Cầu Cơ – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Cầu cơ là một phương pháp giao tiếp với thế giới tâm linh hoặc những thế lực huyền bí bằng cách sử dụng một tấm bảng có viết các chữ và số, và một miếng gỗ nhỏ hình trái tim (cơ). Những người tham gia chiêu hồn đặt một ngón tay lên cơ sau đó thông qua một số nghi thức thần bí để trò chuyện với thế lực siêu hình bằng cách đánh vần các chữ cái mà cơ chỉ đến để tạo thành những câu hoặc cụm từ có nghĩa.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ này trong tiếng Anh là ouija (/ˈwiːdʒə/ WEE-jə), một từ bắt nguồn từ từ tiếng Pháp oui và tiếng Đức/Hà Lan ja, đều có nghĩa là có, vâng, phải.[1] Những bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers, nó đã trở thành một thương hiệu khá phổ biến trong lĩnh vực này.[2]
Sau khi được giới thiệu ra thị trường lần đầu tiên bởi doanh nhân Elijah Bond vào những năm cuối thập niên 1890, bàn cầu cơ được xem như vô hại và không có gì liên quan đến huyền bí, cho đến khi nhà ngoại cảm Pearl Curran sử dụng nó để tiên đoán trong thế chiến thứ I thì cầu cơ mới trở nên phổ biến.[3] Thiên Chúa giáo chính thống và một số nhà huyền học đã cảnh báo không nên cầu cơ vì nó có liên quan đến các thế lực ma quỷ.[4]
Trong khi những tín hữu của cầu cơ cảm thấy sự huyền bí và siêu nhiên trong hành động cầu cơ, tuy nhiên các nhà tâm lý học đã giải thích sự chuyển động của con trỏ là kết quả của hiệu quả vô thức (ideomotor effect).[5][6][7] Mặc dù sự thật đã bị các nhà khoa học lột trần, nhưng cầu cơ vẫn còn rất phổ biến trong giới trẻ.[3]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trung Quốc
[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm thông tin: Cơ bútMột trong những đề cập đầu tiên đến phương pháp cơ bút (zh: 扶乩 là một kiểu cầu cơ bằng cách viết chữ) được sử dụng đã được tìm thấy ở Trung Quốc vào khoảng năm 1100 trước Công nguyên và lần đầu tiên được ghi trong các tài liệu lịch sử của nhà Tống. Toàn Chân đạo đã sử dụng cơ bút như là một phương tiện để liên lạc với những người đã chết hoặc thế giới tâm linh được thực hiện theo một nghi lễ đặc biệt có sự giám sát, cho đến khi nó bị cấm bởi nhà Thanh.[8] Một số kinh sách của Đạo giáo được cho là tác phẩm của cơ bút. Phương pháp cầu cơ tương tự cũng đã được áp dụng rộng rãi tại Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp, La Mã và Châu Âu vào thời Trung cổ.[9]
Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Chịu ảnh hưởng cả hai nền văn hóa Trung Quốc và Phương Tây, Việt Nam là quốc gia phát triển hình thức cầu cơ để hình thành một tôn giáo: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hay còn được biết đến với tên gọi đạo Cao Đài. Hình thành từ phong trào cơ bút chịu ảnh hưởng của Minh Sư đạo và Thông linh học của phương Tây, các tín đồ Cao Đài cho rằng hệ thống tổ chức đạo, cấp bậc giáo phẩm, kinh sách của họ là được giáng truyền bởi Thượng đế thông qua hình thức cơ bút. Dù hình thức cầu cơ được xem là mê tín và gần như bất hợp pháp, nhưng tôn giáo Cao Đài lại có số tín đồ lớn thứ 3 tại Việt Nam[cần dẫn nguồn] và được công nhận tổ chức giáo hội hợp pháp bởi nhà nước Việt Nam.
