói thêm phần nhẹ nhàng uyển chuyển. So sánh hai câu
– Đi ăn nào.
– Đi ăn nha.
→ Từ “nha” giúp câu trở nên mềm mại và khiến cho người nghe cảm thấy được tôn trọng.
Lưu ý: Phân biệt động từ “đi” (hành động đi, di chuyển) và từ “đi” mang ý nghĩa cầu khiến.
Ví dụ:
– Đi về nhà mau! (Từ “đi” trong trường hợp này mang ý nghĩa chỉ hành động di chuyển từ điểm này đến điểm khác)
– Hãy đứng lên đi! (Từ “đi” trong trường hợp này mang ý nghĩa cầu khiến thúc giục hành động)
- Ngữ điệu của câu cầu khiến
Trong giao tiếp bên cạnh việc sử dụng từ ngữ, người nói còn sử dụng cả ngữ điệu. Cùng một câu nói nhưng với ngữ điệu khác nhau sẽ mang những mục đích khác nhau.
Ví dụ: Lan đang vừa ăn cơm vừa xem tivi. Mẹ bảo: “Đừng xem tivi nữa!”
Nếu câu nói của mẹ có ngữ điệu bình thường thì đó là một lời nhắc nhở. Nhưng nếu câu “Đừng xem tivi nữa!” được mẹ nói bằng giọng cao nhấn mạnh thì đó là câu ra nói ra lệnh.
Trong một số trường hợp để nhấn mạnh người nói có thể rút gọn các thành phần của câu chỉ giữ lại cụm từ mang hàm ý cầu khiến. Câu cầu khiến không nhất thiết phải đảm bảo đầy đủ các thành phần. Cần phải đặt trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể cũng như đối tượng giao tiếp cụ thể để hiểu rõ ý nghĩa của người nói, người viết.
Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một câu cầu khiến đó chính là các động từ có trong câu. Câu cầu khiến thường sử dụng các động từ nguyện vọng như “hãy”, “xin”, “vui lòng”, “làm ơn” để yêu cầu hoặc thúc đẩy người nghe hoặc đối tượng khác thực hiện một hành động.
Ngoài ra, câu cầu khiến thường có cấu trúc đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng để chỉ ra một hay nhiều hành động cụ thể. Loại câu này thường đặt các từ yêu cầu hoặc mệnh lệnh ở đầu câu để tạo sự rõ ràng và mạnh mẽ.
Những chức năng của câu cầu khiến
Câu cầu khiến được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, bởi đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích cầu khiến mà người dùng có thể lựa chọn từ ngữ để đặt câu cho phù hợp. Một số chức năng chính của câu cầu khiến như:
- Ra lệnh: Câu cầu khiến dùng trong trường hợp ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn hoặc có chức vụ, địa vị thấp hơn. Ví dụ: “Hãy hoàn thành công việc này trước cuộc họp ngày mai!”
- Lời khuyên: Câu cầu khiến được sử dụng để đưa ra lời khuyên, gợi ý, nhắc nhở. Ví dụ: “Đừng tự trách bản thân nữa, cậu đã cố gắng hết sức rồi mà!”
- Yêu cầu, đề nghị: Câu cầu khiến cũng có thể được sử dụng để đưa ra yêu cầu, lời đề nghị người khác thực hiện một hành động. Ví dụ: “Vui lòng ký vào tờ giấy này.”
- Hướng dẫn: Câu cầu khiến được sử dụng để cung cấp hướng dẫn hoặc chỉ dẫn để người nghe thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: “Hãy gọi lại cho tôi sau 30 phút nữa nhé!”
Một số cách đặt câu cầu khiến
Câu cầu khiến thường được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Khi đặt câu cầu khiến, ta có thể theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định mục đích giao tiếp, sử dụng câu cầu khiến để làm gì? (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên nhủ).
- Bước 2: Lựa chọn từ ngữ thích hợp. Tùy thuộc vào đối tượng mà lựa chọn từ ngữ thích hợp để diễn tả yêu cầu cầu khiến.
- Bước 3: Lựa chọn dấu câu và các từ đệm.
- Bước 4: Đặt câu.
- Bước 5: Đọc và chỉnh sửa.
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng câu cầu khiến
Vì câu cầu khiến thường có mục đích đưa ra yêu cầu đề nghị nên khi sử dụng câu cầu khiến cần căn cứ và đối tượng để sử dụng từ ngữ thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp.
Ví dụ: Khi bạn Lan cần nhờ sự giúp đỡ của bạn Minh, Lan nên nói:
– Minh ơi, mở giúp mình chai nước này với!
→ câu cầu khiến vừa thể hiện được yêu cầu vừa thể hiện thái độ lịch sự khi giao tiếp. Người nghe vừa hiểu được yêu cầu đồng thời sẽ vui lòng giúp đỡ.
Nhưng nếu bạn Lan đề nghị chỉ với câu nói:
– Minh, mở chai nước!
