Câu Ghép Là Gì? Có Những Loại Câu Ghép Nào? Ví Dụ Về Câu Ghép
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm câu ghép là gì chúng ta đã được học trong chương trình lớp 5 và Ngữ Văn lớp 8. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn băn khoăn và chưa thực sự hiểu rõ về loại câu này. Do vậy, bài viết hôm nay của supperclean.vn sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức về câu ghép; hy vọng sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nhé!
Contents
- Câu ghép là gì?
- Câu ghép trong tiếng Việt là gì?
- Khái niệm câu ghép trong tiếng Anh
- Tác dụng của câu ghép là gì?
- Phân loại câu ghép
- Câu ghép đẳng lập
- Câu ghép chính phụ
- Câu ghép hô ứng
- Câu ghép chuỗi
- Cách nối các vế trong câu ghép
- Nối trực tiếp
- Nối bằng cách cặp từ hô ứng
- Nối bằng từ, quan hệ từ
- Nối bằng các quan hệ từ
- Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
- Quan hệ nguyên nhân và kết quả
- Quan hệ giả thiết – kết quả
- Quan hệ tương phản
- Quan hệ mục đích
- Quan hệ tăng tiến
- Sự khác biệt giữa câu phức và câu ghép là gì?
- Các dạng bài tập về câu ghép
- Dạng 1: Đặt câu ghép
- Dạng 2: Tìm câu ghép và chỉ ra cấu tạo câu
- Dạng 3: Điền các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp để tạo thành câu ghép hoàn chỉnh.
- Dạng 4: Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép theo một chủ đề tự chọn hoặc theo yêu cầu bài.
Câu ghép là gì?
Câu ghép trong tiếng Việt là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về câu ghép tùy theo từng cấp bậc học sao cho phù hợp với trình độ cũng như khả năng nhận thức của học sinh. Tất nhiên, ý nghĩa của câu ghép không hề thay đổi mà nó chỉ khác về cách diễn ra sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Vậy câu ghép là gì? Dù là câu ghép lớp 5 hay câu ghép lớp 8 thì nó đều được hiểu như sau: “Câu ghép là kiểu câu do hai hoặc nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị sẽ được gọi là một vế câu.
Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách như: nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ, nối trực tiếp,…
VD câu ghép:
- “Trời nắng to, nước trong ao cạn dần”.
- “Trời mưa càng to, bão càng lớn”.
Bài viết tham khảo: Từ ghép là gì? Từ ghép có mấy loại? Ví dụ minh họa
Khái niệm câu ghép trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, câu ghép cũng là những câu được cấu tạo từ hai cụm chủ ngữ – vị ngữ khác nhau, hay còn được gọi là hai mệnh đề (clause) độc lập.
Ví dụ:
- My mother is a teacher, my father is a CFO. (Mẹ tôi là giáo viên, bố tôi là giám đốc tài chính).
- I woke up late so I missed the bus. (Tôi thức dậy muộn nên đã bị lỡ xe bus).
Câu ghép trong tiếng anh được hình thành bằng cách:
- Sử dụng các liên từ nối như: and, but, so, yet, for, nor,…
Ví dụ: It was raining heavily, but I didn’t bring an umbrella. (trời mưa to nhưng tôi không mang theo ô).
- Sử dụng các trạng từ nối như: however, otherwise, furthermore,..
Ví dụ: The shoe was too tight, however she still managed to wear it. (Chiếc giày quá chật nhưng cô ấy vẫn cố gắng mang vào).
- Hai mệnh đề độc lập có thể được ghép nối với nhau bằng cách sử dụng dấu phẩy “,”.
Ví dụ: It’s raining outside, the storm is growing. (Bên ngoài trời mưa to, cơn bão đang lớn dần.
Tác dụng của câu ghép là gì?
- Diễn đạt ý trọn vẹn, rõ ràng, giúp người đọc dễ nghe, dễ hiểu và mang lại hiệu quả giao tiếp tốt nhất.
- Khi chúng ta sử dụng nhiều câu đơn cùng lúc có thể khiến cho nội dung trở nên dàn trải, dài dòng, câu văn thiếu sự tinh tế, cô đọng.