Trò chơi
[sửa | sửa mã nguồn]Trong suốt những năm cuối thế kỷ 19, bàn cầu cơ đã được bán rộng rãi như là một món hàng mới lạ. Hai thương gia Elijah Bond và Charles Kennard đã có ý tưởng phát minh ra một bàn cầu cơ in sẵn các ký tự để bán. Họ đã đăng ký phát minh này vào ngày 28 tháng 5 năm 1890, và bằng sáng chế Hoa Kỳ số 446054 được cấp vào ngày 10 tháng 2 năm 1891. Bond là 1 luật sư và cũng là một nhà phát minh cho nhiều thiết bị khác. William Fuld, một nhân viên của Kennard, đã lấy công nghệ sản xuất và năm 1901 Fuld bắt đầu sản xuất các bàn cầu cơ mang tên "Ouija".[10] Kennard giải thích rằng ông đã có được từ "Ouija" khi sử dụng bàn cầu cơ và đó là 1 từ Ai Cập cổ đại có nghĩa là "chúc may mắn". Trong khi Fuld vẫn tiếp tục sản xuất các bàn cầu cơ, ông phổ biến từ "Ouija" với một cách giải thích được chấp nhận rộng rãi hơn, đó là sự kết hợp giữa từ "Yes" (vâng, phải) trong tiếng Pháp và tiếng Đức.[11] Tên Fuld đã được gắn chung với bàn Ouija, và Fuld đã tái tạo lịch sử bằng cách giải thích chính ông mới là người đã phát minh ra bàn cầu cơ. Fuld sở hữu nhiều công ty dưới tên "Ouija" cho đến khi ông mất vào năm 1927. Năm 1966, tài sản của Fuld đã được chuyển nhượng cho công ty Parker Brothers tiếp tục nắm giữ các nhãn hiệu và bằng sáng chế. Ngày nay, có khoảng 10 nhãn hiệu của bàn cầu cơ được bán với các tên gọi khác nhau.[10]
Chỉ trích
[sửa | sửa mã nguồn]Tôn giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ Đốc giáo, đặc biệt là các Kitô hữu của đạo Tin Lành ở Hoa Kỳ chỉ trích kịch liệt việc cầu cơ. Năm 2001, một bàn cầu cơ đã bị đốt ở Alamogordo bang New Mexico cùng với cuốn Harry Potter bởi một nhóm người theo trào lưu chính thống cho rằng những thứ này là "biểu tượng của phù thủy".[12][13][14] Những người này cho rằng cầu cơ đã tiết lộ những thiên cơ của Thiên Chúa, và do đó nó là công cụ của Satan.[15] Một phát ngôn viên của Human Life International đã miêu tả bàn cầu cơ như là 1 phương tiện để giao tiếp với các linh hồn và kêu gọi cấm hãng đồ chơi Hasbro tiếp thị chúng.[16]
Trong phiên tòa xét xử sát nhân Joshua Tucker, mẹ của hắn khẳng định rằng Tucker thực hiện hành vi giết người trong khi bị quỷ ám vì sử dụng bàn cầu cơ.[17][18]
Các giám mục ở Micronesia kêu gọi lệnh cấm các bàn cầu cơ, và cảnh báo những người sử dụng nó tức là đang nói chuyện với ma quỷ.[19]
Truyền thông
[sửa | sửa mã nguồn]Giới báo chí đã chỉ trích cầu cơ từ khi nó mới xuất hiện, họ gọi cầu cơ là "dấu vết còn lại" của hệ thống niềm tin lạc hậu và là trò lừa gạt tiền bạc những người cả tin.[20][21]
Cầu cơ cũng bị châm biếm trong các bài hát. Lời ca trong những bản nhạc của ca sĩ Dick Valentine đã so sánh việc cầu cơ chẳng khác gì chơi trò "tiddlywinks".[22]
Hàn lâm
[sửa | sửa mã nguồn]Cầu cơ bị nhiều nhà khoa học chỉ trích rằng nó chỉ là trò bịp bợm lợi dụng "hiệu quả vô thức".[23] Các nghiên cứu thiết lập và tái tạo cầu cơ thực hiện trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng trong điều kiện phòng thí nghiệm thì cũng xảy ra tình trạng con cơ di chuyển vô thức.[23] Một số nghi ngờ cho rằng những người thực hiện thử nghiệm đã cố tình di chuyển.[24] Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các thông điệp được viết ra bởi cầu cơ cũng tương tự như những thông tin đi qua tâm thức của các đối tượng tham gia.[25]
Trong thập niên 1970 các nhà xã hội học đã xem cầu cơ như là 1 hình thức sùng bái, tuy nhiên vấn đề này đã được xem xét rất kỹ lưỡng.[26]
