Câu Hỏi Nâng Cao Và Bài Tập Môn: Địa Lý (Có đáp án) - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Đề kiểm tra 1 tiết Số học 6
  • Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn 11
  • Đề kiểm tra 1 tiết Hình học 7
    • Đề kiểm tra 1 tiết lớp 8
    • Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10
    • Đề kiểm tra 1 tiết Toán 9
    • Đề kiểm tra 1 tiết Toán 12
  • HOT
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê Trong Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Tài Liệu Phổ Thông » Đề thi - Kiểm tra Câu hỏi nâng cao và bài tập môn: Địa lý (Có đáp án)

Chia sẻ: Dangthixuanthao Dangthixuanthao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

Thêm vào BST Báo xấu 1.738 lượt xem 64 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo câu hỏi nâng cao và bài tập môn "Địa lý", với tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá được năng lực của mình. Chúc bạn thành công trong kỳ thi sắp tới.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Câu hỏi Địa lý
  • Bài tập Địa
  • Ôn tập Địa lý
  • Bài tập Địa lý
  • Kiểm tra Địa lý
  • Kiểm tra Địa

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi nâng cao và bài tập môn: Địa lý (Có đáp án)

  1. TỰ NHIÊN Câu 1. Hình dáng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi ở nước ta? Hướng dẫn trả lời Hình dáng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là ngắn, dốc, trên 60% lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ. Câu 2. Trình bày sự phân hóa đất đai theo đai cao ở nước ta. Tại sao ở miền Nam không có đai ôn đới gió mùa trên núi? Hướng dẫn trả lời * Sự phân hóa đất đai theo đai cao ở nước ta: - Đai nhiệt đới gió mùa: đất đồng bằng (đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát…); đất vùng đồi núi thấp (đất feralit chủ yếu). - Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: đất feralit có mùn, đất mùn. - Đai ôn đới gió mùa trên núi: đất mùn thô. * Ở miền Nam không có đai ôn đới gió mùa trên núi vì đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên. Ở miền nam không có núi ở độ cao này. Câu 3. Vì sao phần lãnh thổ phía Nam của nước ta hầu như không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc? Hướng dẫn trả lời Phần lãnh thổ phía Nam của nước ta hầu như không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc là do: - Gió mùa Đông Bắc khi đến lãnh thổ phía Nam của nước ta đã bị suy yếu do di chuyển trên một quãng đường dài và càng vào phía Nam càng gần Xích đạo nên khối khí lạnh đã bị biến tính. - Do bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía Nam. - Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam gió mùa Đông Bắc nhường chỗ cho Tín phong bán cầu Bắc. Câu 4. Việc sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền núi gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái ở nước ta? Hướng dẫn trả lời - Gây trượt lở đất, lũ bùn, lũ quét ở miền núi và lũ lụt ở đồng bằng. - Gây rửa trôi, xói mòn đất. - Thu hẹp môi trường sống của sinh vật. - Tạo nên những tác động xấu gây mất cân bằng môi trường sinh thái, phát sinh các thiên tai thất thường. 1
  2. Câu 5. Tại sao vào đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta có kiểu thời tiết lạnh khô, vào cuối mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển? Hướng dẫn trả lời - Vào đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi đến nước ta đi qua lục địa của châu Á rộng lớn nên bị mất hơi ẩm khi đến lãnh thổ nước ta, vì vậy đã gây ra kiểu thời tiết lạnh và khô. - Cuối mùa đông, trung tâm cao áp Xibia dịch chuyển ra phía biển, nên gió mùa Đông Bắc đi qua biển, các khối khí được cung cấp thêm độ ẩm khi đi vào nước ta nên đã tạo ra kiểu thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển. Câu 6. Cho biết nguyên nhân gây nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hướng dẫn trả lời Do Tín phong BCB kết hợp với địa hình. Khi gió mùa Đông Bắc di chuyển xuống phía nam nước ta đã bị suy yếu và biến tính lại gặp bức chắn là dãy Bạch Mã nên từ Đà Nẵng trở vào chịu ảnh hưởng của Tín phong BCB, thổi theo hướng Đông Bắc, Tín phong gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ nhưng đến Tây Nguyên và Nam Bộ gió này bị mất hơi nước tạo nên mùa khô cho các vùng này. Câu 7. Tại sao nói địa hình núi nước ta có sự phân hóa đa dạng? Hướng dẫn trả lời - Địa hình núi nước ta chia thành nhiều vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. - Trong mỗi vùng đều có sự khác nhau về độ cao, hướng nghiêng, hướng núi, đặc điểm sinh thái. Câu 8. Cho biết các vịnh biển Hạ Long, Đà Nẵng, Vân Phong, Cam Ranh thuộc các tỉnh, thành phố nào? Hướng dẫn trả lời - Hạ Long: tỉnh Quảng Ninh. - Đà Nẵng: thành phố Đà Nẵng. - Vân Phong, Cam Ranh: tỉnh Khánh Hòa. Câu 9. Giải thích tại sao ở nước ta nhiệt độ trung bình năm tăng và biên độ nhiệt giảm theo chiều từ Bắc vào Nam. Hướng dẫn trả lời - Từ Bắc vào Nam nhiệt độ trung bình năm tăng do: + Càng vào nam càng gần xích đạo hơn. + Miền Bắc có gió mùa Đông Bắc hoạt động làm hạ thấp nhiệt độ, càng về phía nam càng yếu dần; miền Nam không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. - Từ Bắc vào Nam, biên độ nhiệt giảm do: 2
