Câu Hỏi đuôi - Tag Questions: Cấu Trúc, Các Dạng Nâng Cao Và Bài ...

Hôm nay, Thuvientoan.net kết hợp với EngLib xin gửi tới bạn đọc bài viết về cấu , các dạng nâng cao và bài tập của Câu hỏi đuôi – Tag question.

Nội dung bài viết:

I. Định nghĩa câu hỏi đuôi và lưu ý về ngữ điêu trong giao tiếp của câu hỏi đuôi

II. Cấu trúc câu hỏi đuôi

III. CÁC DẠNG ĐẶC BIỆT CỦA CÂU HỎI ĐUÔI

IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ LƯU Ý TRONG GIAO TIẾP

Câu hỏi đuôi (Tag Question) là một dạng câu hỏi rất hay được sử dụng trong tiếng Anh, và trong các bài thi, kiểm tra THCS, THPT,và cả trong bài thi , IELTS hay tiếng Anh giao tiếp. Câu hỏi đuôi là dạng một câu hỏi ngắn đằng sau một câu trần thuật (statements). Câu trả lời dạng YES/NO nhưng mang sắc thái ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ: You are a teacher, aren’t you?

- Lúc sử dụng câu hỏi đuôi trong tiếng Anh giao tiếp, có một lưu ý :

  • Nếu người hỏi xuống giọng ở cuối câu hỏi thì thực sự họ không muốn hỏi mà là đang trông chờ người ta đồng ý với điều mình nói.
  • Khi lên giọng ở cuối câu hỏi thì mới là một câu hỏi thật sự và bạn muốn nhận được câu trả lời.

Ví dụ:

  • Peter is your boyfriend, isn't he? (Câu này nếu lên giọng thì mang hàm ý là tôi nghĩ Peter là bạn trai của bạn, nhưng tôi không chắc)

- Oh yes, he's my boyfriend

  • Peter is your boyfriend, is he? (Câu này nếu xuống giọng thì mang hàm ý là tôi biết chắc Peter là bạn trai của bạn, tôi chỉ nói ra để bạn biết là tôi cũng biết rồi đấy)

- Well, yes. Who told you? - Oh, everybody knows now

II. CẤU TRÚC CÂU HỎI ĐUÔI

Đối với động từ thường (ordinary verbs)

- Câu trần thuật khẳng định + câu hỏi đuôi phủ định (Positive statement + negative question tag)

S + V(s/es/ed/2)….., don’t/doesn’t/didn’t + S?

dụ: He did a good job, didn’t he?

- Câu trần thuật khẳng định + câu hỏi đuôi phủ định (Positive statement + negative question tag) S + don’t/ doesn’t/didn’t + V….., do/does/did + S?

Ví dụ: Anna does not like talking to John, does she?

HIỆN TẠI ĐƠN VỚI TO BE

- She is beautiful, isn’t she? = Cô ấy đẹp gái, đúng không?

- You are scared, aren’t you? = Bạn đang sợ, phải không?

HIỆN TẠI ĐƠN ĐỘNG TỪ THƯỜNG:

Mượn trợ động từ DO hoặc DOES tùy theo chủ ngữ

- Your parents like me, don’t they? - Peter loves you, doesn’t he?

THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN

Với động từ thường: mượn trợ động từ DID;

Quá khứ đơn với TO BE: WAS hoặc WERE:

- He didn’t come here, did he?

- She was friendly, wasn't she?

THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH hoặc HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN:

Mượn trợ động từ HAVE hoặc HAS

- They have left, haven’t they? - The train has stopped, hasn’t it?

THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH hoặc QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN:

Mượn trợ động từ HAD

- He hadn’t met you before, had he ?
THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN - It will rain, won’t it?

CHÚ : Cách trả lời câu hỏi đuôi.

Chú ý tới ý nghĩa của “yes và no” trong câu trả lời đối với câu hỏi phủ định:

-Trả lời YES khi câu khẳng định đúng và trả lời NO khi câu phủ định đúng.

Ví dụ:

- He isn’t your brother, is he? (Anh ấy không phải là anh trai ban phải không?

  • No, he isn’t. (Không, anh ấy không phải) – (Ở đây bạn đồng ý với câu phủ định, nên sẽ trả lời là No)
  • Yes, he is. (Đúng, anh ấy là anh trai tôi)

TIPS: Để dễ hiểu hơn khi bạn trả lời câu hỏi phủ định thì cứ xe như nó là một câu khẳng định rồi trả lời như bình thường.

Ví dụ:

- You’re not going out today, are you? (Hôm nay bạn không đi chơi phải không?)

