Câu Chuyện Huyền Bí Về Ngôi đền Linh Thiêng Bậc Nhất Xứ Nghệ
Có thể bạn quan tâm
Clip: Đền Cuông xã Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An) thờ An Dương Vương, tọa lạc trên núi Mộ Dạ, xanh mượt rừng thông, phía sau có biển Diễn Châu rì rào sóng vỗ, phía Bắc là Cửa Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước.
Cội nguồn truyền thuyết An Dương Vương
Đền Cuông (thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, nằm bên QL1A.
Đền thờ Thục Phán An Dương Vương, hàng năm dân trong vùng và du khách thập phương đến đây đua nhau trẩy hội: "Ngày xuân du khách viếng đền Cuông; Rực rỡ hoa vàng đón nắng buông; Hồng hạc từ đâu về ngoạn cảnh; Phải hồn Thục Đế nhớ quê hương".
Di tích lịch sử văn hóa đền Cuông năm trong Đông Thành Bát Cảnh (đền Cuông là một trong 8 cảnh đẹp nhất của huyện Đông Thành). Núi Mộ Dạ, nơi có ngôi đền nguy nga ở lưng chừng núi, xưa kia là rừng cây bốn mùa xanh tốt, nhiều muông thú sinh sống, đặc biệt có nhiều chim công.
Đền Cuông được xây dựng trên một quả núi, có địa thế mang dáng dấp chim phượng hoàng ngậm thư, rải cánh là những ngọn núi trùng điệp; đuôi công xòe tận đến làng La Vân (thuộc địa phận huyện Nghi Lộc); đầu công chính là nơi dựng đền thờ; bức thư chính là mảnh đất rộng phía trước mặt.
Đền Cuông được lập để thờ Thục An Dương Vương (một vị vua có công xây dựng nước Âu Lạc - hay còn gọi là đền thờ Thục An Dương Vương). Được xây dựng trên một ngọn núi có dáng dấp giống như con chim công nên gọi là đền Công (tiếng địa phương gọi là đền Cuông).
Lịch sử và truyền thuyết ghi lại, Thục An Dương Vương là một tụ trưởng vùng rừng núi phía Bắc, đồng thời là thủ lĩnh liên minh bao gồm 10 bộ lạc khác hợp thành. Vào cuối đời vua Hùng Vương thứ XVIII, xung đột giữa Thục Phán và vua Hùng xảy ra thường xuyên, lúc đó nước Văn Lang đang đứng trước mối đe dọa hết sức nguy hiểm, nạn xâm lược đại quy mô của đế chế nhà Tần.
Trước sự sống còn của người Lạc Việt và người Âu Việt, Hùng Vương đã quyết định nhường ngôi cho Thục Phán. Thục Phán lên ngôi lấy niên hiệu là An Dương Vương, đổi tên nước thành nước Âu Lạc. Vốn là người tuấn kiệt, Thục Phán đã tập hợp được nhiều, tướng lĩnh tài giỏi, chỉ huy các bộ lạc, đại phá quân Tần, dành thắng lợi một cách oanh liệt.
Đây là chiến công mở đầu, cuộc đấu tranh lâu dài của dân tộc chống lại họa xâm lược của các đế chế phong kiến phương Bắc. Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần dành thắng lợi, uy tiến vua Thục Phán được củng cố và nâng cao, không chỉ trong người Âu Việt mà trong cả người Lạc Việt. Thục Phán đã có công lớn sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Sau chiến thắng đó, thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây dựng được thành Cổ Loa, còn cho vua một cái móng, tướng Cao Lỗ chế ra nỏ thần bắn một phát chết hàng loạt quân địch.
Vào cuối đời Tần, Triệu Đà gốc Hán, chiếm cứ Uất Lâm (Quý Huyện - Quảng Tây), Nam Hải (Quảng Châu, Quảng Tây), Tượng Quân (thuộc Quảng Tây), lập nước Nam Việt, xưng vương, đóng đô ở Phiên Ngung.
Triệu Đà mấy lần đem quân sang đánh Âu Lạc nhưng đều thất bại nên lập kế cầu hòa. Thục An Dương Vương chấp nhận và còn gả con gái Mỵ Châu cho Trọng Thủy (con trai của Triệu Đà).
Trong việc này, Cao Lỗ có can ngăn, Thục An Dương Vương không nghe mà còn xử tệ. Cao Lỗ bỏ ra khỏi thành. Trọng Thủy ở trong cung đánh cắp móng nỏ thần về báo vua cha. Triệu Đà cất quân đánh, nhưng thua. Thục An Dương Vương lên ngựa cho Mỵ Châu ngồi rồi chạy vào Nghệ An với ý đồ tập hợp lại lực lượng, hy vọng có ngày đem quân trở lại phía Bắc.
