Câu Ghép Là Gì? Công Dụng, Phân Loại Và Cách đặt Câu

Trong các mẫu câu thì câu ghép là một trong những kiểu câu hay được sử dụng nhất trong văn bản hiện nay. Vậy câu ghép là gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu vấn đề này thông qua những nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

Khái niệm câu ghép là gì?

Câu ghép trong tiếng Việt

Câu ghép là hình thức câu được tạo ra bởi nhiều vế câu ghép lại, thông thường là hai vế kết hợp với nhau tạo ra câu ghép. Trong một câu ghép, các vế tạo nên sẽ là một câu đơn, có nghĩa là một vế của câu ghép đều có cấu trúc chủ – vị hoàn chỉnh và nó phải làm toát lên mối quan hệ chặt chẽ với vế câu còn lại. 

Do chúng được tạo bởi nhiều câu đơn nên chúng phải được kết với nhau bằng nhiều phương thức khác nhau. Nó có thể được nối bằng quan hệ từ, cặp từ hô ứng hoặc nối trực tiếp. 

Bạn có thể hiểu rõ hơn qua vd câu ghép dưới đây: 

– Mẹ đi làm và em đi học. 

Trong ví dụ này, câu ghép được ghép từ hai vế, “Mẹ đi làm” là vế đầu, “em đi học” là vế thứ hai. Mỗi vế đều có một cụm chủ ngữ, vị ngữ sau đó được kết nối với nhau bằng quan hệ từ “và”. 

soạn bài câu ghép
Câu ghép là gì?

Tuy nhiên, các nhà giáo dục nghiên cứu về mảng ngôn ngữ học đã đưa ra những cách định nghĩa khác nhau về câu ghép theo từng lứa tuổi để phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh. Về nội dung ý nghĩa của câu ghép thì không thay đổi nhưng cách dùng câu sẽ khác nhau. Chẳng hạn như định nghĩa câu ghép là gì lớp 8 sẽ khác với định nghĩa ở lớp 5.

Theo định nghĩa ở lớp 8: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ – Vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V sẽ là một vế câu”. 

Một định nghĩa khác bạn có thể tham khảo là: Câu ghép là một hình thức cây tạo thành từ hai nòng cốt. Chúng có mối quan hệ về ngữ pháp và hình thức tổ chức giữa các vế câu. 

Câu ghép trong tiếng Anh

Chúng ta đã vừa tìm hiểu xong định nghĩa về câu ghép trong tiếng Việt. Nhưng cũng có nhiều người thắc mắc và không biết câu ghép tiếng Anh là gì? nó có gì khác biệt gì so với tiếng Việt không và cách dùng câu ghép trong tiếng Anh như thế nào? Những điều này không mất nhiều thời gian tìm hiểu mà bù lại bạn lại biết cách sử dụng câu ghép đúng chuẩn trong các văn bản ngôn ngữ tiếng Anh.

Trong tiếng Anh, Compound sentences chính là câu ghép. Cũng giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh câu ghép là câu có ít nhất hai mệnh đề độc lập được nối bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy giữa liên từ. Một mệnh đề độc lập là mệnh đề có chủ ngữ, vị ngữ được hình thành bởi một suy nghĩ và hoàn toàn có nghĩa. 

câu ghép trong tiếng anh
Câu ghép trong tiếng Anh là Compound Sentences

VD đặt 3 câu ghép bằng tiếng Anh:   

– I woke up late, so I came to school late.

– This box is too expensive, and that box is too small. 

– My father is an engineer, and/but my mother is a teacher.