*Nếu bỏ ‘not’ đi thì sẽ thành ‘You’re going out today?’ và cứ trả lời như 1 câu hỏi bình thường

  • Yes. (=Yes, I am going out) Có. (=Có, tôi có đi chơi)
  • No. (=No, I am not going out) Không. (=Không, tôi không đi chơi)

III. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT 1. Câu hỏi đuôi của I am là aren’t I? Nhưng câu hỏi đuôi của ‘I’m not’ vẫn là ‘am I’ Ex: I’m late, aren’t I?

I am not self-fish, am I? 2. Sau một câu mệnh lệnh, chúng ta sử dụng "will you?" . Chúng ta có thể xem"will you?" tương đương với "please" (nhiều hơn hoặc ít hơn)

+ Dùng phần đuôi WON’T YOU để diễn tả lời mời Ex: Take your seat, won’t you? (Mời ông ngồi) Have a piece of cake, won’t you? + Dùng phần đuôi WILL / WOULD / COULD/CAN / CAN’T YOU để diễn tả lời yêu cầu lịch sự Ex: - Open the door, will you?

- Don't smoke in this room, will you?

-Don’t tell anybody, will you?

3. - Câu đầu là I WISH, dùng MAY trong câu hỏi đuôi

Ex:I wish to study English, may I ? 4. Sau Let’s…..(trong câu gợi ý…) dùng shall we? Ex: Let’s have a party, shall we? 5. There có thể làm chủ ngữ trong câu hỏi đuôi. Ex: There’s something wrong, isn’t there? 6. It được dùng thay cho nothingeverything Ex: Nothing can happen, can it?

7. They được dùng thay cho đại từ bất định ‘nobody, somebody, và everybody, everyone, someone, anyone, no one...’ Ex: Somebody wanted a drink, didn’t they?

Everyone loves studying English, don’t they?

8. It được dùng thay cho this/ that. They được dùng thay cho these/ those. Ex: This is your car, isn’t it? These aren’t your books, are they?

9. Trong câu có cáctrạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little… thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định

Ex: He never smiles, does he?

10. Câu đầu có It seems that + mệnh đề, lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi

Ex: It seems that you are angry, aren’t you ?

11. Chủ từ là mệnh đề danh từ dùng “it” trong câu hỏi đuôi

Ex: What you have done is wrong, isn’t it ? Why he killed himself seems a secret, doesn’t it ?

12. Chủ từ là ONE, dùng you hoặc one trong câu hỏi đuôi

Ex: One can be one’s master, can’t you/one?

13. Câu đầuMUST, must có nhiều cách dùng cho nên tùy theo cách dùng mà sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau

13.1. Must chỉ sự cần thiết: => dùng needn’t Ex: They must go to their best friend’s party, needn’t they?

13.2. Must chỉ sự cấm đoán: => dùng must

Ex: You must not cheat in the exam, must you ?

13.3. Must chỉ sự dự đoán ở hiện tại: => dựa vào động từ theo sau must

Ex: He must be very intelligent, isn’t he? ( anh ta ắt hẳn là rất thông minh, phải không ?)

13.4. Must chỉ sự dự đoán ở quá khứ ( trong công thức must +have+ V3) : => dùng have/has

Ex: You must have stolen my wallet, haven’t you? ( bạn chắc hẵn là đã lấy cái bóp của tôi, phải không?)

14. Câu cảm thán, lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, => dùng is, am, are

Ex: What a beautiful dress, isn’t it? How handsome I am, aren’t I?

15. Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel + mệnh đề phụ, lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.

Ex: I think he will come here, won’t he? I don’t believe Mary can do it, can she?

(LƯU Ý: Mệnh đề chính có ‘NOT’ thì vẫn tính như ở Mệnh đề phụ)

TUY NHIÊN, cùng mẫu này nhưng nếu chủ từ không phải là I thì lại dùng mệnh đề đầu làm câu hỏi đuôi. Ex: She thinks he will come, doesn’t she?

16. USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ).

Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID Ex: He used to come here, didn’t he?

17. Had better: had better” thường được viết ngắn gọn thành ‘D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy ‘D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi. Ex: He’d better stay, hadn’t he?

18. WOULD RATHER: Would rather thường được viết gọn là ‘D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi. Ex: You’d rather go, wouldn’t you?

IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Các bạn download file bài tập bên dưới về và vận dụng những gì chúng ta đã học hôm nay nhé!

Nhớ theo dõi fanpage: https://www.facebook.com/EngLib.YEL để cập nhật các tài liệu mới nhất nhé.

Chúc các bạn học tốt!

TÀI LIỆU

Xem thêm: Chuyên đề rút gọn biểu thức lớp 9

THEO THUVIENTOAN.NET

Từ khóa » Bài Tập Về Câu Hỏi đuôi Lớp 9