Bàn cầu cơ bị Heidegger chỉ trích: "Có thể thấy người ta cầu cơ nhan nhản khắp nơi" và cho rằng những người cầu cơ rất "ngạo mạn" khi tự nhận mình có thể vượt qua cái chết để tiếp xúc với các linh hồn.[27]
Sử dụng trong văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Bàn cầu cơ trở thành nguồn cảm hứng cho việc sáng tác văn chương, người ta dùng nó như phương tiện gợi nên ý tưởng hoặc như là 1 dạng cung cấp thông tin trong công việc viết lách. Kết quả là bàn cầu cơ trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20, bởi trong thập niên 1920 rất nhiều cuốn sách "tâm linh" có chất lượng khác nhau đã được khởi đầu viết bằng cầu cơ.[28]
Tác giả cuốn tiểu thuyết Jap Herron, Emily Grant Hutchings, đã giải thích: cuốn tiểu thuyết này đã được linh hồn của Mark Twain đọc cho cô viết ra thông qua cầu cơ sau khi ông qua đời.[29]
Các nhân vật
[sửa | sửa mã nguồn]- Nhà văn người Anh, Gilbert Keith Chesterton đã sử dụng một bàn cầu cơ. Khoảng năm 1893 ông đã trải qua một cuộc khủng hoảng bởi chủ nghĩa hoài nghi và bị trầm cảm, trong thời gian này Chesterton đã thử nghiệm với cầu cơ và ông rất thích thú vì sự huyền bí của nó.[30]
- Nhà thơ James Merrill cũng sử dụng cầu cơ trong nhiều năm, và thậm chí ông còn mở lối vào để khuyến khích các linh hồn vào cơ thể mình. Ông đã viết bài thơ "The Changing Light at Sandover" với sự giúp đỡ của bàn cầu cơ. Trước khi qua đời, ông đã khuyến cáo mọi người không nên sử dụng bàn cầu cơ.[31]
- Cựu Thủ tướng Ý Romano Prodi tuyên bố dưới tuyên thệ, rằng trong một buổi chiêu hồn thông qua cầu cơ được tổ chức vào năm 1978 với các giáo sư khác của Đại học Bologna, con "ma" Giorgio La Pira đã đánh vần tên đường phố nơi mà cựu thủ tướng Aldo Moro đã bị Lữ đoàn đỏ bắt giữ.[32]
- Năm 1994, tại London, nhiều luật sư đã đệ đơn kháng cáo cho người bị kết án sát nhân là Stephen Young, sau khi bị cáo biết rằng 4 người trong số bồi thẩm đoàn đã sử dụng cầu cơ để "chiêu hồn" nạn nhân và linh hồn này đã nói mình bị giết hại bởi 1 người tên Young.[33]
- Bill Wilson, người đồng sáng lập Alcoholics Anonymous, đã sử dụng bàn cầu cơ để liên hệ với linh hồn.[34]
- Ngày 25 tháng 7 năm 2007, để chuẩn bị xuất bản một chương trình của kênh Coast to Coast AM về siêu linh, chủ trì George Noory muốn thử tiến hành một trải nghiệm trực tiếp với bàn cầu cơ trên kênh phát thanh toàn quốc mặc cho sự phản đối dữ dội từ một trong những vị khách của ông, Jordan Maxwell, và sự ủng hộ từ những vị khách khác, Dr. Bruce Goldberg, Rosemary Ellen Guiley, và Jerry Edward Cornelius. Vào đúng lúc phát chương trình đang thực hiện thì những sự kiện xúi quẩy liên tục xảy đến với những người bạn và gia đình của Noory cũng như một vài người khách của ông, những sự kiện đó được nhìn nhận như sự trùng hợp ngẫu nhiên. Sau khi kể lại một kinh nghiệm cận tử vào năm 2000 và ghi nhận sự kiện kỳ lạ đang diễn ra, Noory đã hủy bỏ các thử nghiệm.[35]
- Dick Brooks ở Houdini Museum tại Scranton, Pennsylvania, dùng bàn cầu cơ như một phần của màn trình diễn về tâm linh và chiêu hồn.[36]
- Ban nhạc The Mars Volta đã sáng tác album Bedlam in Goliath dựa trên những trải nghiệm của chính họ với trò cầu cơ. Theo như câu chuyện của họ (được viết lại bởi tiểu thuyết gia Jeremy Robert Johnson), thì Omar Rodriguez Lopez đã mua một bàn cầu cơ khi đi du lịch ở Jerusalem. Thoạt đầu cái bàn này đã đưa ra một câu chuyện mà sau này trở thành chủ đề cho album nhạc. Những sự kiện kì lạ được cho là liên quan đến hoạt động này xảy ra suốt quá trình thu âm cho album: phòng thu bị ngập, một trong những kỹ sư chính cho album bị suy sụp vì căng thẳng, các thiết bị trục trặc, và Cedric Bixler-Zavala bị chấn thương ở chân. Vì những vụ xui xẻo này mà cả nhóm nhạc quyết định chôn đi cái bàn cầu cơ.[37]