Phân loại câu ghép
Câu ghép được chia thành các loại sau:
Câu ghép đẳng lập
Đây là loại câu ghép có hai vế giữ vai trò ngang hàng nhau, độc lập về nghĩa và không phụ thuộc lẫn nhau. Trong câu ghép đẳng lập, hai vế được nối với nhau bằng các quan hệ từ đẳng lập nên mối quan hệ giữa chúng khá lỏng lẻo.
Ví dụ: Em trai tôi đang chơi mô hình ô tô, mẹ tôi đang vá áo, còn bố tôi thì xem thời sự.
Thông thường, câu ghép đẳng lập được dùng để diễn tả các mối quan hệ sau:
- Quan hệ liệt kê: Dùng để biểu thị các sự vật, hiện tượng có cùng tính chất với nhau. Các vế trong câu thường được liên kết với nhau bằng từ “và”.
Ví dụ: Hoa thơm và cỏ ngọt.
- Quan hệ lựa chọn: Các vế trong câu sẽ được liên kết với nhau bằng các từ như “hoặc, hay” nhằm biểu thị các khả năng khác nhau hoặc biểu đạt ít nhất là một khả năng sẽ được thực hiện.
Ví dụ: Tôi đi hoặc bạn đi.
- Quan hệ tiếp nối: Các vế trong câu thể hiện các sự việc diễn ra nối tiếp nhau theo một trật tự nhất định. Chúng sẽ liên kết với nhau chủ yếu thông qua từ “và, thì”.
Ví dụ: Tôi vừa đứng dậy khỏi ghế thì người bệ.nh cạnh đã ngồi xuống.
- Quan hệ đối chiếu: Các vế câu biểu đạt những sự việc mang tính chất tương phản nhai. Các quan hệ từ được sử dụng là: song, mà, nhưng,…
Ví dụ: Con mèo đùa nghịch với đuôi con chó nhưng nó không có phản ứng gì.
Câu ghép chính phụ
Đây là kiểu câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ. Hai mệnh đề trong câu ghép chính phụ sẽ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Các mệnh đề chính – phụ được nối với nhau thông qua các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
Câu ghép chính phụ thường bao hàm các ý chỉ: mục đích, nguyên nhân – kết quả, điều kiện,…
Ví dụ:
- Vì Hoàng lười học nên cậu đã bị điểm kém.
- Cô ấy rất hạnh phúc vì cô ấy đã tìm được người chồng tốt, yêu thương vợ con hết mực.
- Thời tiết càng lạnh, tôi càng lười hơn.
Bài viết tham khảo: Nhân hóa là gì? Có những cách nhân hóa nào? Ví dụ minh họa
Câu ghép hô ứng
Đây là loại câu ghép mà giữa hai vế tồn tại mối quan hệ hô ứng vô cùng chặt chẽ, không thể tách rời nhau thành các câu đơn độc lập.
Ví dụ: Trời mưa càng to, gió càng lớn.
Câu ghép chuỗi
Các vế trong câu ghép chuỗi có mối quan hệ chuỗi với nhau và thường được ngăn cách với nhau bằng các dấu câu như: dấu phẩy, dấu hai chấm, và không sử dụng các từ liên kết.
Ví dụ: Gà kêu, chó sủa, chim hót véo von, một khung cảnh hỗn loạn.
Cách nối các vế trong câu ghép
Nối trực tiếp
Đây là cách nối không sử dụng các cặp từ hô ứng, quan hệ từ hay cặp quan hệ từ. Thay vào đó, chúng ta sẽ sử dụng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.
Ví dụ:
- Trời tối đen như mực, các cô bác nhanh tay dọn để về.
- Tôi uống trà sữa, em trai tôi uống coca cola.
Nối bằng cách cặp từ hô ứng
Các cặp từ hô ứng được dùng phổ biến là: “Càng… càng”, “vừa … vừa”, “ai …. nấy”, “bao nhiêu … bấy nhiêu”, “đâu … đấy”, “chưa …. đã”,..
Ví dụ:
- Bạn càng cố gắng học tập, bạn càng đạt được nhiều thành tích cao.
- Trời vừa sáng, mẹ tôi đã dậy để đi chợ.
- Bạn cần bao nhiêu thì bạn lấy bấy nhiêu đi.
Nối bằng từ, quan hệ từ
Các quan hệ từ được sử dụng nhiều là: thì, và, nhưng, hoặc, hay, bởi, do, nên,…
Ví dụ:
- Hoa rất chăm chỉ học bài nên cô không lo lắng cho kỳ thì giữa kỳ lắm.
