Cầu Đà Rằng - Hoài Niệm Xưa Và Nay - Bộ Giao Thông Vận Tải
Có thể bạn quan tâm
Cầu Đà Rằng mới tạo điều kiện giao thông thuận lợi cho người dân.
Cây cầu đi cùng năm tháng
Sông Ba bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô, ở độ cao 1.549m so với mặt nước biển, dài 388km chảy qua 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Phú Yên. Sông đổ ra biển Đông qua cửa Đà Diễn ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ đập Đồng Cam xuôi về biển, sông Ba được gọi là sông Đà Rằng, tên Ea Đrăng tiếng Chăm gọi là “con sông lau sậy”, con sông lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ.
Đầu thế kỷ XX về trước, trên đường thiên lý Bắc - Nam, khi đến vùng đất Châu Thành (nay là TP Tuy Hòa) thì phải đi qua một trong hai bến đò: Ngọc Lãng hoặc khi ngược vùng núi phía tây phải qua bến đò Ông Chừ. Đến năm 1924, người Pháp tiến hành khảo sát, thiết kế, xây dựng cầu Đà Rằng và cầu Sông Chùa, gọi chung là cầu Đà Rằng. Cầu được xây dựng dùng chung cho cả đường bộ và đường sắt. Cầu Đà Rằng dài 1.105m, cầu Sông Chùa dài 141.5m, với tổng kinh phí xây dựng lúc bấy giờ là 117.800 đồng Đông Dương, được hoàn thành tháng 7/1927.
Cầu Đà Rằng có kết cấu giàn thép chịu lực, trụ bê tông cốt thép với bộ khung thép bảo vệ hình zích zắc, liên kết giữa các cấu kiện giàn thép bằng đinh tán. Người dân địa phương gọi là cầu 21 nhịp. Cầu 21 nhịp cùng núi Nhạn, sông Đà Rằng đi vào thơ ca đất Tuy Hòa. Nhờ có cầu Đà Rằng mà đường sắt Bắc - Nam được hợp long tại ga Hảo Sơn (huyện Đông Hòa) vào ngày 2/9/1936, chuyến tàu đầu tiên Sài Gòn - Hà Nội chạy qua cầu Đà Rằng, nơi có núi Nhạn sông Chùa.
Cầu Đà Rằng xây dựng chưa được bao lâu, đến năm 1946 bị phá hủy một số nhịp, do phong trào tiêu thổ kháng chiến, chặn bước tiến của quân Pháp xâm chiếm vùng tự do ở bắc Phú Yên. TX Tuy Hòa lúc bấy giờ cũng trở nên vắng vẻ, người dân di cư về các miền quê. Sau Hiệp định Geneve (1954), chính quyền Sài Gòn cho khôi phục lại cầu Đà Rằng như thiết kế nguyên mẫu của người Pháp, cầu vẫn dùng chung cho cả đường sắt và đường bộ.
Đến đầu năm 1970, chính quyền Sài Gòn cho khởi công xây dựng cầu đường bộ Đà Rằng, tách ra khỏi cầu đường sắt; đây là cây cầu hiện đại nhất lúc bấy giờ. Mặt cầu rộng 7,5m cho 2 làn xe, lề đi bộ hai bên rộng 0,9m. Cầu có 59 nhịp với 58 trụ, có 52 nhịp dài 18m, 7 nhịp dài 21m. Kết cấu mỗi nhịp có 6 dầm thép chịu lực, mỗi trụ cầu có 6 cừ thẳng đứng và 4 cừ đóng xiên, các cừ đóng sâu vào lòng đất từ 18-24m, là cây cầu thi công nhanh nhất lúc bấy giờ.