- Một số sự việc khác liên quan đến âm nhạc: Những bài báo phát hành trước đây cho biết Vincent Furnier và ban nhạc của ông đã thống nhất đặt tên ban là "Alice Cooper" bằng cách cầu cơ, trong lúc thực hiện, bàn cầu cơ đã tiết lộ Furnier là tái sinh của một phù thủy từ thế kỷ 17 có tên Alice Cooper. Furnier sau đó tiết lộ rằng ông chỉ nghĩ đến cái tên đầu tiên hiện lên trong đầu trong khi thảo luận về một cái tên mới cho ban nhạc của ông.[38] Brandon Flowers, ca sĩ chính của The Killers, tin rằng cái chết của anh sẽ liên đới đến con số 621 (cũng là con số ngày sinh của anh, 21 tháng 6) sau khi thực hiện một màn cầu cơ.[39]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ "ouija board." Online Etymology Dictionary. Douglas Harper, Historian. 21 Oct. 2010.<Dictionary.com http://dictionary.reference.com/browse/ouija board>. retrieved 10/21/10
- ^ United States Patent and Trademark Office retrieved 24/08/09
- ^ a b Brunvand, Jan Harold (1998). American folklore: an encyclopedia. Taylor & Francis. ISBN 9780815333500.
- ^ Raising the devil: Satanism, new religions, and the media. University Press of Kentucky. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2007.
- ^ Cecil Adams & Ed Zotti (ngày 3 tháng 7 năm 2000). “How does a Ouija board work?”. The Straight Dope. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Carroll, Robert T. (ngày 31 tháng 10 năm 2009). “Ouija board”. Skeptic's Dictionary. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010.
- ^ Shermer, Michael (2002). The Skeptic encyclopedia of pseudoscience, Volume 2. ABC-CLIO. ISBN 9781576076538.
- ^ Silvers, Brock. The Taoist Manual (Honolulu: Sacred Mountain Press, 2005), p. 129–132.
- ^ Chao Wei-pang. 1942. "The origin and Growth of the Fu Chi", Folklore Studies 1:9-27
- ^ a b Orlando, Eugene. “Ancient Ouija Boards: Fact ot Fiction?”. Museum of Talking Boards. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2012.
- ^ Cornelius, J. E. Aleister Crowley and the Ouija Board[liên kết hỏng], pp. 20-21. Feral House, 2005.
- ^ Ishizuka, Kathy (tháng 2 năm 2002). “Harry Potter book burning draws fire”. School Library Journal. New York. 48 (2): 27. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Book banning spans the globe;”. Houston Chronicle. ngày 3 tháng 10 năm 2002. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ Lauren LaRocca (ngày 13 tháng 7 năm 2007). “The Potter phenomenon”. Knight Ridder Tribune Business News. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ Page McKean Zyromski (tháng 10 năm 2006). “Facts for Teaching about Halloween”. Catechist. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ “Pink Ouija Board Declared "A Dangerous Spiritual Game," Possibly Destroying Our Children [The Craft]”. Jezebel. ngày 7 tháng 2 năm 2010. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ Paula Horton (ngày 15 tháng 3 năm 2008). “Teen gets 41 years in Benton City slayings”. McClatchy - Tribune Business News. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ Paula Horton (ngày 26 tháng 1 năm 2008). “Mom says son influenced by Satan on day of Benton City slayings”. McClatchy - Tribune Business News. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ Dernbach, Katherine Boris (Spring 2005). “SPIRITS OF THE HEREAFTER: DEATH, FUNERARY POSSESSION, AND THE AFTERLIFE IN CHUUK, MICRONESIA1”. Ethnology. Pittsburgh. 44 (2): 99.
