CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP CÓ ĐÁP ÁN - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Luật
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.16 KB, 71 trang )

ĐỀ CƯƠNG LUẬT HIẾN PHÁPCHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀKHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP.Câu 1: Luật Hiến pháp là gì? Trình bày đối tượng và phương pháp điều chỉnh củaluật hiến pháp?1, Khái niệm luật hiến phápLuật Hiến pháp hay còn gọi là Luật Nhà nước là một ngành luật gồm tổng thể các quyphạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chếđộ chính trị, chính sách kinh tế va ưn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.2, Đối tượng điều chỉnhĐối tượng điều chỉnh của Luật HP là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, gắnliền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học vàcông nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.- Trong lĩnh vực chính trị LHP điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản sau: các quan hệxã hội liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực NN, các hình thức nhân dânsử dụng quyền lực NN, các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa NN và ĐCS vàMTTQVN và các tổ chức thành viên, các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội đốingoại.- Trong lĩnh vực kinh tế: các quan hệ xã hội được xác định là các loại hình sở hữu, cácthành phần kinh tế, chính sách của NN đối với các thành phần kinh tế, vai trò của NN đốivới các thành phần kinh tế.- Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và NN LHP điều chỉnh các quan hệ xã hội liênquan đến việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân như: quốc tịch, quyền và nghĩavụ cơ bản của công dân.- Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, LHP điề chỉnh các quan hệ xãhội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơquan NN.3,Phương pháp điều chỉnh:* Khái niệm: phương pháp điều chỉnh là cách thức biện pháp mà Luật NN tác động đếnnhững quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh, nhằm hướng chúng theo một trật tự nhấtđịnh phù hợp với ý chí của NN.* Các phương pháp sau:- Phương pháp cho phép: phương pháp này thường được sử dụng để điều chỉnh các quanhệ xã hội liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan NN, quyền hạn của những người cóchức trách trong BMNN. Nội dung của phương pháp này là QP LHP trao cho chủ thểLHP quyền lực thực hiện những hành vi nhất định.- Phương pháp bắt buộc: thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quantới nghĩa vụ của công dân, tổ chức, các cơ quan NN. Nội dung của phương pháp này làbuộc chủ thể LHP phải thực hiện hành vi nhất định nào đó.- Phương pháp cấm: cấm chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.Ngoài ba phương pháp nói trên, luật Hiến pháp còn sử dụng phương pháp xác lập nhữngnguyên tắc chung mang tính hướng cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luậthiến phápVí dụ: Điều 2 Hiến pháp 2013 “1.Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa…hành pháp, tưpháp.”nhưng quy định trên đây có ý nghĩa là tư tưởng chỉ đạo cho tất cả các hoạt động lậppháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước, vì vậy đó là quy định xác lập những nguyên tắcchung.Câu 2: Trình bày vị trí của ngành luật hiến pháp trong mối quan hệ tương quan vớicác ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, luật Hiến pháp giữ vị trí chủ đạo vì nó có đốitượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành Luật khác.Luật hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở để xây dựng các ngành luậtkhác.Ví dụ: Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cáccơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhànước, đó chính là những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng ngành luật hành chính,hay làLuật Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong những quan hệ kinh tế, xác lậpnền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại, kinh tế,lao động,hìnhsự…Nói cách khác, đó là những quy định làm nền tảng cho các điều luật về tổ chức quyềnlực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và mối liên hệ giữa nhà nước vớixã hội dân sự trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với nội dung như vậy, Luật Hiếnpháp là ngành luật chủ đạo, làm cơ sở pháp lý cao nhất trong quốc gia, đề ra những quytắc căn bản nhất, ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật cho các ngành luật khác.Vị trí trung tâm của Luật Hiến pháp không có nghĩa là Luật Hiến pháp sẽ bao trùm vàthống nhất tất cả các ngành luật. Luật Hiến pháp chỉ xác lập những nguyên tắc cơ bản chocác ngành luật khác. Luật Hiến pháp còn quy định cả trình tự, thông qua, sửa đổi quyphạm của các ngành luật khácCâu 3: Trình bày đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học Luật Hiếnpháp.1) Đối tượng nghiên cứu:Khoa học Luật Hiến pháp nghiên cứu dưới giác độ pháp lí vấn đề tổ chức Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.-Để nghiên cứu tổ chức Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trướchết khoa học luật hiến pháp nghiên cứu chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chínhsách văn hóa – xã hội, quốc phòng và an ninh. Ngoài ra còn phải nghiên cứucấu trúc hành chính lãnh thổ trong nước CHXHCN Việt Nam, mối quan hệ củatrung ương với địa phương. Bên cạnh đó là nghiên cứ vấn đề quan trọng liênquan đến tổ chức Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổ chức và hoạt động củaBộ máy nhà nước, trong đó bao gồm các cơ quan: Quốc hội, Chính phủ, HĐNDcác cấp, UBND các cấp, Toàn án ND các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp.-Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân là đối tượng nghiên cứu rất quan trọngcủa khoa học Luật Hiến pháp. Mối quan hệ này thể hiện thông qua nhữngquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những bảo đảm để công dân thựchiện những quyền và nghĩa vụ đó-Một đối tượng nghiên cứu khác của khoa học Luật Hiến pháp là những chếđịnh, các quy phạm của luật Hiến pháp và cả quá trình hình thành và phát triểncủa các quy phạm, chế định của ngành luật Hiến pháp, nghiên cứu ả thực tiễnvận dụng, áp dụng các quy phạm, chế định đó nhằm đưa ra những luận cứ khoahọc để hoàn thiện chúng.