  3. + Về mùa hạ cả nước có nhiệt độ tương đối đồng nhất do đều chịu tác động của gió Tây Nam. Về mùa đông, miền Bắc có gió mùa Đông Bắc hoạt động làm hạ thấp nhiệt độ, càng về phía nam càng yếu dần; miền Nam không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ cao hơn nhiều. + Phía Bắc gần chí tuyến, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau; phía Nam gần xích đạo, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau hơn. Câu 10. Tại sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh? Hướng dẫn trả lời - Diện tích đồi núi lớn, dốc, lớp vỏ phong hóa dày, lượng mưa lớn tập trung vào một mùa, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật. - Nhiệt ẩm dồi dào làm cho quá trình phong hóa hóa học diễn ra rất mạnh. Câu 11. Tại sao nói khu vực đồng bằng nước ta hẹp và có sự phân hóa đa dạng? Hướng dẫn trả lời - Hẹp: chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích lãnh thổ. - Phân hóa đa dạng: + Có đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển; đồng bằng châu thổ có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. + Các đồng bằng đều có sự khác nhau về nguồn gốc hình thành, diện tích, độ cao, hướng nghiêng, đặc điểm hình thái. 3
  4. DÂN CƯ Câu 1. Tại sao đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? Hướng dẫn trả lời Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là do: xuất khẩu lao động nhằm giảm sức ép tới vấn đề việc làm trong nước, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Câu 2. Chứng minh rằng quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp. Hướng dẫn trả lời - Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị chậm, số lượng không nhiều. - Hiện nay tỉ lệ dân thành thị vẫn ở mức thấp (dẫn chứng) - Số lượng đô thị ít (dẫn chứng), quy mô vừa và nhỏ. Câu 3. Tại sao nước ta cần phải thực hiện tốt các nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta? Hướng dẫn trả lời Chúng ta phải thực hiện chiến lược đó là vì: - Xuất phát từ thực trạng dân số và nguồn lao động của nước ta: + Việt Nam là quốc gia có dân số đông (dẫn chứng), đứng thứ 3 trong khu vực và thứ 13 trên thế giới, gia tăng dân số còn cao (dẫn chứng). + Dân cư còn phân bố chưa hợp lí giữa miền núi và đồng bằng, giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng) + Chất lượng lao động còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao. + Việc làm còn là vấn đề xã hội lớn cần được giải quyết. - Đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: phát huy nguồn lực, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 4. Cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn của nước ta đã và đang có sự thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy? Hướng dẫn trả lời * Sự thay đổi của cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: tỉ trọng lao động ở thành thị có xu hướng tăng, tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm. * Nguyên nhân: - Do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa nên làm tăng số lao động phi nông nghiệp. 4
  5. - Điều kiện sống của thành thị tốt hơn ở nông thôn nên thu hút số lao động ở nông thôn di chuyển vào thành thị. Câu 5. Tại sao tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của thế giới? Hướng dẫn trả lời Nguyên nhân tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của thế giới là do quá trình công nghiệp hóa còn chậm, trình độ phát triển kinh tế còn thấp… Câu 6. Tại sao số người gia tăng hàng năm ở nước ta còn đông? Điều đó gây ra khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Hướng dẫn trả lời * Lí do dân số nước ta còn tăng nhanh: - Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn ở mức hơn 1%/năm. - Do quy mô dân số đông nên tốc độ gia tăng đã giảm nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người. * Khó khăn: - Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích lũy để tái sản xuất mở rộng… - Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống… Câu 7. Chứng minh rằng nước ta có nhiều tiềm năng về lao động, nhưng việc sử dụng lại chưa thật hợp lí. Hướng dẫn trả lời * Tiềm năng: - Nguồn lao động dồi dào (dẫn chứng), mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. - Nguồn lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất và khả năng tiếp thu khoa học – công nghệ. - Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên rõ rệt thông qua công tác giáo dục – đào tạo… * Sử dụng chưa hợp lí: - Phần lớn lao động thuộc các ngành nông – lâm – thủy sản, trong khi đó các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp. - Năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. - Quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng triệt để. Câu 8. Tại sao dân số thành thị của nước ta ngày càng tăng? Hướng dẫn trả lời 5
  6. Dân số thành thị của nước ta ngày càng tăng là do: - Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang được đẩy mạnh. - Dân số ở nông thôn di chuyển lên thành thị để kiếm việc làm. - Mở rộng ranh giới hành chính của các đô thị. - Do thành thị có điều kiện sống tốt hơn ở nông thôn. Câu 9. Tại sao nước ta phải tiến hành phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước? Hướng dẫn trả lời Các lí do chủ yếu sau: - Sự phân bố dân cư ở nước ta hiện nay chưa hợp lí: nơi giàu tài nguyên thì thiếu lao động, nơi có mật độ dân số quá cao thì tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt gây sức ép đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Để khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có của nước ta (dẫn chứng). Câu 10. Những nguyên nhân nào dẫn đến tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta liên tục giảm? Hướng dẫn trả lời - Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được thực hiện thành công (chủ yếu là giảm tỉ suất sinh thô). - Các nguyên nhân khác (ý thức của người dân, công tác tuyên truyền, giáo dục dân số…) Câu 11. Nêu ý nghĩa của việc tác động vào yếu tố con người nhằm giải quyết việc làm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hướng dẫn trả lời - Phân bố lại dân cư và lao động: nhằm điều chỉnh những bất hợp lí hiện nay trong phân bố dân cư, lao động, cân đối phù hợp lao động – việc làm giữa các vùng, hạn chế các tác động tiêu cực đối với vấn đề việc làm và khai thác tài nguyên. - Thực hiện tốt chính sách dân số sức khỏe sinh sản: nhằm kiểm soát, tiến tới phù hợp giữa gia tăng dân số, nguồn lao động với việc làm. Đồng thời nâng cao chất lượng lao động. - Mở rộng đào tạo nghề các cấp: tạo điều kiện cho người lao động tự có khả năng tự tạo ra hay tìm kiếm việc làm; nâng cao trình độ tay nghề, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề cho nguồn lao động, tạo điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động: nhằm giảm sức ép tới vấn đề việc làm trong nước, góp phần tăng thu nhập, đào tạo nguồn lao động. Câu 12. Vì sao tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn diễn ra gay gắt? Hướng dẫn trả lời 6
  7. - Nước ta đông dân (dẫn chứng), nguồn lao động dồi dào (dẫn chứng), mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. - Nền kinh tế tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng còn chậm phát triển, chưa tạo ra đủ việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm. - Các lí do khác: trình độ người lao động còn hạn chế, việc đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu… Câu 13. Sự phân bố đô thị và dân số đô thị giữa các vùng trong nước có sự khác nhau như thế nào? Hướng dẫn trả lời - Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: vùng có nhiều đô thị nhất (Trung du và miền núi Bắc Bộ) gấp 3,3 lần vùng có đô thị ít nhất (Đông Nam Bộ). - Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (dẫn chứng), đặc biệt là các thành phố lớn. - Dân số đô thị giữa các vùng có sự khác nhau: vùng có số dân đông nhất (Đông Nam Bộ) so với vùng có số dân ít nhất (Tây Nguyên), gấp 5 lần. Câu 14. Vì sao cơ cấu lao động của nước ta có sự chuyển biến theo ngành? Hướng dẫn trả lời - Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong thời kỳ Đổi mới. - Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7
  8. NÔNG NGHIỆP Câu 1. Tại sao nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp? Hướng dẫn trả lời - Cơ cấu nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, chủ yếu là trồng trọt mà cây lương thực chiếm phần lớn, mang nặng tính tiểu nông, tự cung, tự cấp. - Các yếu tố cấu thành nên cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp luôn hay đổi về số lượng và tương quan tỉ lệ, phù hợp với trình độ phát triển sức sản xuất và nhu cầu của xã hội. - Nông nghiệp đang phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, hội nhập kinh tế toàn cầu. Câu 2. Nêu khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay và giải thích tại sao. Hướng dẫn trả lời Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề thị trường – giá cả vì: thị trường là động lực cho sự phát triển, ảnh hưởng tới quy mô sản xuất và hướng chuyên môn hóa. Câu 3. Tại sao nước ta tồn tại song song hai nền nông nghiệp cổ truyền và hiện đại? Hướng dẫn trả lời Nước ta vẫn tồn tại song song hai nền nông nghiệp cổ truyền và hiện đại vì: - Nền nông nghiệp nước ta xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cấp, tự túc phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. - Do đại bộ phận lao động nước ta vẫn sống ở nông thôn, trình độ chưa cao nên nước ta chưa thể xóa bỏ hoàn toàn cái cũ để chuyển sang một nền sản xuất mới. - Do chính sách đổi mới trong sản xuất nông nghiệp của Nhà nước theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với các nguồn lực trong nước (tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ mở rộng, cơ sở vật chất…) Câu 4. Tại sao phải đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hàng hóa? Hướng dẫn trả lời Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa góp phần khai thác hiệu quả lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, từ đó tác động tới chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể là: - Góp phần khai thác tối đa các lợi thế về điều kiện sinh thái của các vùng sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Góp phần khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới. - Tạo nên cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thị trường, là cơ sở góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại. Câu 5. Tại sao chăn nuôi bò sữa thường phát triển ven các thành phố lớn? 8