- ^ “Everything You Wanted To Know”. The Statesman. ngày 11 tháng 10 năm 2009. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ Howerth, I. W. (tháng 8 năm 1927). “Science and Religion”. The Scientific Monthly. American Association for the Advancement of Science. 25 (2): 151. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2010.
- ^ George Kielty (ngày 7 tháng 10 năm 2010). “Electric Six: Zodiac”. St Petersburg Times. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ a b Cheryl A Burgess & Irving Kirsch, Howard Shane, Kristen L. Niederauer, Steven M. Graham and Alyson Bacon. “Facilitated Communication as an Ideomotor Response”. Psychological Science. Blackwell Publishing. 9 (1): 71. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Brian Dickerson (ngày 6 tháng 2 năm 2008). “Detroit Free Press Brian Dickerson column: Crying rape through a Ouija board”. McClatchy - Tribune Business News. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ Tucker, Milo Asem (tháng 4 năm 1897). “Compartive Observations on the Involuntary Movements of Adults and Children”. The American Journal of Psychology. University of Illinois Press. 8 (3): 402. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2010.
- ^ Thomas Robbins & Dick Anthony (1979). “The Sociology of Contemporary Religious Movements”. Annual Review of Sociology. Annual Reviews. 5: 81–7. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Christian Lundberg & Joshua Gunn (Fall 2005). “"Ouija Board, Are There Any Communications?" Agency, Ontotheology, and the Death of the Humanist Subject, or, Continuing the ARS Conversation”. Rhetoric Society Quarterly. Provo. 35 (4): 82–3. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ White, Stewart Edward (tháng 3 năm 1943). The Betty Book. USA: E. P. Dutton & CO., Inc. tr. 14–15. ISBN 0898041511.
- ^ http://www.twainquotes.com/19170909.html
- ^ BBC - Radio 4 - Great Lives - Richard Ingrams on GK Chesterton - ngày 9 tháng 5 năm 2003
- ^ Ouija: The Most Dangerous Game, Stoker Hunt, Chapter 6, pages 44-50.
- ^ Popham, Peter (ngày 2 tháng 12 năm 2005). “The seance that came back to haunt Romano Prodi”. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2010.
- ^ Spencer, J.R., "Seances, and the Secrecy of the Jury–Room", The Cambridge Law Journal, Vol.54, No.3, (November 1995), pp.519-522.BBC News reportnews report in The Independent
- ^ Pass It On, New York A. A., 1984, page 278.
- ^ “Wednesday July 25th, 2007 Coast to Coast AM Show Summary”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2011.
- ^ [1]
- ^ “The Bedlam in Goliath Offers Weird Ouija Tale of The Mars Volta”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2011.
- ^ “The Rock Radio: Alice Cooper Biography”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2011.
