Câu Chuyện Lạ Công Giáo: Đức Mẹ Măng Đen - KonTum - CatholicVN

Skip to content

Đức Mẹ Măng Đen với quyền năng của hai bàn tay cụt (Hay còn gọi là Đức Mẹ Cụt Tay) tại Giáo Xứ KON-XƠM-LUTH, Giáo phận KON TUM. Đây là một trung tâm hành hương nổi tiếng tại Việt Nam. Với nhiều vật chứng, bí tích và phép lạ, mỗi năm – trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen đón từ hàng chục đến hàng trăm Người Hành Hương trên khắp Việt Nam và thế giới tới Viếng Đức Mẹ Măng Đen.

Nguồn gốc Tượng đài Đức Mẹ Măng Đen

Theo tư liệu của Tòa Giám Mục TGP KonTum, một tượng đài thô sơ, không mái che, đã được xây dựng trên một triền núi tại Măng Đen vào mùa Vọng năm 1971. Đứng trên tượng đài là một pho tượng Đức Mẹ Fatima có tràng hạt giăng trên hai bàn tay. Vào dịp lễ Thánh Gia Thất sau Noel năm ấy Đức Cha Phaolô Seitz Kim, Giám Mục Kontum, đã tới cử hành thánh lễ tại đây. Năm 1974 chiến sự đã biến vùng đồi núi này thành chốn hoang tàn, rất ít thấy bóng người qua lại. Pho tượng vẫn sừng sững đứng trên tượng đài giữa cánh rừng hoang vắng. Điều đáng nói là pho tượng, vẫn nguyên vẹn, đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1983 bởi một đôi vợ chồng bên lương (người chồng tên là Bá, người vợ tên là Hằng), nhưng họ chưa quan tâm nhiều và chưa có sự ứng xử cụ thể nào đối với pho tượng.
  • Phục dựng, chỉnh sửa chân dung Bức Tượng Đức Mẹ La Vang, Quảng Trị tại Thánh Địa
  • Hình ảnh Tượng Đức Mẹ Maria: Ban Ơn, Fatima, Lộ Đức, Mân Côi… mini, để ngoài trời
Đức Mẹ Măng Đen với quyền năng của hai bàn tay cụt (Hay còn gọi là Đức Mẹ Cụt Tay) tại Giáo Xứ KON-XƠM-LUTH, Giáo phận KON TUM.