Trong câu ghép này có hai mệnh đề độc lập được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy giữa liên từ “so”. Một số liên từ phổ biến để nối hai mệnh đề độc lập trong câu tiếng Anh như: For, nor, and, but, so, yet, or,… 

Như vậy về mặt bản chất thì câu ghép tiếng Anh và tiếng Việt đều tương tự nhau. Chúng đều được kết hợp bởi hai vế hoặc hai mệnh đề độc lập có ý nghĩa bằng một cách thức nhất định. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa hai nước đó là cách sử dụng dấu phẩy. Trong câu ghép tiếng Việt, bạn có thể sử dụng dấu phẩy để nối hai vế câu lại thành một câu ghép. Còn trong tiếng Anh, dấu phẩy không có tác dụng này, mà phải dùng một liên từ đặt sau dấu phẩy để liên kết hai mệnh đề lại với nhau. 

Công dụng của câu ghép

Vậy câu ghép có nghĩa là gì? Câu ghép giúp chúng ta sẽ tránh được tình trạng bị hụt ý. Đồng thời nó nêu rõ ràng, trọn vẹn ý nghĩa câu bạn cần diễn đạt. Còn trong quá trình nói chuyện, đôi khi có những ý dài nếu sử dụng câu đơn thì sẽ khiến cho nội dung trở nên dàn trải và câu nói thiếu sự cô đọng, tinh tế. Trong lúc này, áp dụng câu ghép sẽ giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Từ đó giúp người nghe dễ hiểu và mang tới hiệu quả giao tiếp tốt. 

Các loại câu ghép

Về cơ bản, câu ghép có 5 loại: Đẳng lập, hô ứng, hỗn hợp, chính phụ và chuỗi. Mỗi loại câu ghép có nhiệm vụ riêng và được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Do vậy, bạn cần hiểu rõ bản chất của từng loại câu ghép để tối ưu hóa cách sử dụng. 

Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau và có mối quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các vế trong câu ghép đẳng lập được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập do vậy mối quan hệ giữa chúng nhìn chung khá lỏng lẻo.

Ví dụ như: Hôm nay tôi làm việc hoặc mai làm. 

câu ghép chính phụ
Có nhiều loại câu ghép khác nhau

Trong loại câu ghép này còn có 4 loại câu ghép đăng lập khác nhau, bao gồm:

  • Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế trong câu thường được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thường là từ “và”. Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa về sự vật, hiện tượng, tình chất cùng loại hoặc quá trình. Ví dụ: Trời xanh và gió mát.
  • Đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế câu thể hiện sự việc được tiếp nối theo một trật tự tuyến tính. Hoặc các vế được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liệt kê. Ví dụ: Chiếc bút bi của tôi bị rơi và chiếc bút chì cũng rơi ngay sau đó.
  • Đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều nói về chủ thể sự việc chung. Các vế sẽ được kết nối với nhau bằng quan hệ từ mang tính lựa chọn như “hoặc”, “hay”. Ví dụ: Hôm nay hoặc mai làm.
  • Đẳng lập có quan hệ đối chiếu: Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa đối ứng và tương phản nhau, được kết nối bằng quan hệ từ mang tính tương phản, như “nhưng”, “song”, “mà”. Ví dụ: Cái bút này bị vỡ nhưng nó vẫn viết được.  

Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là gì? Câu ghép chính – phụ là câu được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Câu ghép chính phụ cũng có hai vế nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, được kết nối bằng quan hệ từ chính phụ; vì vậy mối quan hệ trong câu ghép chính phụ thường rất chặt chẽ.

Ví dụ: Nếu em chăm chỉ hơn thì em đã thành công. 

Câu ghép hô ứng

Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Cách thức để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng bao gồm phụ từ và cặp đại từ: “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “mới…đã”, “càng…càng”, “nào…nấy”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…

Ví dụ: Người thế nào thì vật thế ấy. 

Câu ghép chuỗi

Đây là câu ghép có hai vế trở lên; giữa các vế có quan hệ chuỗi, tức là theo kiểu liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu: dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,). 

Ví dụ: Trời mưa, gió lớn, cây đổ.