- Tuy Hoàng đã rất học chăm nhưng anh ấy vẫn không vượt qua kỳ thi.
Nối bằng các quan hệ từ
Để nối các vế trong câu ghép, người ta còn sử dụng cặp quan hệ từ như “tuy … nhưng”; “vì … nên”’ “không những … mà còn”,…
Ví dụ:
- Chẳng những Hoa xinh đẹp mà cô ấy còn rất thông minh, học giỏi.
Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
Quan hệ nguyên nhân và kết quả
Thường sử dụng các cặp quan hệ từ như: “do … nên”, “vì thế … cho nên”, “vì … nên”, “bởi vì .. cho nên”,… hoặc các quan hệ từ như: “do, vì, nên, bời vì, cho nên,…”
Ví dụ:
- Vì Nam lười nghe giảng nên cậu ấy đã không nắm được kiến thức trọng tâm của môn học.
- Do thời tiết xấu nên chúng tôi phải hoãn buổi picnic lại.
- Do Hồng bị ốm nên hôm nay cô ấy nghỉ học.
- Vì Nga chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đầy đủ nên cô ấy mới có thân hình đẹp như vậy.
Quan hệ giả thiết – kết quả
Câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện – kết quả thường được dùng để diễn tả một sự việc hoặc một hành động chỉ có thể xảy ra khi có hành động, sự khác xảy ra.
Một số cặp quan hệ từ thường được sử dụng như: “nếu như … thì”, “hễ như … thì”, “nếu … thì”,… Hoặc có thể sử dụng các từ nối để liên kết các vế trong câu như: giá, nếu, thì, hễ,..
Ví dụ:
- Nếu như tôi chăm học thì tôi đã quan môn Triết.
- Hễ cô ấy đi muộn thì chúng tôi lại không có chỗ ngồi tốt.
Quan hệ tương phản
Câu ghép biểu thị mối quan hệ tương phản được dùng để diễn tả những ý nghĩa trái ngược nhau. Các vế trong câu thường được kết nối với nhau bằng các mệnh đề quan hệ như: mặc dù … nhưng, tuy … nhưng, dù …. nhưng,… hoặc các quan hệ từ như: mặc dù, tuy, nhưng, dù,…
VD câu ghép chỉ quan hệ tương phản:
- Mặc dù Hoa bị ốm nhưng cô ấy vẫn đi học.
- Tuy Hoàng đã rất cố gắng học tập nhưng anh ấy vẫn không đạt điểm cao.
Quan hệ mục đích
Các vế trong câu ghép biểu thị mối quan hệ mục đích thường được kết nối với nhau thông qua các quan hệ từ như: thì, để,..
Ví dụ:
- Tôi đã cất điện thoại để tôi tập trung học bài hơn.
- Để vượt qua kỳ thi này thì chúng tôi buộc phải cố gắng rất nhiều.
Quan hệ tăng tiến
Các vế trong câu ghép biểu thị mối quan hệ tăng tiến thường được liên kết với nhau bằng các cặp quan hệ từ như: “không chỉ … mà còn”, “không những … mà còn”,…
Ví dụ: Mẹ tôi không chỉ xinh đẹp mà bà ấy còn nấu ăn rất giỏi.
Bài viết tham khảo: Turn out là gì? Cấu trúc và cách sử dụng trong tiếng anh
Sự khác biệt giữa câu phức và câu ghép là gì?
Như chúng ta biết, câu phức và câu ghép đều là những kiểu câu được cấu tạo từ hai hay nhiều vế khác nhau tạo thành. Vậy câu phức có thể coi là câu ghép và câu ghép là câu phức được hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!
Thực tế, câu phức là kiểu câu có từ hai hay nhiều cụm chủ – vị cấu tạo thành. Trong đó, sẽ có một cụm chủ vị giữ vai trò là nòng cốt, các cụm chủ vị còn lại sẽ bổ sung ý nghĩa cho cụm chính và bị bao hàm trong cụm chính.
Ví dụ: Tôi đang viết một bài văn rất dài.
=> Rõ ràng trong câu có hai cụm chủ vị là: Tôi – đang viết một bài văn rất dài và một bài văn – rất dài nhưng cụm chủ – vị thứ hai lại bị bao hàm trong cụm chủ vị thứ nhất.
Ngược lại, câu ghép cũng được cấu tạo từ nhiều cụm chủ vị khác nhau nhưng các cụm chủ vị này lại không bao hàm nhau.