Câu Chuyện – Bí Tích và Phép Lạ về Đức Mẹ Măng Đen

Câu chuyện là số 1 về Đức Mẹ Măng Đen

Truớc tiên là câu chuyện ông Bá phát hiện pho tượng Đức Mẹ bị tàn phế, do vợ ông là bà Hằng kể lại cho một tín hữu công giáo (ông L., tạm đọc là Lành) ngày 09-12-2006. Chính việc ông Lành đi gặp bà Hằng cũng là do một sự tình cờ khá hy hữu. Hôm đó ông Lành ăn trưa trong quán tại thị trấn Kon Plông, và theo thói quen công giáo, ông làm Dấu Thánh Giá trước bữa ăn, khiến một thanh niên kia tò mò, thấy thế liền tới bắt chuyện. Anh này tự giới thiệu là P.(tạm đọc là Phả), cũng là người công giáo, nhưng do kế sinh nhai nên đã thôi hành đạo công khai. Anh ta biết bàmHằng và biết rằng bà này đã phát hiện một pho tượng Đức Mẹ gãy tay và đang muốn đem về nhà bà ta. Chính anh Phả này đề nghị với ông Lành:”Hay là anh thỉnh đem (tượng) về đi”. Điều khiến ông Lành ngạc nhiên là nhà bà Hằng ở ngay trước mặt nhà mình, mà ông không hề nghe bà ấy kể chuyện tượng Đức Mẹ. Ông Lành hứng chí, bỏ nghỉ trưa, đi ngay về nhà để gặp bà Hằng. Theo bà này kể, thì vào năm 1987, tức 4 năm sau khi phát hiện tượng đài với pho tượng Đức Mẹ còn nguyên vẹn, chồng của bà đi học tại Quy Nhơn, đã hai lần nằm mơ thấy cái đầu và hai bàn tay của pho tượng bay lơ lửng gần bên pho tượng. Sau lần mơ thứ nhất, ông Bá về Măng Đen kiểm tra thì thấy đúng là pho tượng không còn đầu và tay nữa. Ông vẫn chưa tìm ra cách ứng xử nào. Sau lần nằm mơ thứ hai tại Quy Nhơn, với nội dung giấc chiêm bao giống như lần trước, ông đâm ra bối rối, trở về nhà, đem chuyện kể với mấy người thợ đang lao động trong mỏ đá của ông. Trong số này có một người công giáo, tuy không phải là nghệ nhân chuyên nghiệp, nhưng vì thương hại sự bối rối của ông chủ bên lương, và cũng có thể do lòng kính mến Đức Mẹ, nên đã theo cảm hứng hồn nhiên dùng xi măng đắp thêm cái đầu vào pho tượng với gương mặt không giống Đức Mẹ Fatima thông thường bao nhiêu, nhưng mang dáng dấp Phật Bà Quan Âm. Nghệ nhân nghiệp dư ấy cũng ráp hai bàn tay mới vào pho tượng, (nhưng sau đó cả hai đã rơi xuống, nằm vùi dứơi đất gần tượng đài5). 4 Xem Nội San “PATER”, Hội Thánh Phụng Thờ Thiên Chúa & Phục Vụ Anh Em, Tòa Giám Mục Kontum – 56 Trần Hưng Đạo – Kontum, số 04/2007 trang 51-53. Nghĩa cử của ông chồng bên lương có đính kèm hành động mang tính tín ngưỡng cao: ông thành kính thắp nhang cầu nguyện trước pho tượng vừa được phục chế. Kết quả là: từ đó ông hết nằm mơ thấy pho tượng trong giấc ngủ, đồng thời kinh tế gia đình ông khấm khá lên hơn trước.

Điềm lạ khi chụp hình ở Tượng đài Đức Mẹ Măng Đen

Thứ hai là câu chuyện chụp hình do chính ông Lành kể : ngay trưa hôm đó (09-12-2006) Ông Lành chở bà Hằng đến tượng đài do bà chỉ đường. Với chiếc máy kỹ thuật số, ông muốn chụp hình bà đứng bên tượng đài làm tư liệu. Bà từ chối vì sợ. Cuối cùng do ông Lành nài nỉ, bà đồng ý chụp. Ông chụp cho bà, sau khi bà đã bấm máy cho ông. Nhưng kỳ lạ thay: những kiểu chụp cho bà Hằng thì không thấy có hình nào cả, còn những kiểu chụp cho ông Lành thì có ảnh rõ nét! Tác giả Phước Nguyên bình luận “đây là một điềm lạ nữa”.
Đức Mẹ Măng Đen với quyền năng của hai bàn tay cụt (Hay còn gọi là Đức Mẹ Cụt Tay) tại Giáo Xứ KON-XƠM-LUTH, Giáo phận KON TUM.

Câu chuyện lạ về anh tài xế xe ủi tại Tượng đài Đức Mẹ

Thứ ba là câu chuyện anh tài xế xe ủi bên lương do anh Phả kể cho ông Lành trưa hôm 09- 12-2006: “Xe ủi đang ủi đường theo mốc phóng mở đường vòng đai thị trấn này (Kon Plông), khi đến gần tượng đài (cách trung tâm thị trấn khoảng 1 km) thì bị tắt máy hoặc máy vẫn nổ mà không tiến được. Kêu thợ đến sửa thì thợ bảo máy vẫn tốt. Sau đó người ta mới nhận ra có bức tượng ở phía trước mặt (chắc hẳn là pho tượng đã được phục chế như đề cập trên đây), anh tài xế lại rồ máy và ủi tránh sang một bên – nên con đường giờ đây hơi cong so với dự tính ban đầu của nhà quy họach” – và xe đã chạy ngon lành.