  9. Hướng dẫn trả lời Chăn nuôi bò sữa thường phát triển ven các thành phố lớn vì: - Các thành phố lớn thường là nơi tập trung đông dân cư có chất lượng cuộc sống cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sữa lớn. - Tiết kiệm chi phí vận chuyển, đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp phần giảm giá thành và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Các thành phố lớn thường có cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Câu 6. Tại sao việc nuôi trồng thủy sản ngày càng được phát triển mạnh? Hướng dẫn trả lời Nuôi trồng thủy sản ngày càng được phát triển mạnh do: - Nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt, sản lượng đánh bắt tăng chậm. - Thị trường mở rộng, nhất là thị trường ngoài nước (EU, Hòa Kì, Nhật Bản…), nhu cầu nguyên liệu của công nghiệp chế biến. - Nuôi trồng có nhiều điều kiện thuận lợi (tự nhiên, kinh tế - xã hội) để phát triển, tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung. - Có hiệu quả kinh tế cao hơn so với đánh bắt vì đáp ứng được nhu cầu của thị trường. - Kĩ thuật nuôi và nguồn thức ăn, dịch vụ thủy sản, công nghiệp chế biến… được đảm bảo tốt hơn. - Tác động của các yếu tố khác: chính sách đổi mới, hỗ trợ về vốn, kĩ thuật, giống, công nghiệp chế biến sản phẩm. Câu 7. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước ta. Hướng dẫn trả lời - Cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, phục vụ xuất khẩu. - Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang suy giảm. - Khai thác hiệu quả tiềm năng về tự nhiên và kinh tế - xã hội của nước ta. - Giải quyết việc làm cho người lao động. - Mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các vùng ven biển. 9
  10. CÔNG NGHIỆP Câu 1. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta? Hướng dẫn trả lời Phải chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta vì: - Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tuy đa dạng nhưng vẫn thiếu tính linh hoạt, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. - Chuyển dịch để tạo nên cơ cấu ngành hợp lí, phù hợp với xu hướng chung của thế giới, nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực nên đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường. - Góp phần khai thác tối đa các thế mạnh về tự nhiên và lao động trong phát triển công nghiệp của nước ta. - Góp phần thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Câu 2. Tại sao phải hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm? Hướng dẫn trả lời Phải hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm vì nước ta chưa có đủ điều kiện để đầu tư cho tất cả các ngành. Vì vậy, việc đầu tư để hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có ý nghĩa rất lớn: - Góp phần khai thác tối đa các thế mạnh về tài nguyên và kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. - Đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Câu 3. Tại sao khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp quan trọng nhất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? Hướng dẫn trả lời Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp quan trọng nhất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay vì: - Là hình thức tổ chức mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia và địa phương, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa. - Góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả cho lao động nước ta. Câu 4. Việc phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta có đặc điểm gì? Hướng dẫn trả lời - Gắn với vùng nguyên liệu từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản (dẫn chứng). 10
  11. - Gắn với thị trường tiêu thụ, nhất là với các thành phố (dẫn chứng). - Do vậy, ngành này phân bố tương đối rộng. Câu 5. Tại sao sự phát triển công nghiệp ở miền núi còn nhiều hạn chế? Hướng dẫn trả lời Sự phát triển công nghiệp ở miền núi còn nhiều hạn chế do: - Những khó khăn về kinh tế - xã hội: + Nguồn lao động ít, trình độ chuyên môn thấp, thị trường, thu hút đầu tư… + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật còn hạn chế nhất là giao thông vận tải. - Những khó khăn về tự nhiên, đặc biệt là địa hình núi cao, khí hậu khắc nghiệt… Câu 6. Tại sao trong những năm gần đây, nhiệt điện (khí, than) chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta? Hướng dẫn trả lời Những năm gần đây, nhiệt điện (khí, than) chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta, vì: - Sử dụng khí thiên nhiên cho nhiệt điện, phát triển mạnh điện tuốc bin khí. - Một số nhà máy điện khí công suất lớn được đưa vào hoạt động (Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau). - Các nhà máy chạy bằng than được xây mới hoặc mở rộng. 11
  12. DỊCH VỤ Câu 1. Phân tích vai trò của tuyến đường sắt Thống Nhất và đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Hướng dẫn trả lời * Đường sắt Thống Nhất: Với chiều dài 1726 km xuất phát từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, có vai trò: - Tạo mối liên hệ kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng kinh tế phát triển nhất của Việt Nam, tạo nên một trục giao thông quan trọng từ Bắc vào Nam, nối Việt Nam với Trung Quốc. - Chuyên chở 2/3 số lượng khách và hàng hóa của ngành đường sắt. * Đường Hồ Chí Minh: Khi hoàn thành con đường này sẽ đi qua 30 tỉnh và thành phố trên cả nước, bắt đầu từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với tổng chiều dài 3167 km (trong đó tuyến chính dài 2667 km và 500 km nhánh tây), có vai trò: - Tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây đất nước. - Giảm bớt áp lực cho quốc lộ 1. - Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng. Câu 2. Tại sao trong những năm qua nước ta luôn nhập siêu? Hướng dẫn trả lời - Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi nước ta phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, tư liệu sản xuất nên giá trị cao, trong khi các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là hàng