Cầu Cửa Hội Nối đôi Bờ Sông Lam - Báo điện Tử Chính Phủ
Có thể bạn quan tâm
Cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam sẽ chính thức được đưa vào sử dụng trong niềm hân hoan của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Cường |
Sau gần 2 năm thi công, Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam sẽ chính thức đưa vào sử dụng trong niềm hân hoan của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, ông Phạm Đức Chung (BTV Đài Truyền hình Việt Nam) và cũng là một người con của vùng đất này chia sẻ: “Quê nội tôi ở Hà Tĩnh, nhưng tôi sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Từ nhỏ đến giờ, mỗi lần về quê, trước thì đi cầu Bến Thuỷ cũ, sau thì có thêm cầu Bến Thuỷ 2, những so với việc đi cầu Cửa Hội thì vẫn xa hơn khoảng 10km. Cầu Cửa Hội hoàn thành được chúng tôi gọi là ‘biểu tượng Cửa Hội’ vì nhìn từ xa rất giống 2 ngọn đuốc rực sáng giữa dòng sông Lam, cũng phần nào tượng trưng cho tinh thần kiên cường, quật khởi, chịu khó vươn lên trong khó khăn, gian khổ bao đời nay của người dân ở mảnh đất Nghệ An, Hà Tĩnh”.
“Nhìn cầu Cửa Hội tôi thực sự cảm thấy rất tự hào về quê hương. Cầu Cửa Hội sắp thông xe, người dân chúng tôi có thể đi lại dễ dàng từ bên này sang bên kia để về thăm quê, rồi cả buôn bán nữa, nhanh và thuận tiện lắm! Rất cảm ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan ban ngành địa phương đã quan tâm, xây dựng cho người dân chúng tôi một cây cầu nối đôi bờ sông Lam”, ông Chung bày tỏ.
Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, cầu Cửa Hội góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển qua Nghệ An và Hà Tĩnh, kết nối với QL8A, QL1 và giảm tải giao thông cho QL1.
Nghi Xuân có 32km đường bờ biển với nhiều bãi biển đẹp như: Xuân Thành, Cương Gián, Xuân Liên… và cũng đã quy hoạch các khu đô thị ven biển, khu du lịch, làng nghề, khu nông nghiệp chất lượng cao, khu công nghiệp. Vì thế, cầu Cửa Hội chắc chắn sẽ đánh thức tiềm năng vốn có của địa phương, thu hút các nhà đầu tư xây dựng một thành phố di sản. Trong đó lấy yếu tố văn hóa làm cốt lõi, ngành du lịch và dịch vụ làm mũi nhọn. Những vùng phụ cận còn lại sẽ tập trung cho phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao và công nghiệp.
Ngoài ra, cầu Cửa Hội cũng sẽ kết nối vùng Nam Nghệ An với Bắc Hà Tĩnh, như kết nối cảng Cửa Lò, cảng biển quốc tế Vissai, cảng DKC và các Khu du lịch Cửa Lò, Bãi Lữ, FLC với khu du lịch bãi biển Xuân Thành… tạo nên một vùng phát triển Nam Nghệ - Bắc Hà mà Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định quy hoạch.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam trên địa phận hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định 1664 ngày 6/8/2018. Dự án có tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng. Gồm: 450 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, 250 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh Nghệ An và 250 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh.
Việc đưa công trình này vào khai thác sẽ góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển qua hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và cải thiện hệ thống giao thông giữa hai bờ sông Lam. Ảnh: Huy Cường. |
Tổng chiều dài của dự án là 5,271km, điểm đầu tại Km0 00 nối với đường tỉnh 535 và đường quy hoạch TX.Cửa Lò thuộc địa phần phường Nghi Hải, TX.Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), điểm cuối dự án khớp nối tuyến đường ven biển do tỉnh Hà Tĩnh thực hiện, cách vị trí nút giao với QL8B khoảng 200m, thuộc xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh).
Phần cầu chính Cửa Hội dài 1,728km, bề rộng cầu chính 18,5m và bề rộng cầu dẫn 16m. Tĩnh không thông thuyền đáp ứng cho tàu biển có tải trọng đến 2.000 DWT, khổ giới hạn thông thuyền 120m x 20,5m, riêng phạm vi từ tim luồng ra mỗi bên 40m có chiều cao tĩnh không 24,5m. Phần đường của dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường 11m, bao gồm hai làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp, tốc độ thiết kế 80km/h.
Dự án được tổ chức triển khai thi công từ tháng 2/2019 và cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2020. Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban QLDA 6 và các nhà thầu thi công hoàn thành lớp kết cấu đoạn đường đang xử lý nền đất yếu đảm bảo êm thuận, an toàn cho người dân và các phương tiện khi tham gia giao thông trong thời gian khai thác tạm từ ngày 6/2. Tốc độ lưu thông tối đa là 50km/h.
Việc đưa công trình này vào khai thác sẽ góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển qua hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và cải thiện hệ thống giao thông giữa hai bờ sông Lam, từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Bắc Trung bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đánh thức tiềm năng vùng ven biển vốn đang bị lãng quên lâu nay.
Phan Trang
Từ khóa » Cầu Nào Dài Nhất Nghệ An
-
Khám Phá Cầu đường Bộ Dài Nhất Miền Trung Nối Nghệ An Và Hà Tĩnh
-
Thông Xe Cây Cầu Dài 1,7 Km Nối Nghệ An - Hà Tĩnh - Báo Thanh Niên
-
Danh Sách Các Cầu Dài Nhất Việt Nam - Wikipedia
-
Cầu 950 Tỷ đồng Nối Nghệ An Và Hà Tĩnh - VnExpress
-
Cầu Dài Nhất Miền Trung Chính Thức Thông Cầu - Báo Giáo Dục Thời đại
-
Hợp Long Cây Cầu Thứ 3 Qua Sông Lam Nối Hai Tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh
-
Cầu Vượt Biển Dài Nhất Việt Nam Sắp Thông Xe - Báo Nghệ An
-
NGHỆ AN: THÔNG XE CÂY CẦU DÀI NHẤT MIỀN TRUNG | Tạp Chí ...
-
Cận Cảnh Cây Cầu 950 Tỷ đồng Nối Nghệ An Và Hà Tĩnh - VTC News
-
Top 10 Cây Cầu Dài Nhất Việt Nam | Update Tháng Tám 2022
-
Top 19 Cầu đường Bộ Dài Nhất Việt Nam Mới Nhất 2022
-
Ngày Mai, Chính Thức Thông Xe Cầu Cửa Hội Nối Nghệ An - Hà Tĩnh
-
Tập đoàn MED-Group Nối Dài Nhịp Cầu Khuyến Học Tại Nghệ An
-
Đắm Chìm Trong TOP 7 Biển Nghệ An đẹp Như Thiên đường - Vinpearl