→ câu cầu khiến vẫn thể hiện rõ yêu cầu nhưng người nghe sẽ thấy không được tôn trọng vì người nói đang ra lệnh cho mình chứ không phải nhờ giúp đỡ.
Bài tập về câu cầu khiến Ngữ văn lớp 8
Bài 1. Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến?
1. Ngày mai chúng ta được nghỉ học rồi.
2. Con đừng khóc nữa, mẹ luôn ở bên con.
3. Ồ, cô ấy trông như một tiên nữ giáng trần!
4. Hãy cầm lấy lá thư này đi.
5. Bạn đi chơi với mình đi.
6. Chúng ta đừng ghẹo bạn Hoa nữa.
7. Lấy giấy ra làm kiểm tra!
8. Chúng ta phải dừng lại mỗi khi gặp đèn đỏ.
9. Trật tự!
10. Anh đừng như vậy nữa!
11. Trời lạnh quá, em đi đóng cửa sổ.
12. Em mặc thêm áo vào đi!
13. Đi đi, con !
14. Mày đi đi !
Hướng dẫn làm bài
- Câu cầu khiến: 2 (khuyên bảo), 4 (đề nghị), 5 (yêu cầu), 6 (khuyên bảo), 7 (ra lệnh) , 8 (khuyên bảo), 9 (ra lệnh), 10 (khuyên bảo), 12 (khuyên bảo), 13 (khuyên bảo), 14 (ra lệnh).
- Các câu không phải là câu cầu khiến: 1 (Thông báo), 3 (Bộc lộ cảm xúc), 11 (Thông báo).
Câu 2 (trang 28 SBT Ngữ văn 8, tập 2)
Xét các câu sau đây và trả lời câu hỏi.
a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. (Bánh chưng, bánh giầy)
b) Ông giáo hút trước đi. (Nam Cao, Lão Hạc)
c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?
Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn làm bài
Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng.
Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại. Cụ thể:
- Câu (a): chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là Lang Liêu, căn cứ vào những câu trước đó).
- Câu (b): Chủ ngữ là Ông giáo.
- Câu (c): Chủ ngữ là chúng ta.
Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi.
Ví dụ:
- Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. (nghĩa của câu tuy không thay đổi nhưng đối tượng tiếp nhận câu nói được xác định rõ hơn, lời yêu cầu cũng nhẹ nhàng và tình cảm hơn).
- Hút trước đi. (nghĩa của câu thay đổi và lời nói kém lịch sự hơn).
- Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không? (nghĩa của câu có sự thay đổi, ở đây, người nói đã được loại ra khỏi những đối tượng tiếp nhận lời đề nghị).
Câu 3 (trang 29 SBT Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con! Hãy can đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” (Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra)
Câu “Đi đi con!” trong đoạn trích trên và câu “Đi đi con” (lời của nhân vật người mẹ trong phần cuối của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê – xem thêm mục I.1.b (tr.30) trong SGK) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Hướng dẫn làm bài
Không thể sử dụng câu “Đi thôi con!” để thay thế cho câu “Đi đi con!” bởi vì:
- Câu cầu khiến “Đi thôi con!” như lời giục giã, lúc này cả người nói và người nghe sẽ cùng thực hiện hành động rời đi.
- Trong khi câu cầu khiến “Đi đi con!” như một sự động viên, khích lệ đứa con hãy can đảm bước đi một mình.
Xem thêm:
- Câu trần thuật là gì? Khái niệm, Đặc điểm, Chức năng của câu trần thuật
- Phương thức biểu đạt là gì? Các phương thức biểu đạt trong văn bản
- Bạn có biết khởi ngữ là gì trong ngữ pháp tiếng Việt?
DINHNGHIA.VN đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm câu cầu khiến là gì, ví dụ, đặc điểm, chức năng cũng như cách đặt câu cầu khiến. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích phục vụ quá trình học tập cũng như tìm hiểu về chủ đề câu cầu khiến là gì. Chúc bạn luôn học tốt!.
Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?
Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết
Gửi đánh giáĐánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết
Từ khóa » Câu Cầu Khiến Là Câu Như Thế Nào
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Chức Năng Và Ví Dụ Về Câu Cầu Khiến
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Cách đặt Câu Cầu Khiến - THPT Sóc Trăng
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Đặc điểm, Chức Năng Của Câu Cầu Khiến
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Câu Cầu Khiến Là Gì Cho Ví Dụ ? Chức Năng ? Tiếng Việt Lớp 4, Lớp 6 ...
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Chức Năng Và Ví Dụ Câu Cầu Khiến
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Định Nghĩa, Đặc điểm, Công Dụng ... - BankStore
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Định Nghĩa, Đặc điểm, Công Dụng Và Cách đặt ...
-
[CHUẨN NHẤT] Câu Khiến Là Gì? - Toploigiai
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Đặc điểm Và Và Cách Nhận Biết Của Câu Cầu ...
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Đặc điểm, Công Dụng Câu Cầu Khiến?
-
Câu Cầu Khiến
-
Câu Cầu Khiến Là Gì? Ví Dụ Và Bài Tập - Trường Trung Cấp Nghề ...