Cầu Đà Rằng hôm nay
Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, cầu Đà Rằng đường sắt cũng như đường bộ liên tục được gia cố, tu bổ để kéo dài thời gian sử dụng. Cầu đường sắt phải bổ thêm trụ ở giữa của mỗi nhịp, gia cố sơn sửa giàn thép. Năm 1999, cầu đường sắt được Bộ GTVT hợp tác với Nhật Bản duy tu sửa lớn, gia cố trụ cầu bằng bê tông cốt thép nguyên khối, thay giàn cầu từ của Pháp sang của Nhật, tháo gỡ trụ tạm ở giữa mỗi nhịp. Cầu Đà Rằng đường sắt được sơn màu xám trắng, là cầu mới hoàn toàn, dài và đẹp nhất hiện nay trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Cầu Đà Rằng đường bộ cũng xuống cấp, các dầm thép võng do tải trọng xe quá lớn, mặt cầu rạn nứt phải gia cố, thảm nhựa lại nhiều lần. Ngày 19/1/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bấm nút khởi công xây dựng cầu mới đường bộ Đà Rằng, sát phía trên cầu cũ. Dự án cầu Đà Rằng xây dựng bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu, có tổng chiều dài 1,7km (cho 2 cầu và đường dẫn); cầu rộng 7,5m cho 2 làn xe, có lan can sắt và lề cho người đi bộ, với tổng mức đầu tư 340 tỉ đồng. Đến nay, cầu Đà Rằng đã xây dựng xong đưa vào sử dụng, cầu Sông Chùa đang trong giai đoạn hoàn thành.
Ba cầu Đà Rằng cùng song hành bên nhau, là sự kết hợp khéo léo giữa xưa và nay, phản ánh tiến bộ kỹ thuật xây dựng cầu đường, là điểm nhấn, là nhân chứng lịch sử nối quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trên dòng sông Đà Rằng hiện có 5 cầu đường bộ và 1 cầu đường sắt; đó là cầu Dinh Ông nối thị trấn Phú Thứ với Phú Hòa, cầu Đà Rằng mới trên cải lộ tuyến, cầu Hùng Vương và 3 cầu Đà Rằng, tương lai sẽ có thêm cầu trên đường cao tốc Bắc - Nam. Mỗi cây cầu được xây dựng trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng cùng chung sứ mệnh đó là đem lại niềm vui cho vùng đất Phú Yên, là linh hồn của đất Việt, là những nét son đẹp trên dòng sông Đà Rằng lung linh.
Ngày mai Dự án kè hai bờ sông từ cầu Đà Rằng cũ đến cầu Đà Rằng mới, xây dựng tuyến đường theo bờ sông, mở rộng địa giới hành chính TP Tuy Hòa về phía tây đến cải lộ tuyến, TP Tuy Hòa ôm ấp hai bên bờ sông.
Đứng trên sân Tháp Nhạn nhìn về phía Đông, ta thấy cầu Hùng Vương thon thả cong đều nối đôi bờ thành phố, phía tây là cầu Đà Rằng mới thấp thoáng những đoàn xe ra Bắc vào Nam. Nhìn xuống, ta gặp đoàn tàu Bắc - Nam chạy qua cầu Đà Rằng, âm vang dồn dập, làm nhớ lại câu chuyện viết về những cây cầu huyền thoại...
Từ khóa » Cầu đà Rằng Cũ Xây Dựng Năm Nào
-
Cầu Đà Rằng Phú Yên - Dấu ấn Lịch Sử Thời Pháp Thuộc
-
Cầu Đà Rằng Biểu Tượng Văn Hóa Của Mảnh đất Phú Yên - Vntrip
-
Cầu đường Bộ Đà Rằng (nội ô Tuy Hòa) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Cây Cầu Bắc Qua Sông Đà Rằng - Lien Hiep Hoi Phu Yen
-
Cầu Đà Rằng - Wiki Là Gì
-
Cầu Đà Rằng (cũ) Xuống Cấp Nghiêm Trọng - Báo Lao Động
-
Dân Phú Yên - Cầu Đà Rằng Là Cây Cầu Dài Nhất Miền Trung...
-
Cầu Đà Rằng Mới Dài Nhất Miền Trung Thông Xe Sau Hơn 1 Năm Xây ...
-
Khởi Công Cầu Đà Rằng Mới Kết Nối Các Vùng Kinh Tế Phú Yên
-
Mục Sở Thị Cây Cầu Là Biểu Tượng Của Tỉnh Phú Yên
-
Cầu Đà Rằng Biểu Tượng Văn Hóa Của Mảnh đất Phú Yên !
-
Cầu Đà Rằng Và Kỷ Lục 12 Tháng Thi Công - Nhựa đường Giá Rẻ