Cầu Gần 700 Tỷ đồng 'trùm Mền' ở Sài Gòn - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Trên công trường cầu Tân Kỳ - Tân Qúy ngày 6/9 im lìm, không bóng công nhân. Văn phòng làm việc dự án khóa kín, máy móc được đơn vị thi công dời đi. Hàng rào tôn cao 2 m bao quanh công trình nhiều đoạn ố vàng, dán chằng chịt các tờ rơi quảng cáo... Phía trong hàng rào, phần cầu xây bắc qua kênh có nhiều đoạn bêtông lồi lõm, sắt thép ngổn ngang, gỉ sét do phơi nắng mưa lâu ngày.
"Khoảng hai năm nay công trình như bỏ hoang. Một số người gỡ rào chắn vào trong dựng lều bạt trú tạm", ông Lê Văn Phát, nhà gần công trình nói và cho biết do dự án ngưng trệ, người dân vẫn phải đi qua hai cầu sắt ọp ẹp kế bên, thường xuyên chịu cảnh kẹt xe, va quẹt.
Dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý được TP HCM phê duyệt năm 2017, khởi công đầu năm 2018, theo hình thức đối tác công - tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) thay thế cầu cũ bắc qua kênh Tham Lương - Bến Cát. Cầu dài 83 m, rộng 16 m, đoạn đường dẫn dài 225 m. Dự án có vốn đầu tư hơn 312 tỷ đồng, sau đó được nâng lên 668 tỷ đồng do tính cả lãi vay trong thời gian xây dựng, chờ thu phí.
Theo hợp đồng giữa thành phố và Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng (IDICO, chủ đầu tư), cầu sẽ hoàn thành cuối năm 2018, sau đó dự kiến hoàn vốn sau 111 tháng thu phí thông qua trạm BOT An Sương - An Lạc trên quốc lộ 1, cách đó khoảng 500 m. Tuy nhiên, hiện chưa biết ngày nào cầu sẽ xong.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải, từ cuối năm 2018 dự án đã thực hiện khoảng 70% khối lượng, nhưng đình trệ đến nay một phần do vướng mặt bằng. Quận Bình Tân hiện cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng nhưng dự án vẫn chưa thể tiếp tục do vướng mắc liên quan hợp đồng BOT đã ký.
Tháng 8 năm ngoái, Kiểm toán Nhà nước kết luận việc đưa cầu vào dự án BOT An Sương - An Lạc khi công trình không nằm trên đường thuộc BOT này là không phù hợp Nghị quyết 437 của Quốc hội. Bởi theo nghị quyết, dự án đường bộ đầu tư hình thức BOT chỉ áp dụng cho các tuyến đường xây mới, trong khi dự án Tân Kỳ - Tân Quý (thay thế cầu cũ) xây trên đường hiện hữu. UBND thành phố cần kiểm tra, xử lý việc bổ sung dự án vào BOT An Sương - An Lạc nhằm đảm bảo công bằng cho người dân trả phí dịch vụ.
Việc giải quyết vướng mắc tại dự án đang rơi vào thế khó bởi nếu tiếp tục sẽ không phù hợp nghị quyết Quốc hội. Ngược lại nếu dự án bị ngưng hợp đồng BOT, thành phố phải thực hiện điều khoản khi chấm dứt trước thời hạn cũng như phải đầu tư phần công việc còn lại trong khi có nhiều dự án phải lo.
UBND TP HCM hiện giao sở ngành đàm phán chấm dứt phụ lục hợp đồng trước thời hạn trên cơ sở đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ các bên. Trong đó xác định khối lượng, chi phí đã thực hiện ở dự án, phần việc còn lại để kiến nghị Chính phủ cho phép chuyển qua hình thức đầu tư bằng ngân sách.
Sở Giao thông Vận tải đưa ra hai giải pháp: Phương án đầu tiên nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý từ hợp đồng BOT qua hình thức đầu tư khác. Phương án thứ hai thực hiện trình tự, thủ tục theo hướng dẫn Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến các thỏa thuận trong hợp đồng để chấm dứt hoặc chuyển qua hình thức đầu tư công. Cả hai phương án này cần có ý kiến từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư, báo cáo Thủ tướng.
"Khó khăn hiện chưa có quy định, hướng dẫn chi tiết của bộ ngành về việc thay đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công", một lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải nói và cho biết việc chấm dứt hợp đồng dự án là "chưa có tiền lệ" nên sở, ngành đang nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố hướng giải quyết.
Năm 2003, dự án BOT An Suơng - An Lạc được Bộ Giao thông Vận tải ký với IDICO, sau đó giao cho UBND TP HCM quản lý. Dự án có tổng vốn hơn 831 tỷ đồng, thực hiện cải tạo, nâng cấp đoạn quốc lộ 1 từ An Sương đến An Lạc dài 14 km. BOT An Sương bắt đầu thu phí hoàn vốn đầu năm 2005 qua một trạm chính và 5 trạm phụ, trong thời gian 145 tháng (năm 2017 thu xong).
Đại diện IDICO-IDI cho hay do lượng xe trên quốc lộ 1 và nhiều tuyến xung quanh liên tục gia tăng nên trước khi thu đủ vốn năm 2017, TP HCM bổ sung bốn công trình vào dự án, trong đó có cầu Tân Kỳ - Tân Quý. Việc này làm cho thời gian thu phí ở BOT An Sương - An Lạc kéo dài thêm, dự tính đến năm 2033. Tuy nhiên nếu dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý chấm dứt hợp đồng BOT, thời gian thu phí tại trạm này giảm hơn 6 năm, tức kết thúc vào năm 2027.
Gia Minh
- TP HCM chi hơn 300 tỷ đồng xây cầu Tân Kỳ Tân Quý
Từ khóa » Cầu Tạm Tân Kỳ Tân Quý
-
Cầu Tân Kỳ - Tân Quý 700 Tỉ đồng “trùm Mền", Dân TPHCM đi Cầu ...
-
TP HCM: Đề Nghị Chuyển đổi Hình Thức đầu Tư Cầu Tân Kỳ - Tân Quý
-
Gần 500 Tỉ đồng Tái Khởi động Cầu Tân Kỳ - Tân Quý Sau 4 Năm 'trùm ...
-
Khi Nào TP.HCM Tái Khởi động Lại Dự án Cầu Tân Kỳ - Tân Quý? - PLO
-
'Tắc' Cầu Tân Kỳ Tân Quý, TP.HCM Xây 2 Cầu Tạm Mới Giải Tỏa Giao ...
-
TP.HCM: Đề Xuất Gần 500 Tỷ Khởi động Lại Dự án Cầu Tân Kỳ - Tân Quý
-
Cầu Tân Kỳ Tân Quý - Báo Tuổi Trẻ
-
Hơn 491 Tỉ đồng Chuyển đổi Hình Thức đầu Tư Dự án Cầu Tân Kỳ
-
Cầu Tạm Tân Kỳ Tân Quý | Việt Nam Mới
-
TP. Hồ Chí Minh: Dở Dang Sau 4 Năm Thi Công, Dự án Cầu Tân Kỳ
-
Xây Thêm 2 Cầu Tạm Sau 4 Năm Sập Mố Cầu Tân Kỳ Tân Quý
-
TP.HCM đề Xuất Chi Gần 500 Tỉ đồng Khởi động Lại Dự án Cầu Tân Kỳ
-
Đề Xuất Chi Hơn 490 Tỷ đồng Hoàn Thiện Cầu Tân Kỳ Tân Quý - Zing