Câu ghép chuỗi được chia ra những loại sau đây: Câu ghép chính phụ có quan hệ bổ sung, câu ghép chính phục có quan hệ điều kiện – hệ quả, câu ghép chính phụ nguyên nhân, câu ghép chính phụ có quan hệ đối nghịch. 

câu ghép đẳng lập
Bạn cần hiểu rõ công dụng và cách sử dụng của từng loại câu ghép

Câu ghép hỗn hợp

Giữa các vế của câu ghép hỗn hợp sẽ có mối quan hệ tầng bậc và có nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp. 

Ví dụ: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng nhưng nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn chưa tìm được việc.  

Quan hệ giữa các vế trong câu ghép

Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu luôn chặt chẽ. Các mối quan hệ thường được đánh dấu bằng cặp quan hệ từ, quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Nhưng để nhận biết chính xác quan hệ có ý nghĩa giữa các vế câu, ta phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp hoặc văn cảnh.  

Các quan hệ thường gặp đó là:

  • Nguyên nhân – kết quả: Bởi…nên, vì… nên, bởi vì…nên, do…nên,…
  • Quan hệ điều kiện – hệ quả: Hễ…mà, nếu như…thì, nếu như…thì, hề…thì, giá…mà,…
  • Quan hệ tương phản: Mặc dù…nhưng, tuy…nhưng, dù…nhưng,…
  • Quan hệ tăng tiến: Càng…càng, bao nhiêu…bấy nhiêu,…
  • Quan hệ lựa chọn: Hoặc là, hay là.
  • Câu ghép quan hệ bổ sung: Không những…mà còn, không chỉ…mà, chẳng những…mà,…
  • Quan hệ tiếp nối: Vừa…cũng, vừa…đã…
  • Quan hệ đồng thời: …còn, trong khi…thì, vừa…vừa,…
  • Quan hệ giải thích: Thành phố Hà Nội – thủ đô của nước ta – đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Phân biệt câu phức và câu ghép

Vậy câu ghép và câu phức trong tiếng Anh như nào, chúng có gì khác nhau. 

  • Câu phức là câu có từ hai kết cấu C-V trở lên, trong đó một kết cấu C-V làm nòng cốt, các C-V còn bị bao hàm trong kết cấu C-V làm nòng cốt. 
  • Câu ghép cũng có từ hai kết cấu C-V trở lên, nhưng các kết cấu C-V này không bao hàm nhau.  

Cách đặt câu ghép chuẩn nhất

những câu ghép hay
Hiện nay, có 2 cách để đặt câu ghép

Có hai cách đặt câu ghép:

– Đặt câu theo mô hình có sẵn: 

  • [Từ nối] C – V [từ nối] C – V. Ví dụ: Vì tôi chăm chỉ nên tôi thành công.
  • C – V  [từ nối] C – V. Tôi thành công vì tôi cố gắng.
  • C [phó từ] V, C [phó từ] V. Ví dụ: Trời càng mưa nhiều, cây cối càng tốt tươi.

– Dùng liên từ hoặc cặp liên từ: Với những vế đơn ngang bằng nhau bạn có thể sử dụng liên từ “và”. Với những câu chỉ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả thì nên dùng cặp liên từ “vì – nên”. 

Ví dụ: Vì bạn không chăm chỉ nên bạn không có việc làm ổn định. 

Khi đến trường, học sinh đều phải học các cấu trúc câu này và phải soạn bài câu ghép tiếp theo trước khi đến lớp. Tuy nhiên, nhiều học sinh do không chú ý học tập, không để ý thầy cô giảng bài nên không biết cách đặt câu ghép. Lúc này, nhiều em đã lên mạng hỏi học tra những bài soạn về câu ghép tt. Trên đây có vô vàn những câu ghép hay. Tuy nhiên, ta không nên lấy luôn mà cần phải hiểu cách đặt và dựa vào câu mẫu để đặt thành câu khác của riêng mình. 

Như vậy, trên đây là những thông tin chi tiết về khái niệm câu ghép là gì, các loại câu ghép cũng như cách sử dụng đúng nhất. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn và hiểu rõ câu ghép tiếng việt và câu ghép trong tiếng anh.

Từ khóa » Câu Ghép Là Gì Lớp 6