thô, hàng nông, lâm, thủy sản có giá trị thấp. - Đời sống của dân cư ngày càng nâng cao đòi hỏi nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng có chất lượng cao mà trong nước chưa đáp ứng được. Câu 3. Tại sao số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta ngày càng tăng nhanh từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay? Hướng dẫn trả lời - Tác động của chính sách Đổi mới của Nhà nước làm cho du lịch phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay. - Nước ta có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ khi bước vào Đổi mới. - Mức sống của nhân dân thế giới và trong nước được cải thiện, nhu cầu du lịch tăng mạnh. Câu 4. Vì sao số khách du lịch nội địa ngày càng tăng nhanh? Hướng dẫn trả lời - Tài nguyên du lịch được khai thác ngày càng tốt hơn. - Chất lượng cuộc sống, nhất là mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. 12
  13. CÁC VÙNG KINH TẾ Câu 1. Phân tích việc khai thác thế mạnh kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Hướng dẫn trả lời * Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: - Có ngư trường vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng; nhiều bãi triều, vũng, vịnh thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. - Ngành thủy sản phát triển mạnh, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng. * Du lịch biển: - Giàu tài nguyên du lịch biển – đảo, tiêu biểu là vịnh Hạ Long. - Ngành du lịch biển phát triển mạnh với trung tâm du lịch là thành phố Hạ Long. * Giao thông vận tải biển: - Có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu. - Ngành giao thông vận tải biển phát triển mạnh, trong đó cảng Cái Lân được đầu tư xây dựng mới. Câu 2. Chứng minh rằng về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp. Hướng dẫn trả lời - Khoáng sản phong phú (than, sắt, apatit, thiếc, đá vôi…) để phát triển nhiều ngành công nghiệp. - Tiềm năng thủy điện lớn như hệ thống sông Hồng (11 triệu kW), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW, tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp năng lượng. - Đất feralit, khí hậu có một mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng, chăn nuôi trâu, bò ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, nguồn lợi sinh vật biển phong phú thuận lợi cho công nghiệp chế biến thực phẩm. - Tài nguyên rừng để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản. Câu 3. Phân tích các thế mạnh về kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng. Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở vùng này? Hướng dẫn trả lời * Phân tích các thế mạnh về kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng: - Dân cư – lao động: dân đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ. - Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông, điện, nước có chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. - Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được hoàn thiện. - Thế mạnh khác: thị trường tiêu thụ lớn; lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời… 13
  14. * Giải thích: - Quy mô dân số lớn dẫn đến nguồn lao động rất đông đảo. - Trong khi đó, nền kinh tế của vùng chưa thật phát triển nên không thể tạo thêm nhiều việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm. Câu 4. Trong việc hình thành cơ cấu công nghiệp, Bắc Trung Bộ có những thuận lợi gì? Tại sao ở vùng này cần phải hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp? Hướng dẫn trả lời * Những thuận lợi: - Vị trí thuận lợi cho giao lưu và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa (phân tích). - Có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn (dẫn chứng). - Nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – lâm – thủy sản. - Nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ. * Vùng này cần phải hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp để: tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế theo không gian; đồng thời phát huy thế mạnh sẵn có của vùng. Câu 5. Tại sao Tây Nguyên có thể hình thành các bậc thang thủy điện? Hướng dẫn trả lời Tây Nguyên có thể hình thành các bậc thang thủy điện là do: Địa hình Tây Nguyên là các cao nguyên xếp tầng, có tính phân bậc rõ ràng với độ cao dao động từ 800 – 1500m, các bậc cao nằm về phía đông và các bậc thấp nhất nằm về phía tây. Do vậy, trên dòng chính của hệ thống sông, có thể xây dựng các nhà máy thủy điện ở các bậc địa hình khác nhau. Câu 6. Hãy nêu sự khác nhau về thế mạnh để phát triển kinh tế biển của Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Hướng dẫn trả lời * Đông Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung bộ: - Có các mỏ dầu khí lớn... - Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế biển khá hoàn thiện và có chất lượng tốt. - Nguồn lao động dồi dào, trình độ cao năng động và nhạy bén với cơ chế thị trường. * Duyên hải Nam Trung Bộ so với Đông Nam Bộ: - Vùng biển rộng lớn và giàu tôm cá, với nhiều bãi cá, bãi tôm, các ngư trường lớn, đặc biệt có hai ngư trường xa bờ (dẫn chứng). Bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi để nuôi trồng thủy sản. - Có đặc sản biển quý, nổi tiếng nhất là tổ yến. Đó là mặt hàng có giá trị cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. 14