Mất cảnh giác để mất nước là một tội lớn, song trước đó công của Thục An Dương Vương cũng nhiều. Thục An Dương Vương đã mở rộng thêm bờ cõi, nêu cao ý chí độc lập, anh hùng khí phách, tài thao lược đánh bại quân Tần xâm lược nên vẫn được tôn kính.
Theo truyền thuyết, huyền thoại dân gian không để cho ông chết như những cái chết bình thường. Cái chết của một ông vua anh hùng, Thục An Dương Vương cầm ngọc tê, rùa Kim Quy rẽ nước cho ông xuống biển.
Đền Cuông đặt ở nơi Thục An Dương Vương từ giã cõi đời. Đền Cuông là cái mốc lịch sử, đồng thời là mốc địa lý (bấy giờ bờ cõi nước Việt cũng chỉ mới đến xứ Nghệ).
Câu chuyện huyền bí, hạc về trời, cá voi chết dạt vào biển Cửa Hiền
Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, một thời gian dài việc tế lễ hàng năm đền Cuông không thực hiện được.
Năm 1993, được chính quyền địa phương tôn tạo, trùng tu, Lễ hội đền Cuông bắt đầu hoạt động trở lại, người dân địa phương cũng như du khách thập phương đến đền thắp hương, cầu nguyện ngày càng đông.
Năm 1995, đền Cuông được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia, trong ngày khai mạc Lễ hội, xuất hiện một sự việc có mức độ trùng lặp đến kỳ lạ, trong lúc người dân địa phương và du khách thập phương đang chiêm ngưỡng màn cưỡi ngựa diễu hành của một nông dân, bất ngờ một con hạc to xuất hiện có bộ lông trắng toát tựa như con đại bàng từ từ hạ xuống đậu trên tay người cưỡi ngựa. Người dân cho rằng, đó chính là hiện thân của công chúa Mỵ Châu về tham dự Lễ hội đền Cuông.
Sau đó hạc trắng chết, dân làng làm lễ ướp xác bỏ vào lồng kính đặt một chỗ trang trọng trong đền Cuông.
Nghe tin hạc trắng linh thiêng hạ cánh xuống đền, từng dòng người khắp mọi miền đất nước đổ xô về đền Cuông xem và cầu khấn. Điều đó càng ứng nghiệm lý giải của dân, mối liên hệ giữa con hạc trắng và gắn với câu chuyện cổ xưa.
Một cuộc họp khẩn giữa cơ quan ban ngành cấp tỉnh bàn về câu chuyện con hạc trắng. Một số người cho rằng, nên chôn cất và lập miếu thờ ngay tại đền Cuông. Nhưng sau khi tham khảo một số chuyên gia, con hạc trắng được ướp cho vào tủ kính đặt ngay tại đền Cuông.
“Tôi còn nhớ rất rõ, chiều ngày 14/2/1995 âm lịch, không biết từ đâu xuất hiện một con hạc lớn bay đến và đậu ngay trước phía đối diện cửa đền Cuông. Cứ đứng vậy không đi. Quan sát của ban tổ chức lễ hội chúng tôi, thời điểm đó, rất đông người dân đến xem con hạc. Do vậy, ban tổ chức lễ hội chúng tôi cùng chính quyền địa phương đã giữ con hạc lại chăm sóc nhưng rồi hạc yếu dần và chết. Các bậc cao niên trong vùng cho rằng hạc là hóa thân của tiền nhân nên sau khi hạc chết đã được mang đi ướp xác và đặt trong lồng kính cho tới tận giờ.
Chưa hết, sau đó 1 năm, có 1 con con cá voi rất lớn chết, trôi dạt vào biển Cửa Hiền (Diễn Châu). Địa điểm này gắn liền với chuyện khi Thục phán An Dương Vương bị truy đuổi và tuẫn tiết tại cửa biển Cửa Hiền vào năm 208 TCN. Hầu hết người dân đều tin rằng đền Cuông rất linh thiêng và huyền bí" - ông Trần Ngọc Tam, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Du lịch huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An).
Năm 1996, tại biển Cửa Hiền, đúng dịp diễn ra Lễ hội đền Cuông, lại xuất hiện xác của một con cá voi nặng 10 tấn. Đây cũng chính là nơi vua An Dương Vương đã từng gieo mình xuống biển.