Ví dụ: Con mèo đang ngủ trong nhà, chú chó đang chạy nhảy ngoài sân.
=> Mỗi cụm chủ – vị trong ví dụ này đều mang ý nghĩa độc lập nhau, không phụ thuộc vào nhau.
Do vậy, bạn cần phải hiểu rõ câu ghép là gì, câu phức là gì cũng như bản chất của từng loại câu này để không bị nhầm lẫn khi sử dụng nhé!
Các dạng bài tập về câu ghép
Dạng 1: Đặt câu ghép
Khi đặt câu ghép, bạn nên sử dụng các từ nối hoặc các cặp liên kết từ để đặt câu. Tất cả nội dung lý thuyết mình đã chia sẻ rất kỹ ở trên, nếu chưa hiểu rõ thì bạn có thể đọc lại hoặc đặt câu hỏi bên dưới, mình sẽ giải đáp cho bạn nhé.
Ngoài ra, để không bị nhầm lẫn giữa câu ghép và câu phức, bạn có thể đặt câu ghép theo mô hình sau:
Mô hình số 1: (Từ nối) + Chủ ngữ + Vị ngữ + (Từ nối) + Chủ ngữ + Vị ngữ
Ví dụ: Vì trời mưa to nên cả lớp được nghỉ buổi lao động hôm nay.
Mô hình số 2: Chủ ngữ + Vị ngữ + (Từ nối) + Chủ ngữ + Vị ngữ.
Ví dụ: Anh ấy đã đạt được giải thưởng lớn vì anh ấy đã rất nỗ lực.
Mô hình số 3: Chủ ngữ + (phó từ) + Vị ngữ, Chủ ngữ + (Phó từ) + Vị ngữ.
Ví dụ: Trời càng nắng gắt, mọi người càng muốn ở trong nhà.
Dạng 2: Tìm câu ghép và chỉ ra cấu tạo câu
Đối với dạng bài tập này, học sinh cần nắm vững bản chất câu ghép là gì để chỉ ra.
Ví dụ minh họa:
Dạng 3: Điền các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp để tạo thành câu ghép hoàn chỉnh.
Ví dụ minh họa:
Dạng 4: Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép theo một chủ đề tự chọn hoặc theo yêu cầu bài.
Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi câu ghép là gì và toàn bộ kiến thức liên quan đến câu ghép. Supperclean.vn hy vọng sẽ giúp ích thật nhiều cho các bạn trong quá trình học tập và giúp các bạn đạt điểm cao trong phần kiến thức này nhé!
1.7/5 - (6 bình chọn)Bài viết tham khảo: Trend hết nước chấm nghĩa là gì trên facebook | hết nước chấm meme
Từ khóa » Câu Ghép Chính Phụ Là Gì Lấy Ví Dụ
-
Câu Ghép Chính Phụ Là Gì? Ví Dụ Câu Ghép Chính Phụ - Luật Hoàng Phi
-
Câu Ghép Chính Phụ Là Gì? Chi Tiết Về Câu Ghép Chính Phụ
-
Cách đặt Câu Ghép Chính Phụ - Thả Rông
-
Câu Ghép Chính Phụ Là Gì? Ví Dụ Câu Ghép Chính Phụ
-
[Câu Ghép] Định Nghĩa, Phân Loại Và Cách đặt Câu Chính Xác!
-
Câu Ghép Là Gì? Phân Loại Câu Ghép. Cách Nối Câu đơn Thành Câu ...
-
Câu Ghép Là Gì? Các Loại Câu Ghép? Cách đặt Câu Ghép?
-
Từ Ghép Chính Phụ Và Từ Ghép đẳng Lập Là Gì? - Toploigiai
-
Tìm Hiểu Câu Ghép Là Gì?
-
Câu Ghép Chính Phụ Là Gì Và Cách Đặt Câu Ghép Cùng Bài Tập ...
-
[PDF] BÀI 6: CÁCH ĐẶT CÂU GHÉP
-
Cách Phân Biệt Từ Ghép Chính Phụ Và Từ Ghép đẳng Lập - Toploigiai
-
Câu Ghép Là Gì? Từ A đến Z Những Kiến Thức Cơ Bản Bạn Cần Biết Về ...
-
II. Phân Loại Câu Ghép - Tài Liệu Text - 123doc