  15. - Tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch với hàng loạt các bãi biển đẹp nổi tiếng (dẫn chứng). - Bờ biển bị chia cắt mạnh tạo nên nhiều vũng, vịnh kín, nước sâu thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu. - Người dân có kinh nghiệm trong việc đánh bắt xa bờ. Câu 7. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải quan tâm là gì? Tại sao? Hướng dẫn trả lời - Vấn đề quan trọng hàng đầu ở đây là thủy lợi, đặc biệt là nước ngọt vào mùa khô. - Nguyên nhân chủ yếu là cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn do đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Câu 8. Trình bày các thế mạnh để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ. Để khai thác nông – lâm nghiệp của vùng theo chiếu sâu, cần phải giải quyết những vấn đề gì? Hướng dẫn trả lời * Các thế mạnh để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ. - Thế mạnh về tự nhiên: + Địa hình lượn sóng, tạo điều kiện cho việc tập trung hóa đất đai. + Đất đỏ badan, đất xám bạc màu trên phù sa cổ có diện tích lớn là cơ sở để phát triển cây công nghiệp. + Khí hậu mang tính chất cận xích đạo thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm. + Nguồn nước phong phú. - Thế mạnh về kinh tế - xã hội: + Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ. + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho nông nghiệp vào loại tốt nhất cả nước. + Các thế mạnh khác (thu hút đầu tư, thị trường, chính sách khuyến nông…) * Các vấn đề cần phải giải quyết để khai thác nông – lâm nghiệp của vùng theo chiều sâu: - Thủy lợi là vấn đề quan trọng hàng đầu. - Thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lí, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn… Câu 9. Tại sao cần phải chú ý đến vấn đề môi trường trong việc phát triển thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? Hướng dẫn trả lời Cần phải chú ý đến vấn đề môi trường trong việc phát triển thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vì: 15
  16. - Các công trình thủy điện tác động lớn đến môi trường sinh thái: làm mất diện tích rừng, đất rừng, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học… - Các hồ thủy điện có ảnh hưởng đến nguồn nước của các khu dân cư trong vùng và các vùng lân cận… Câu 10. Trình bày việc khai thác thế mạnh về nghề cá của Bắc Trung Bộ. Hướng dẫn trả lời - Các tỉnh đều giáp biển và có khả năng phát triển nghề cá, gần ngư trường vịnh Bắc Bộ và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. - Ven biển có nhiều đầm phá, cửa sông… thuận lợi nuôi trồng thủy sản. - Sản lượng đánh bắt: + Tương đối lớn, nhất là Nghệ An. + Do phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên ở nhiều nơi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt. - Việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh. Câu 11. Tại sao cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường trong việc khai thác khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? Hướng dẫn trả lời - Việc khai thác khoáng sản gây ra nhiều vấn đề môi trường, phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái xung quanh; việc bảo vệ môi trường trong việc khai khoáng chính là bảo vệ môi trường sống trong vùng. - Trung du và miền núi Bắc Bộ ở vào phần thượng lưu và trung lưu của các con sông chảy về Đồng bằng sông Hồng nên việc bảo vệ môi trường càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa với các vùng hạ lưu. Câu 12. Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải coi trọng việc giải quyết nước ngọt trong mùa khô? Hướng dẫn trả lời Cần phải coi trọng việc giải quyết nước ngọt trong mùa khô ở vùng này vì: - Địa hình thấp, xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đất phèn và đất mặn chiếm diện tích lớn. - Mùa khô kéo dài 6 tháng. - Nước ngọt có ý nghĩa rất quan trọng trong thau chua, rửa mặn khai thác và sử dụng tài nguyên. Câu 13. Tại sao nói các vùng kinh tế trọng điểm có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước ta? Hướng dẫn trả lời 16
  17. Trong nền kinh tế nước ta, các vùng kinh tế trọng điểm có vai trò quan trọng vì: - Các vùng kinh tế trọng điểm hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. - Các vùng kinh tế trọng điểm chiếm tỉ trọng cao trong GDP của cả nước (dẫn chứng). - Các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của cả nước và hỗ trợ các vùng khác (dẫn chứng). - Các vùng kinh tế trọng điểm là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. - Các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp tỉ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước (dẫn chứng) và thu hút lớn vốn đầu tư nước ngoài. - Cơ cấu GDP theo ngành của các vùng kinh tế trọng điểm rất tiến bộ, tỉ trọng của công nghiệp – xây dựng và dịch vụ cao (dẫn chứng) nên có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế đang chuyển đổi ở nước ta. 17
