Câu Chuyện Cứu Trợ Bà Con Bị Bão Lũ Của Thủy Tiên Và Vấn đề Lòng Tin

cau chuyen cuu tro ba con bi bao lu cua thuy tien va van de long tin
Hình ảnh Thủy Tiên ăn vội bát mỳ tôm trong lúc đi cứu trợ bà con vùng lũ gây xúc động. (Ảnh: FBCN)

Trao gửi lòng tin

Điều mà ca sĩ Thủy Tiên được dư luận ủng hộ, trước tiên là bởi cô đã có mặt ở vùng thiên tai ngay khi sự việc xảy ra, với sự tự quyết của bản thân mà không chờ phải họp bàn, phân công hay đợi nguồn kinh phí từ đâu cấp xuống.

Việc ngay lập tức đến với bà con vùng lũ đã chứng tỏ cái tâm vì người dân vùng lũ của nữ ca sĩ. Bởi vậy, chỉ sau 2 giờ đầu tiên cô công bố việc mình ra miền Trung cứu trợ, đã có ngay 2 tỷ đồng “chảy’ vào tài khoản. Điều này cho thấy người dân muốn nhìn thấy những lời nói đi đôi với làm và làm bằng cái tâm chứ không phải bằng một điều gì khác.

Điều này công chúng cũng được tận mắt về hành trình của ca sĩ Thủy Tiên là làm việc bằng cái tâm thì mới không quản ngại khó khăn. Một người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng đã lăn lộn suốt cả tuần giữa mưa bão. Cô lội nước, ngồi thuyền, đến từng căn nhà ngập, gặp gỡ từng người dân trong lúc hoạn nạn, trao tận tay họ thực phẩm và cả tiền bạc, mỗi phần quà đều phù hợp với từng hoàn cảnh

Qua những hình ảnh được livestream trên trang cá nhân của nữ ca sĩ, những người tin tưởng trao gửi tiền cho Thủy Tiên hài lòng khi thấy rõ những hành động cứu trợ của cô đúng như cách họ mong muốn. Chính sự minh bạch đó đã khiến số tiền gửi vào tài khoản của cô tăng vọt bất ngờ. Bởi khi ủng hộ, mọi người không chỉ gửi tiền, mà còn trao gửi trong đó cả niềm tin.

Nhanh chóng, trao tận tay và trao đúng đối tượng, đó là điều mà bất cứ ai khi ủng hộ tiền để hỗ trợ người dân đều mong muốn và dường như, chỉ qua những cá nhân như Thủy Tiên, người dân mới được thỏa lòng. Như thông thường, việc ủng hộ hiện nay thường qua một tổ chức xã hội nào đó, người gửi sẽ không thể biết được tấm lòng, tình cảm của mình sẽ đi đến đâu, có đúng đối tượng không, bao giờ mới đến… Nhất là khi mà những câu chuyện không vui về việc cắt xén hàng cứu trợ của chính quyền cơ sở hay một khâu trung gian nào đó đã và đang còn nóng hổi, làm mất lòng tin của nhiều người.

Chính vì thế, những người trao gửi tiền đánh giá cao Thủy Tiên ở sự tin cậy, khi họ nhìn thấy tận mắt cô đưa hàng cứu trợ tới đồng bào miền Trung trong cơn khốn khó, trực tiếp đưa tận tay mà không thất thoát qua bất kỳ một hệ thống trung gian nào.

Câu chuyện quyên góp và cứu trợ của Thủy Tiên cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các tổ chức, đoàn thể phải suy nghĩ trong việc quyên góp, trao quà cứu trợ. Việc minh bạch nguồn thu và chi là điều rất quan trọng, cùng với hành động trực tiếp chứ không phải qua rất nhiều khâu trung gian, rồi nghe báo cáo bằng văn bản, còn người ủng hộ lại hoàn toàn không được hồi âm về số tiền mình góp đã đi tới đâu.

