Câu đơn Mở Rộng | TRANG CHUYÊN NGÔN NGỮ HỌC
Có thể bạn quan tâm
2.2.2. Câu đơn mở rộng
Đây là loại câu đơn mà ngoài hai thành phần chính còn có các ‘thành phần phụ’. Thành phần phụ có thể phụ thuộc vào một thành phần chính nào đó của câu hoặc phụ thuộc vào cả câu. Căn cứ vào chức năng của thành phần phụ, ta có thể phân biệt các loại câu đơn mở rộng sau đây:
– Câu đơn có thành phần phụ bổ ngữ
‘Bổ ngữ’ là thành phần phụ có chức năng nêu lên đối tượng của hành động hay hoạt động nên là thành phần bổ nghĩa cho động từ. Có hai loại bổ ngữ là bổ ngữ gần và bổ ngữ xa. Bổ ngữ gần là đối tượng trực tiếp của hành động/hoạt động, còn bổ ngữ xa là đối tượng gián tiếp của hành động hay hoạt động. Ví dụ:
Hòa viết một bức thư cho thày giáo cũ. một bức thư = BN gần thày giáo cũ = BN xa
Vị trí của hai loại bổ ngữ nói chung không có tính bắt buộc, song nếu trước bổ ngữ xa không có kết từ thì vị trí của nó thường ở ngay sau động từ vị ngữ. Ví dụ:
Có thể nói: “Họ giao tiền cho chúng tôi.” nhưng không thể nói:”Họ giao tiền chúng tôi.” mà phải nói: “Họ giao chúng tôi tiền”.
– Câu đơn có thành phần phụ định ngữ
‘Định ngữ’ là thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ, dùng để nêu lên đặc điểm, tính chất của danh từ. Định ngữ có thể là một tính từ, số từ, danh từ hoặc đại từ nhưng cũng có thể là một cụm từ (cụm tính từ, cụm danh từ). Ví dụ:
1) Con đường mới rất rộng. 2) Anh ấy có vợ trẻ hơn mình tám tuổi.
– Câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ
‘Trạng ngữ’ là thành phần phụ có thể bổ nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu (cả chủ ngữ và vị ngữ) hoặc chỉ bổ nghĩa cho một thành phần nào đó của câu. Trong thực tế, trạng ngữ cũng có thể là thành phần bổ nghĩa cho thành phần phụ.
Khi được dùng để bổ nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu, vị trí của trạng ngữ thường ở trước nòng cốt câu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó có thể được đặt sau nòng cốt hoặc đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ. Nếu được đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ, nó phải được nhấn mạnh tách rời bằng quãng nghỉ khi nói, bằng dấu phảy khi viết, và có thể kèm theo một kết từ thích hợp. Nếu chỉ là thành phần phụ của một thành phần câu thì nó thường không được nhấn mạnh, hoặc không được đọc hay viết tách rời. Ví dụ:
1) Mỗi ngày, tôi đến châm cứu hai lần. 2) Chị, bằng hai bàn tay khéo léo của mình, đã nuôi các con khôn lớn. 3) Họ rất tốt bụng, tuy nghèo. 4) Một tòa biệt thự thấp thoáng trong lùm cây.
– Câu đơn có thành phần phụ khởi ngữ
‘Khởi ngữ’ (cũng còn gọi là ‘đề ngữ’) là thành phần phụ dùng để nêu trước hay báo trước đối tượng hay nội dung sẽ được đề cập tới trong câu. Khởi ngữ cũng được dùng như là phương tiện để liên kết câu trước với câu sau. Vị trí của ‘khởi ngữ’ là ở đầu câu. Ví dụ:
1) Thuốc thì tôi xin vái. 2) Giàu, tôi cũng giàu rồi. 3) Cháu thì cháu chịu thôi.
– Câu đơn có thành phần phụ gia ngữ
‘Gia ngữ’ (cũng còn gọi là ‘giải ngữ’) là thành phần dùng để bổ sung thêm, làm sáng tỏ thêm nội dung của câu, hoặc dùng để bày tỏ sự đánh giá, quan điểm, tình cảm của người nói (người viết) đối với nội dung được nêu ra trong câu. ‘Gia ngữ’ có thể là một từ, một cụm từ, một câu, và thậm chí một chuỗi câu. Khi nói, gia ngữ được tách ra bằng quãng nghỉ; khi viết, nó được phân biệt bằng (các) dấu phảy, (các) dấu nối (dấu gạch ngang), hoặc dấu ngoặc đơn. Ví dụ:
1) Làm như vậy, theo ý tôi, là tốt rồi. 2) Chết thật, tôi không nhận ra ông ta. 3) Bà cười – cái cười nặng nề và chua xót. 4) Nói của đáng tội, mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi.
Nói chung, ‘gia ngữ’ là thành phần độc lập về mặt ngữ pháp với các thành phần khác của câu.
Từ khóa » Câu đơn Mở Rộng Là J
-
Câu đơn Mở Rộng Là Gì? Nêu Ví Dụ??? Câu Hỏi 1067117
-
Câu Mở Rộng Thành Phần Câu Là Gì? - Selfomy Hỏi Đáp
-
Câu Mở Rộng Thành Phần - Toploigiai
-
Mở Rộng Câu
-
Câu đơn Mở Rộng « TRANG CHUYÊN NGÔN NGỮ HỌC - Blog Thú Vị
-
Đặt 2 Câu đơn Mở Rộng Thành Phần Chủ Ngữ Và Vị Ngữ - Lazi
-
Mở Rộng Chủ Ngữ Là Gì? Lấy Ví Dụ Và Phân Tích
-
Đặt 8 Câu đơn Mở Rộng Thành Phần Câu - Hoc24
-
Mở Rộng Thành Phần Chính Của Câu Bằng Cụm Từ Ví Dụ
-
Câu đơn Hai Thành Phần - Luận Văn Tốt Nghiệp Xử Lý Các ... - 123doc
-
Ngữ Pháp Tiếng Việt - Wikipedia
-
Top 15 đặt Câu Mở Rộng Vị Ngữ Là Một Cụm C- V