  18. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI BIỂN ĐÔNG Câu 1. Là công dân VN, cần phải có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hướng dẫn trả lời Là HS, công dân tương lai của đất nước, trong vấn đề bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của VN. Cần nêu các nội dung sau: - Tích cực học tập, lao động sản xuất để góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo ra sức mạnh tổng hợp về kinh tế, từ đó củng cố sức mạnh về an ninh, quốc phòng. - Tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức, tuyên truyền cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về chủ quyền biển, đảo VN. Câu 2. Tại sao đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là một chủ trương lớn của ngành thủy sản nước ta trong giai đoạn hiện nay? Hướng dẫn trả lời Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là một chủ trương lớn của ngành thủy sản nước ta trong giai đoạn hiện nay vì: - Trong điều kiện nguồn lợi hải sản ven bờ gần như đã bị khai thác cạn kiệt do các phương thức đánh bắt kém bền vững (nổ mìn, lưới vét…), ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ sẽ góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên hải sản phong phú và đa dạng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ còn gắn với bảo vệ nguồn lợi và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển và hải đảo của Việt Nam. Câu 3. Tại sao Việt Nam phải hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề trên Biển Đông? Hướng dẫn trả lời Việt Nam phải hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề trên Biển Đông vì: - Biển Đông là biển lớn trong các biển thuộc Thái Bình Dương, ngoài Việt Nam còn 8 quốc gia khác nằm ven Biển Đông. Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia nhằm tạo sự đồng thuận, ổn định và hòa bình trong khu vực và thế giới. - Hợp tác với các quốc gia ven Biển Đông nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của đất nước ta, góp phần giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Câu 4. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh, quốc phòng? Hướng dẫn trả lời - Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo và vùng biển, thềm lục địa xung quanh. 18
  19. - Góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển nước ta. Câu 5. Tại sao các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển? Hướng dẫn trả lời Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì: - Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế. - Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. Câu 6. Trình bày sự phát triển giao thông vận tải đường biển ở nước ta. Tại sao giao thông đường biển nước ta hiện nay được chú trọng phát triển? Hướng dẫn trả lời * Sự phát triển giao thông vận tải đường biển ở nước ta. - Giao thông đường biển đang phát huy được thế mạnh. - Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng Bắc – Nam; quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí minh (dài 1500km). - Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền. - Xây dựng và nâng cấp hàng loạt các cảng biển từ Bắc vào Nam. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng – Liên Chiểu – Chân Mây, Nha Trang, Sài Gòn – Vũng Tàu – Thị Vải. - Đã xây dựng các cảng nước sâu (cảng Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng Tàu…). - Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng. - Từ các cảng biển quan trọng, nước ta đã mở rộng giao lưu với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. - Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển đều tăng. Đường biển đứng đầu tỉ trọng luân chuyển hàng hóa. * Hiện nay được chú trọng phát triển do nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Câu 7. Chứng minh nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải biển và du lịch biển – đảo. Hướng dẫn trả lời - Điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển: + Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. 19
  20. + Đường bờ biển dài 3260 km, dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu, nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng. - Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo: + Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng. + Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển. + Có nhiều đảo với các loại hình du lịch biển – đảo đang thu hút đông đảo du khách. Câu 8. Việc phát triển đánh bắt xa bờ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa như thế nào về kinh tế – xã hội và an ninh – quốc phòng? Hướng dẫn trả lời - Kinh tế – xã hội: tăng sản lượng khai thác, tạo công ăn việc làm… - An ninh – quốc phòng: khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ an ninh – quốc phòng vùng biển Việt Nam. Câu 9. Trình bày vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta. Hướng dẫn trả lời - Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta. - Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên khoáng sản, hải sản… - Kinh tế đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta, nhất là ngành du lịch biển. - Các đảo và quần đảo là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt ngoài khơi khi gặp thiên tai. - Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ (hậu phương) để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển. Câu 10. Phân tích hậu quả của việc khai thác không hợp lí tài nguyên môi trường vùng biển – hải đảo nước ta. Hướng dẫn trả lời - Ô nhiễm môi trường biển, hải đảo. - Cạn kiệt các tài nguyên sinh vật, nhất là những loài cá ven bờ. - Các hệ sinh thái biển đang bị suy thoái nhanh: diện tích rừng ngập mặn giảm, diện tích các rạn san hô giảm, các thảm cỏ biển cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều nơi mất hẳn. - Nguồn lợi hải sản giảm nhanh, nhiều vùng biển ven bờ bị suy kiệt. Nhiều loài sinh vật biển đang có dấu hiệu suy giảm và nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao đang bị giảm dần. Năng suất đánh bắt, chất lượng, kích cỡ hải sản giảm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 nâng cao: phần 1