Mọi người cho rằng, hạc là hiện thân cho Mỵ Châu, cá voi chết trôi dạt vào bờ biển là minh chứng cái chết bi thảm của An Dương Vương. Hai sự kiện kỳ lạ này càng khiến cho Lễ hội đền Cuông càng linh thiêng.
Lễ hội đền Cuông được diễn ra vào các ngày 13,14,15,16 tháng 2 (al) hằng năm. Lễ hội đền Cuông có quy mô lớn nổi tiếng của Nghệ An, thu hút sự quan tâm đông đảo người dân địa phương và du khách khắp mọi miền đất nước.
Lễ hội gồm 3 phần chính: phần lễ, rước kiệu và phần hội. Phần lễ, gồm các hoạt động: Khai quang, Trung thiên, Yết - Đại- Tạ, Túc trực. Những người đảm nhiệm phần lễ phải mặc trang phục đúng với quy định.
Lễ hội đền Cuông với màn rước kiệu đặc sắc, vào ngày 15 tháng 2 (al). Kiệu được đưa từ nhà họ Cao và Đình Xuân Ái đến đền Cuông. Bao gồm 3 kiệu: Kiệu đầu tiên của vua Thục Phán, ở giữa của công chúa Mỵ Châu và cuối cùng kiệu tướng Cao Lỗ.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Cao Văn Lương – Tổ trưởng Tổ cúng đền Cuông, cho biết: "Đền Cuông được xây dựng trên núi Mộ Dạ thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An từ thời Lê Sơ, thờ vua Thục An Dương Vương, người đã có công đánh Tần đuổi Triệu mang lại độc lập tự do cho dân tộc. Gây dựng non sông gấm vóc nước Âu Lạc. Được nhân dân tôn là Thánh Đế, chính quyền và người dân địa phương thờ cúng quanh năm.
"Vào dịp Lễ hội đền Cuông, du khách thập phương khắp mọi miền đất nước tụ hội về dâng hương cầu quốc thái dân an, gia đình ấm no, hạnh phúc, công danh sự nghiệp... Cứ vào ngày mùng 1, ngày rằm, người dân lại sắm lễ vật lòng thành để dâng lên vua An Dương Vương" - ông Cao Văn Lương – Tổ trưởng Tổ cúng đền Cuông, cho hay.
Một cán bộ nghỉ hưu với 57 tuổi Đảng ở Hà Tĩnh chung tay cùng làng xóm xây dựng nông thôn mới 01/08/2022 11:23
Đông đảo hội viên, nông dân đi cỗ vũ Hội thi Nhà nông đua tài Hà Tĩnh lần thứ V năm 2022 30/07/2022 05:41
Nữ sinh “trường làng” ở Hà Tĩnh có cách học cực "dị", dễ dàng trở thành thủ khoa tốt nghiệp THPT 24/07/2022 15:38
Lễ hội bắt cá Vực Rào tồn tại trên 300 năm ở Hà Tĩnh bắt nguồn từ đâu? 18/07/2022 06:30
Ngôi miếu cổ ở Hà Tĩnh thờ cá Ông, loài cá thiêng cứu người, hộ giá vua Lê Thánh Tông vượt qua bão biển 16/06/2022 06:11
Từ khóa » đền Thờ An Dương Vương Nghệ An
-
Đền Cuông Nghệ An – Di Tích Lịch Sử Quốc Gia đặc Biệt - Vinpearl
-
Chiêm Ngưỡng Đền Thờ Thục Phán An Dương Vương ở Nghệ An
-
Đền Cuông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Thờ An Dương Vương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Tích Đền Cuông Và Những Bí ẩn Về Con Hạc Trời - Vinh City
-
Top 15 đền An Dương Vương Nghệ An
-
Đền Cuông, Cội Nguồn Truyền Thuyết An Dương Vương - YouTube
-
Đền Cuông | Du Lịch Vinh | Dulich24
-
Đền Cuông – Nơi Ghi Dấu Những Phút Bi Tráng Cuối Cùng Của Vua An ...
-
Khám Phá Đền Cuông: Ngồi đền Linh Thiêng Nổi Tiếng Nhất Xứ Nghệ
-
Đền Thờ An Dương Vương ở Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An
-
Sự Tích đền Cuông Và Những Câu Chuyện đầy Bí ẩn - An Ninh Thủ đô
-
Diễn Châu Tổ Chức Lễ đại Tế Vua Thục An Dương Vương
-
Diễn Châu Tổ Chức Lễ Đại Tế Vua Thục An Dương Vương
-
Bí ẩn Hạc Trắng ở đền An Dương Vương - Báo Tây Ninh Online
-
Đền Thờ An Dương Vương - Wikiwand