Câu Cầu Khiến SBT Văn Lớp 8 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Xác định câu cầu khiến trong những đoạn trích sau . Soạn Câu cầu khiến SBT Ngữ Văn 8 tập 2 - Soạn Câu cầu khiến

1. Bài tập 1, trang 31, SGK.

- Căn cứ vào đặc điểm hình thức của câu cầu khiến để nhận diện câu cầu khiến.

- Chủ ngữ trong ba câu đều chỉ người đối thoại (người tiếp nhận câu nói) nhưng có đặc điểm khác nhau.

Trong câu (a) : vắng chủ ngữ. Chủ ngữ đó chỉ người đối thoại. Dựa vào tình huống đối thoại trong truyền thuyết đã học, em có thể biết được người đó là ai.

Trong câu (b) : chủ ngữ là ông giáo, ngôi thứ hai số ít.

Trong câu (c) : chủ ngữ là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều (dạng ngôi gộp : có người đối thoại).

 - Có thể thay đổi chủ ngừ của các câu đó. Thử thay đổi chủ ngữ và xác định trường hợp nào ý nghĩa của câu có sự thay đổi và trường hợp nào không.

Chẳng hạn : Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương / Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương (không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn).

Ông giáo hút trước đi / Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn).

Nay chúng ta đừng làm gì nửa, thử xem lão Miệng có sống được không / Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu ; đối với câu thứ hai, trong số những người thực hiện lời đề nghị, không có người nói).

2. Bài tập 2, trang 32, SGK.

 

Bài tập yêu cầu xác định câu cầu khiến và nhận xét sự khác nhau về hình thức biêu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

Có những câu cầu khiến sau :

a) Thôi im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

b) - Các em đừng khóc.

c) - Đưa tay cho tôi mau .

- Cầm lấy tay tôi này !

Câu (a) có từ ngừ cầu khiến đi. vắng chủ ngữ.

Câu (b) có từ ngữ cầu khiến đừng. Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều.

Câu (c) không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến, vắng chủ ngữ.

3. Bài tập 3, trang 32, SGK.

So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu cầu khiến.

a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột !

b) Thầy em hãy cố ngồi dậy h úp ít cháo cho đỡ xót ruột.

Câu (a) vắng chủ ngữ, còn câu (b) có chủ ngữ, ngôi thứ hai số ít. Em xác định xem câu nào thể hiện ý cầu khiến nhẹ hơn, nhưng tình cảm của người nói đôi với người nghe thì rõ hơn.

4. Bài tập 4, trang 32 - 33, SGK.

Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp một cái ngách từ "nhà” mình thông sang "nhà” của Dế Mèn.

Chú ý sự tương ứng giữa hình thức câu nói của Dế Choắt và sự yếu đuôi, nhút nhát cũng như vị thế của nhân vật này so với Dế Mèn. Qua bài tập này, có thể thấy rõ hình thức nói năng phụ thuộc rất nhiều vào tính cách, hoàn cảnh, vị thế... của người nói.

5. Bài tập 5, trang 33, SGK.

 

So sánh ý nghĩa của hai câu "Đi đi con ! ” và "Đi thôi con.” và xem thử trong câu nào hành động "đi” có sự tham gia của người mẹ. Trên cơ sở đó đặt câu vào tình huống giao tiếp cụ thể để biết hai câu này có thể thay thế cho nhau được không.

Advertisements (Quảng cáo)

6. Xác định câu cầu khiến trong những đoạn trích sau :

a) Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần .

- Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Nhưng nói ra làm gì nữa. Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mả nhắm mắt. Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Mẹ tôi giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra .

- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. [...]

- Lằng nhằng mãi. Chia ra. Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

Những câu cầu khiến trong các đoạn trích :

Câu thứ hai và thứ ba trong đoạn trích (a) : "Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.” có hai từ đáng chú ý là hãy và đừng. Hãy xét xem có phải đây đều là những từ cầu khiến hay không. Chú ý hiện tượng đồng âm.

Trong đoạn trích (b) và (c) có câu cầu khiến chứa từ cầu khiến, nhưng có câu cầu khiến chỉ được đánh dấu bằng ngừ điệu cầu khiến. Có một điểm chung quan trọng là tất cả những câu này đều có chủ ngữ chỉ người tiếp nhận câu nói, một đặc điểm hình thức quan trọng của hầu hết các câu nghi vấn.

7. Khi muốn mượn của bạn cùng lớp một cuốn sách, em thường dùng câu nào trong số những câu sau đây ? Vì sao ?

a) - Cho mình mượn cuốn sách !

b) - Có thể cho mình mượn cuốn sách được không ?

c) - Hãy đưa cho mình mượn cuốn sách !

d) - Đưa cuốn sách mượn nào !

e) - Cho mượn cuốn sách đi !

Khi muốn mượn một cuốn sách, có thể chọn bất kì câu nào trong số những câu đã nêu ở trên. Tuy nhiên, những câu thế hiện ý nghĩa cầu khiến một cách trực tiếp, có sắc thái hơi sỗ sàng thường ít được sử dụng trong môi trường giao tiếp có văn hoá, chẳng hạn trong trường học. Còn những câu thể hiện ý nghĩa cầu khiến gián tiếp thường được coi là tế nhị và lịch sự hơn, vì thế thích hợp cho nhiều tình huống hơn. Cần lưu ý thêm : Câu cầu khiến có từ hãy thường chỉ dùng trong ngôn ngữ viết, rất ít khi dùng trong ngôn ngữ nói.

8. Hãy thêm vào những từ ngữ thích hợp để biến đổi câu sau đây thành câu cầu khiến :

- Cậu đi về nhà lúc 4 giờ.

Có thể biến đổi câu đã cho thành câu cầu khiến theo nhiều cách khác nhau, ví dụ :

- Cậu hãy đi về nhà lúc 4 giờ !

- Cậu đi về nhả lúc 4 giờ nhé !

9. Tại sao câu cầu khiến thường được rút gọn chủ ngữ ?

Câu cầu khiến luôn luôn hướng về người nghe, vì thế, khi ngữ cảnh cho phép, có thể rút gọn chủ ngữ của câu cầu khiến.

10. Hãy tìm ví dụ trong đời sống về hai câu có hình thức cầu khiến nhưng không bao giờ dùng để cầu khiến.

Trong đời sống, có những trường hợp câu có hình thức cầu khiến nhưng không bao giờ dùng vào mục đích cầu khiến, mà dùng vào mục đích khác. Ví dụ, câu có đi ở cuối câu hoặc hãy trước động từ :

- Thách thức : Mày đánh tao đi !

- Cảm thán : Hãy ăn cho đẫy bụng vào rồi cứ cắm đầu vào trò chơi điện tử suốt ngày như thế!

Từ khóa » Cái Tí Lễ Mễ