Câu Chuyện Truyền Cảm Hứng Từ Thành Công Của Thomas Edison

Thomas Edison là ai?

Tên đầy đủ của ông là Thomas Alva Edison, một nhà phát minh người Mỹ, là nhà khoa học vĩ đại trong thời đại của mình. Ông cũng được biết đến là một trong những doanh nhân lớn nhất nước Mỹ.

Edison và chiếc máy hát quay đĩa

Edison không được sinh ra từ nhung lụa. Ông phải vươn lên từ những khó khăn trong cuộc sống, học từ những thất bại, để sau đó phát minh ra các thiết bị công nghệ lớn như: bóng đèn điện, pin lưu trữ kiềm, điện báo, máy hát đĩa, máy quay phim chuyển động,… Edison đã thực hiện 1.093 phát minh và đồng thực hiện nhiều phát minh khác trong cuộc đời của mình.

Thomas Alva Edison sinh ngày 11/2/1847 tại Milan, Ohio. Cha ông là Samuel Ogden Edison và mẹ ông là Nancy Mathews Elliott. Edison là con út trong số bảy người con của cha mẹ ông.

Thư của mẹ Thomas Edison đã biến ông thành thiên tài như thế nào?

Khi Edison lớn lên, cha mẹ ông đã đưa ông vào một trường học. Một ngày nọ, khi còn là cậu bé, Thomas Edison đi học về, ông đưa cho mẹ một tờ giấy. Ông nói với mẹ rằng: Cô giáo đưa tờ giấy cho con và nói đem về cho mẹ, yêu cầu mẹ mở nó ra xem.

Khi bà mẹ đọc tờ giấy đó, đôi mắt bà đọng nước mắt. “Trong đó nói gì vậy mẹ?”, Edison hỏi. Bà mẹ đọc lá thư xúc động nói về con trai mình: Con trai bạn là một thiên tài. Ngôi trường này quá nhỏ dành cho anh ấy, và không có đủ thầy giáo giỏi để dạy anh ấy. Xin vui lòng tự huấn luyện cho anh ấy!

Edison chỉ đi học được 3 tháng. Đó là bước ngoặt đối với ông. Bởi sau đó, ông đã khám phá nhiều điều và phát triển niềm yêu thích đối với vật lý và toán học.

Nhiều năm sau, mẹ của Edison qua đời. Lúc đó, Thomas Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế giới. Một ngày nọ, ông đang kiểm tra tủ của mình và tìm thấy một bức thư, đó chính là bức thư mà cô giáo thời thơ ấu của ông đã viết cho mẹ ông ngày hôm đó. Edison mở bức thư ra và đọc nó:

"Trường học không thể cho phép con trai bạn tham gia lớp học nữa. Anh ấy bị suy nhược thần kinh. Anh ấy bị đuổi học”.

Edison đã không kìm được nước mắt, sau đó ông ấy viết trong nhật ký của mình:

“Thomas A.Edison là một đứa trẻ thiểu năng trí tuệ. Mẹ đã biến anh thành thiên tài của thế kỷ”.

Điều này chứng tỏ rằng, một lời động viên tích cực có thể giúp thay đổi vận mệnh của bất kỳ ai.

Cách Thomas Edison thành công từ các thất bại

Edison làm việc rất chăm chỉ. Năm 12 tuổi, ông còn đi bán báo và trái cây trên tàu hỏa.

Edison với phát minh bóng đèn điện

Sau đó, Edison phải đối mặt với nhiều thăng trầm trong cuộc sống nhưng Edison không bao giờ bỏ cuộc, luôn giải quyết với mọi vấn đề bằng lòng dũng cảm. Ông ấy đã dạy cho chúng ta một bài học quan trọng là không bao giờ bỏ cuộc.

Vào ngày 10/12/1914, đã xảy ra một vụ nổ lớn ở West Orange, New Jersey, Hoa Kỳ. Nhà máy của nhà phát minh huyền thoại bị ngọn lửa lớn nhấn chìm. Sở cứu hỏa điều xe chữa cháy đến hiện trường nhưng không thể kiềm chế được đám cháy.

