Câu Cầu Khiến Là Gì Và Cách đặt Câu Cầu Khiến - Giáo Viên Việt Nam

Ở chương trình ngữ văn lớp 8, các em học ngữ pháp về câu cầu khiến. Bài viết sau đây sẽ cùng giúp các bạn ôn lại kiến thức. Đồng thời áp dụng thực hành thông qua một số ví dụ cụ thể nhất.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Mục lục 1 Ôn luyện khái niệm 2 Đặc điểm cơ bản để nhận biết 2.1 Câu cầu khiến là gì và cách đặt câu cầu khiến

Ôn luyện khái niệm

Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu hoặc khuyên bảo người nghe về một vấn đề nào đó.

Trong loại câu này thường xuất hiện các từ cầu khiến. Ví dụ như: thôi, nào, đừng, chớ, đi, hãy,…

Đặc điểm cơ bản để nhận biết

Ngoài các từ xuất hiện ở trên trong câu, để nhận biết loại câu này còn có đặc điểm. Cụ thể, cuối câu thường có dấu chấm than (dấu chấm lửng). Tuy nhiên, trường hợp ý cầu khiến không được nhấn trọng tâm thì câu kết thúc bằng dấu chấm. Vì thế, khi vào làm bài thi, học sinh cần chú ý ngữ điệu của câu để xác định đúng.

Ví dụ: Thôi, con đừng nói nữa!

Muốn đặt câu khiến, bạn có thể dùng một trong những trường hợp cụ thể sau:

Có thể bạn quan tâm: Các biện pháp tu từ thường gặp nhất định phải nhớ

– Trước động từ mỗi câu cần thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải…

 Ví dụ: Tất cả mọi người cùng đi thôi nào!

Lưu ý sử dụng giọng điệu ngôn ngữ, phù hợp với thể loại câu cầu khiến.

– Xin đừng làm mẹ khóc!

– Đề nghị anh xuống cổng dắt xe

– Hãy im đi!

Mỗi dạng câu có cách nhận biết riêng. Vì thế học sinh chú ý để phân biệt với các loại câu khác như nghi vấn, cảm thán…

Tải tài liệu miễn phí ở đây Icon

Câu cầu khiến là gì và cách đặt câu cầu khiến

1 Tập tin 15.84 KB Tải về máy

Hoài Thương

Đánh giá post này

Từ khóa » Câu Cầu Khiến Là Gì Lớp 6