    pdf 142 p | 1342 | 164

  • 912 câu hỏi tự luận và trắc nghiệm sinh học 11: phần 1

    pdf 83 p | 756 | 142

  • câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 nâng cao: phần 2

    pdf 81 p | 527 | 114

  • Kiến thức lý thuyết và bài tập Sinh học 12 - Tự luận và trắc nghiệm: Phần 2

    pdf 175 p | 259 | 64

  • tuyen tap cau hoi dinh tinh va dinh luong vat ly

    pdf 105 p | 176 | 49

  • Sổ tay hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 11 nâng cao: Phần 2

    pdf 53 p | 320 | 37

  • Hướng dẫn giải bài toán số nguyên nâng cao

    pdf 23 p | 306 | 34

  • hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 11 nâng cao: phần 2 - ths. trương ngọc thơi

    pdf 113 p | 224 | 33

  • Sổ tay hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 11 nâng cao: Phần 1

    pdf 62 p | 301 | 29

  • hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 11 nâng cao: phần 1 - ths. trương ngọc thơi

    pdf 118 p | 211 | 26

  • Hình học 10 nâng cao và hướng dẫn thiết kế bài giảng (Tập 2): Phần 2

    pdf 107 p | 105 | 20

  • Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Nâng cao-Phương pháp xác định cấu tạo cacbohidrat

    pdf 4 p | 103 | 17

  • SKKN: Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ đọc Văn

    pdf 12 p | 165 | 12

  • Luyện thi đại học Vật lý năm 2014-2015: Bài tập cơ dao động nâng cao (Phần 1)

    pdf 4 p | 127 | 7

  • Sáng kiến kinh nghiệm: Hệ thống câu hỏi giáo khoa và bài tập để giúp học sinh củng cố kiến thức chương đại cương kim loại

    pdf 27 p | 108 | 7

  • Đề thi nâng cao lần II (năm học 2014-2015) môn Hóa học 12 - Mã đề thi 123

    pdf 16 p | 89 | 4

  • SKKN: Nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn 10 thông qua hệ thống câu hỏi định hướng soạn bài theo biên soạn của giáo viên

    doc 18 p | 42 | 4

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Câu Hỏi Nâng Cao địa Lý 11