Sau khi đã cố gắng hết sức, Edison bình tĩnh đứng đó nhìn ngọn lửa thiêu rụi nhà máy của mình, công việc khó khăn cả đời của ông. Cậu con trai 24 tuổi Charles của ông bước đến và đứng cạnh ông. Bằng giọng nói bình thản, Edison nói với con trai mình: Charlie, hãy đi gặp mẹ và bạn bè của con. Cả đời họ sẽ không bao giờ được chứng kiến ​​một đám cháy ngoạn mục như thế này!

Kinh ngạc và bị sốc trước câu nói của cha mình, Charles nói với Edison: Toàn bộ nhà máy và văn phòng của chúng ta đang bị thiêu rụi thành tro, tất cả những gì chúng ta thấy là một đám cháy lớn! Thomas Edison bình tĩnh trả lời: Đúng vậy, nhà máy của chúng ta đang bị thiêu rụi thành tro. Tất cả những sai lầm mà chúng ta đã gây ra cho đến nay trong nhà máy cũng bị thiêu rụi. Nhưng chúng ta sẽ bắt đầu lại từ đầu, vào ngày mai.

Thomas Edison là người đã phải vượt qua rất nhiều thất bại trước khi có thể thành công. Trên thực tế, ông là bậc thầy về “thử và sai”, khi thử các giả thuyết khác nhau cho đến khi tìm được câu trả lời.

Khi còn trẻ, Edison đã thực hiện nhiều phát minh. Vào thời điểm phát minh ra bóng đèn, Edison đã thất bại hơn 10.000 lần nhưng ông ấy vẫn không ngừng cố gắng. Cuối cùng, ông đã thành công.

Một lần, người ta hỏi ông đã thất bại bao nhiêu lần khi cố gắng tạo ra bóng đèn mà chúng ta biết ngày nay. Edison nói: Tôi đã không thực hiện được 10.000 lần. Nhưng tôi đã tìm thấy 10.000 cách không có hiệu quả.

Thomas Edison năm 1922

Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế khó khăn hơn nhiều. Bởi từ khi còn nhỏ, mọi người xem ông ấy là một người chậm tiến, nói rằng ông ấy sẽ không bao giờ làm được bất cứ điều gì. Ngay cả giáo viên của Edison cũng nghĩ, tâm trí ông ấy thường đi lang thang trong lớp.

Edison mất ngày 18/10/1931. Ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông.

Hoa Kỳ tưởng nhớ ông bằng cách tắt toàn bộ đèn điện trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ trong một phút để tưởng nhớ một thiên tài, đã mang đến cho con người một thứ ánh sáng nhân tạo, một "mặt trời thứ hai".

Thông điệp truyền cảm hứng

Câu chuyện truyền cảm hứng của Edison cho chúng ta một bài học đi đến thành công. Điểm yếu lớn nhất của chúng ta nằm ở việc dễ dàng bỏ cuộc. Cách chắc chắn nhất để thành công là luôn cố gắng, dù chỉ thêm một lần nữa.

Thông thường, những gì cuộc sống cản trở chúng ta, khiến ước mơ của chúng ta vụt tắt, hy vọng của chúng ta tan tành. Nhưng với những người mạnh mẽ, họ không khóc, luôn cố gắng xây dựng lại ước mơ của mình. Những con người vĩ đại, họ sống và đứng lên từ những thử thách, khó khăn mà cuộc sống ném vào họ.

Họ bắt đầu lại từ đầu với hy vọng lớn lao, với quyết tâm cao độ. Đó là lý do tại sao họ đạt được tiềm năng của mình, đạt đến đỉnh cao nhất của thành công mà hầu hết mọi người đều khao khát.

Cuộc sống luôn cho mọi người cơ hội thứ hai. Những gì bạn làm với nó hoàn toàn nằm trong khối óc và đôi bàn tay của bạn. Bạn có thể tự đứng dậy trong khủng hoảng và trở nên tốt đẹp hơn với cuộc sống và công việc; hoặc bạn ngồi tiếc rẻ về việc bạn đã đánh mất mọi thứ như thế nào. Chính trong những lúc “bắt đầu lại”, có thể thực sự nói rằng bạn đã trưởng thành. Nếu bạn học được từ những sai lầm của mình thì bạn là người thông minh.

Từ khóa » Kể Chuyện Edison