Thực tế, không ít vụ cán bộ tham lam, biến chất, không thiện tâm khi nhận và phát quà cứu trợ đã bị truyền thông đăng tải, khiến niềm tin của người ủng hộ bị xói mòn. Câu chuyện buồn chưa lâu xảy ra ở ngay Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội, khi đã có 12 người liên quan tới việc lạm dụng quà từ thiện do cá nhân, tổ chức trao tặng. Hay trường hợp quần áo cũ ủng hộ người dân vùng lũ năm nào đã đã được “gửi đến” gara ô tô để làm giẻ lau. Rồi hàng cứu trợ “chạy” vào nhà lãnh đạo địa phương khá giả, trong khi người dân nghèo thì được rất ít, hoặc thậm chí, chỉ có tên trong danh sách…

Không ai muốn “ôm rơm dặm bụng”, nhưng khi những người chân yếu tay mềm như giới nghệ sĩ, mà điển hình là ca sỹ Thủy Tiên, lặn lội dưới mưa lũ cả tuần liền, đủ thấy cộng đồng mong muốn những người dân khó khăn được giúp đỡ thật sự như thế nào.

Pháp lý hay đạo lý?

Bên cạnh đó, làm từ thiện vì tấm lòng, Thủy Tiên và nhiều cá nhân khác đương nhiên không nghĩ đến các chế tài về vấn đề quyên góp, ủng hộ và trao quà từ thiện, mà chỉ sau khi Thủy Tiên công bố đã quyên góp được số tiền khổng lồ, người ta mới nhắc tới Nghị định 64 ra đời từ cách đây 12 năm.

Nhiều người lo lắng cho Thủy Tiên và những người cứu trợ như cô sẽ bị coi như vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến tiếp tục ủng hộ Thủy Tiên khi cho rằng, văn bản ra đời quá lâu và không còn phù hợp với thực tế.

Về vấn đề này, theo ĐBQH Lê Thanh Vân, trên thực tế hoạt động tài trợ, thiện nguyện những năm qua do các cá nhân thực hiện dường như không bị các cơ quan quản lý nhà nước hỏi đến, nhất là không hề bị dư luận xã hội phản ứng, mà còn rất đồng tình. Điều đó chứng tỏ văn bản pháp lý ở cấp độ Nghị định đã không còn phù hợp với bối cảnh tình hình hiện tại.

Trên thực tế, hành vi hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng tiền, bằng của cải vật chất giữa người này với người khác, đấy là lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự. Đấy là về mặt pháp lý, còn về mặt đạo lý thì người Việt Nam có truyền thống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau, lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái và hễ một khi có tai nạn do thiên tai, địch họa, khó khăn thì người Việt ở đâu cũng tự nguyện nhường cơm, sẻ áo và quyên góp đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thay thế Nghị định 64

Trước những ý kiến trái chiều trên báo chí và mạng xã hội, tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2020, Chính phủ đã thông qua đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, để việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo bảo đảm hiệu quả, kịp thời, khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Tại phiên họp trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi, đầy đủ các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, xây dựng Nghị định nêu trên để thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ, trình Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi trách nhiệm của mình khẩn trương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, Hội Chữ thập đỏ và các cơ quan liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động cứu trợ đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật, bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng giữa các đối tượng hưởng cứu trợ.

Giáo dục thiện nguyện

Giáo dục thiện nguyện

TGVN. Giáo dục giá trị nhân ái là một sứ mệnh của nhà trường. Có những nhà trường đã chọn cho mình "khẩu hiệu": Ngôi ...

Lũ lụt miền Trung: Từ thiện, thử dấn thân, đừng là 'anh hùng bàn phím'

Lũ lụt miền Trung: Từ thiện, thử dấn thân, đừng là 'anh hùng bàn phím'

TGVN. Hình ảnh ca sĩ Thủy Tiên vượt mưa gió, đi trong mùa lụt ở các tỉnh miền Trung, đến từng nhà, gặp từng người ...

Sao Việt đi làm từ thiện vẫn hứng chịu 'tai tiếng'

Sao Việt đi làm từ thiện vẫn hứng chịu 'tai tiếng'

TGVN. H'Hen Niê bị nói ‘keo kiệt’ khi góp 50 triệu đồng từ thiện, Thủy Tiên bị một số khán giả soi mặc đồ hiệu ...

Từ khóa » Thủy Tiên ủng Hộ đồng Bào Lũ Lụt Miền Trung