Vẫn còn rất nhiều những mẩu chuyện ngắn, câu chuyện lạ về sự linh thiêng, điều đặc biệt chưa có lời giải ở Tượng đài Đức Mẹ Măng Đen. Tượng Đức Mẹ Măng Đen Cụt Tay có thể được xem như một minh họa đặc biệt của Đức Mẹ Sầu Bi đứng dưới chân Thánh Giá. Điều gây ngỡ ngàng là hai bàn tay cụt mà rất “thiêng”. Điều này được minh chứng bởi số lượng ngày càng tăng các tấm bia tạ ơn và các đoàn hành hương đến từ nhiều miền của đất nước để cầu nguyện với Mẹ. Vì thế, tượng Đức Mẹ Cụt Tay thể hiện quyền lực cụ thể và đầy ấn tượng về sự thông dự của Đức Maria, người Nữ Tỳ Khiêm Hạ và Đau Khổ của Thiên Chúa, vào mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Kitô. Pho tượng Đức Mẹ Cụt Tay biểu lộ cách thiết thực và hữu hiệu sự đồng cảm sâu sắc của Đức Maria với những người đang mang trên thân xác và trong tâm hồn mình dấu vết của Chúa Cứu Thế nơi Thập Giá; Pho tượng Đức Mẹ Cụt Tay gửi đi một sứ điệp thống thiết mời gọi mọi khách hành hương hãy cùng với Đức Maria hiệp thông và chia sẻ: chia sẻ tình người và tình Chúa, thực hiện công cuộc Phúc Âm hóa, loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân, khởi đi từ đồi núi Măng Đen xa xôi, hẻo lánh, và từ cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên bao la…

Hình ảnh về Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen

Video về Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen

Bài hát Đức Mẹ Măng Đen

1. LẠY MẸ MĂNG ĐEN – NGUYỄN HỒNG ÂN | Thánh Ca Tháng Hoa Dâng Đức Mẹ MĂNG ĐEN

  • Phục dựng, chỉnh sửa chân dung Bức Tượng Đức Mẹ La Vang, Quảng Trị tại Thánh Địa
  • Hình ảnh Tượng Đức Mẹ Maria: Ban Ơn, Fatima, Lộ Đức, Mân Côi… mini, để ngoài trời
  • Siêu thị Công Giáo – Tượng Đức Mẹ Cao Cấp

Thông tin liên hệ Siêu Thị Công Giáo CatholicVN

  • Xem ngay các mẫu Tượng đẹp tại: Cửa hàng Tượng Công Giáo
  • Hoặc liên hệ ngay với Catholicvn.com qua số điện thoại: 0827.999.383 (số Zalo)
  • Youtube: Siêu Thị Công Giáo CatholicVN
  • Facebook: https://www.fb.com/catholicvn.68 & Inbox Facebook: m.me/catholicvn.68

Sưu tầm

Câu chuyện lạ Công Giáo: Đức Mẹ Măng Đen – KonTumTượng linh vật Luce 1 bình luận ở Câu chuyện lạ Công Giáo: Đức Mẹ Măng Đen – KonTumPosted in Tin Tức Công Giáo By Nguyễn Văn CườngPosted on 18 Tháng Năm, 20215 Tháng Mười Hai, 2024Tagged catholicvn, đức mẹ măng đen

Điều hướng bài viết

Tượng Công Giáo Cao Cấp bằng Composite – PolyresinNên mua Tượng Công Giáo ở đâu đẹp nhất?

One thought on “Câu chuyện lạ Công Giáo: Đức Mẹ Măng Đen – KonTum

  1. Pingback: Luật Hôn Nhân Công Giáo và những điều cần biết - Catholic Vietnam

Comments are closed.

Scroll to top

Từ khóa » đức Mẹ Măng đen Sự Tích