- ^ Flowers Convinced Of Own Death En Route To Glastonbury. femalefirst.co.uk 15-05-2007
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Thông tin của bàn cầu cơ- Museum Of Talking Boards
- Paranormality A-Z Paranormal Phenomena
- User anecdotes Lưu trữ 2010-12-05 tại Wayback Machine
- The Official Website of William Fuld and home of the Ouija board
- The Skeptics' Dictionary: Ouija
- An Encyclopedia of Claims, Frauds, and Hoaxes of the Occult and Supernatural
- How does a Ouija board work? Lưu trữ 2008-05-26 tại Wayback Machine from The Straight Dope
- (1): Trade-Mark Registration: "Ouija" (Trademark no. 18,919; ngày 3 tháng 2 năm 1891: Kennard Novelty Company)
- (2): "Ouija or Egyptian Luck Board" (patent no.446,054; ngày 10 tháng 2 năm 1891: Elijah J. Bond — assigned to Charles W. Kennard and William H. A. Maupin)
- (3): "Talking-Board" (patent no.462,819; ngày 10 tháng 11 năm 1891: Charles W. Kennard)
- (4) "Game Apparatus" (patent no. 479,266: ngày 19 tháng 7 năm 1892: William Fuld)
- (5) "Game Apparatus" (patent no. 619,236: ngày 7 tháng 2 năm 1899: Justin F. Simonds)
- (6) "Ouija or Talking Board" (patent no.1,125,833; ngày 19 tháng 1 năm 1915: William Fuld)
- (7) "Design for the Movable Member of a Talking-Board" (patent no.D56,001; ngày 10 tháng 8 năm 1920: William Fuld)
- (8: "Design of Finger-Rest and Pointer for a Game" (patent no. D56,085; ngày 10 tháng 8 năm 1920: John Vanderkamp — assigned to Goldsmith Publishing Company)
- (9) "Message Interpreting Device" or "Psychic Messenger" (patent no.1,352,046; ngày 7 tháng 9 năm 1920: Frederick H. Black)
- (10) "Design for the Movable Member of a Talking-Board" (patent no.D56,001; ngày 10 tháng 8 năm 1920: William Fuld)
- (11) "Ouija Board" (patent no.D56,449; ngày 26 tháng 10 năm 1920: Clifford H. McGlasson)
- (12) "Psychic Game" (patent no.1,370,249; ngày 1 tháng 3 năm 1921: Theodore H. White)
- (13) "Ouija Board" (patent no.1,400,791; ngày 20 tháng 12 năm 1921: Harry M. Bigelow)
- (14) "Game Board" (patent no.1,422,042; ngày 4 tháng 7 năm 1922: John R. Donnelly)
- (15) "(Magnetic) Toy" (patent no.1,422,775; ngày 11 tháng 7 năm 1922: Leon Martocci-Pisculli)
- (16) "Psychic Instrument" (patent no.1,476,158; ngày 4 tháng 12 năm 1923: Grover C. Haffner)
- (17) "Game" (patent no.1,514,260; ngày 4 tháng 11 năm 1924: Alfred A. Rees)
- (18) "Amusement Device" (patent no.1,870,677; ngày 9 tháng 8 năm 1932: William A. Fuld)
- (19) "Amusement Device" (patent no.2,220,455; ngày 5 tháng 11 năm 1940: John P. McCarthy)
- (20) "Finger Pressure Actuated Message Interpreting Amusement Device" (patent no.2,511,377; ngày 13 tháng 6 năm 1950: Raymond S. Richmond)
- (21) "Message Device With Freely Swingable Pointer" (patent no.3,306,617; ngày 28 tháng 2 năm 1967: Thomas W. Gillespie)
- "'Ouija board' appeal (against second guilty verdict) dismissed" — R. v. Young (1995)
- BBC video on Ouija Board
- Clare Randall haunted castle
- Ouija trên DMOZ
Từ khóa » Cầu Cơ Tiếng Anh Là Gì
-
Glosbe - Cầu Cơ In English - Vietnamese-English Dictionary
-
BẢNG CẦU CƠ In English Translation - Tr-ex
-
Cầu Cơ Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Cầu Cơ Tiếng Anh Là Gì? Ví Dụ Và Cách Dùng đúng Văn Phạm - FindZon
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'cầu Cơ' Trong Từ điển Lạc Việt
-
Cầu Cơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bí ẩn Trò Chơi Gọi Hồn Và Cái Chết Bi Thảm. Ouija ( Cầu Cơ ) Là Một ...
-
Bệnh Cầu Cơ Mạch Vành Có Phải Bệnh Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Cầu Cơ – Wikipedia Tiếng Việt - Khóa Học đấu Thầu
-
Cầu Cơ Là Gì? Bí ẩn Xoay Quanh Trò Chơi Gọi Hồn Có Thể Dẫn đến Chết ...
-
Công Văn 792/BGDĐT-NGCBQLGD Năm 2014 Yêu Cầu Cơ Bản ...
-
"yêu Cầu Cơ Bản" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Cách Chơi Cầu Cơ - Những Câu Thần Chú Uy Lực Nhất - Dungplus