-Khoa học Luật Hiến pháp còn nghiên cứu cả những quan hệ xã hội đang được,cần được hay có thể được quy phạm pháp luật hiến pháp điều chỉnh2) Phương pháp nghiên cứu:-Phương pháp biện chứng Mác – Lê nin xem xét đến những bộ phận cấu thànhcủa luật hiến pháp, xem xét mối quan hệ thống nhất, biện chứng lẫn nhau giữacác bộ phận cấu thành đó.-Phương phạm lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu các quy phạm, chế định, cácquan hệ pháp luật hiến pháp, khoa học Luật hiến pháp phải đặt chúng trongnhững điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Phương pháp lịch sử còn cho phéplàm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của cách mạng Việt Nam và sựphát triển của pháp luật Việt Nam nói chung, luật Hiến pháp nói riêng.-Phương pháp hệ thống nghiên cứu sự thống nhất, hệ thống chặt chẽ của nhữngbộ phận cấu thành của Luật hiến pháp; sự thống nhất của ngành Luật hiến phápvới hệ thống pháp luật Việt Nam; làm rõ vị trí, vai trò của từng quy phạm, chếđịnh luật hiến pháp trong hệ thống ngành luật hiến pháp.-Phương pháp so sánh giúp khoa học luật Hiến pháp phát hiện ra những bấtcập, hạn chế giữa các quy phạm, các chế định, các quan hệ pháp luật hiến pháp.Quy đó đề ra phương hướng hoàn thiện chúng. Phương pháp so sánh còn chothấy xu hướng phát triển của các quy phạ, chế định, quan hệ luật Hiến pháp.-Phương pháp thống kê: đòi hỏi sự tập hợp, phân tích các số liệu cụ thể trongcác thời điểm khác nhau, qua đó giúp chúng ta rút ra được những nhận xét cầnthiết.CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬPHIẾN VIỆT NAM.Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời của các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiếnViệt Nam1) Hiến pháp 1946:-Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặtChính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dânchủ cộng hòa.-Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945), Hồ Chủ tịch đề ra sáu nhiệm vụcấp bách của Chính phủ, mà một trong sáu nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng vàban hành bản Hiến pháp. Vì theo Người: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủcai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không cóHiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải cómột Hiến pháp dân chủ" (Hồ Chí Minh Toàn tập, T.4, tr.8). –-Ngày 20/9/1945 Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 34 thành lập Ban dựthảo Hiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tháng 11/1945bản Dự thảo Hiến pháp đầu tiên được công bố để nhân dân đóng góp ý kiến. Ngày9/11/1946 tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I (do cuộc tổng tuyển cử ngày6/1/1946 bầu) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta.-Vào thời điểm Quốc hội thông qua Hiến pháp, thực dân Pháp phản bội các hiệpđịnh đã ký kết với Chính phủ ta, chúng không ngừng khiêu khích và tấn côngchúng ta bằng vũ lực, hòng lập lại ách thống trị của chúng ở Việt Nam. Mười ngàysau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Dohoàn cảnh chiến tranh mà Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố, việc tổchức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không có điều kiện thực hiện. Tuynhiên Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban thườngvụ Quốc hội luôn luôn dựa vào tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 để điềuhành mọi hoạt động của Nhà nước.2) Hiến pháp 1959-Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã phải ký Hiệp địnhGiơ-ne-vơ (20/7/1954), miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng đất nướccòn tạm chia làm hai miền. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới này là:xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Hiếnpháp năm 1946 "đã hoàn thành sứ mệnh của nó. Nhưng so với tình hình mới vànhiệm vụ cách mạng mới hiện nay thì nó không thích hợp nữa. Vì vậy, chúng taphải sửa đổi Hiến pháp ấy". (Hồ Chí Minh: Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửađổi năm 1959).-Ngày 23/1/1957 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I đã ra nghị quyết về việc sửađổi Hiến pháp và thành lập Ban sửa đổi Hiến pháp đứng đầu là Chủ tịch Hồ ChíMinh. Ngày 1/4/1959 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi công bố để nhân dân thảoluận, đóng góp ý kiến. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I, ngày 31/12/1959Hiến pháp sửa đổi được thông qua và ngày 1/1/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh kýSắc lệnh công bố Hiến pháp này.3) Hiến pháp 1980:-Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra mộtgiai đoạn phát triển mới trong lịch sử cách mạng nước ta nói chung, lịch sử lậphiến Việt Nam nói riêng. Đó là thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, cùng thựchiện hai nhiệm vụ chiến lược chung là: xây dựng CNXH trong phạm vi cả nướcvà bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.-Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 cử tri cả nước đã bầu ra Quốc hội thốngnhất. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất (25/6/1976 đến 3/7/1976),Quốc hội đã thông qua những nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết vềviệc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 vịdo Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh làm Chủ tịch.-Sau hơn một năm chuẩn bị khẩn trương, Dự thảo Hiến pháp đã được lấy ý kiến,thảo luận trong cán bộ và nhân dân. Ngày 18/12/1980 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hộikhóa VI đã chính thức thông qua Hiến pháp mới. Hiến pháp 1980 được xâydựng và thông qua trong không khí hào hùng và tràn đầy niềm tự hào dân tộcsau Đại thắng mùa xuân 1975, với tinh thần "lạc quan cách mạng" và mongmuốn nhanh chóng xây dựng thắng lợi CNXH tiến tới CNCS ở nước ta, nênkhông tránh khỏi các quy định mang tính chủ quan, duy ý chí và quan niệmgiản đơn về CNXH của bản Hiến pháp này.4) Hiến pháp 1992:-Hiến pháp 1980 được xây dựng và thông qua trong hoàn cảnh đất nước chanhoà khí thế lạc quan, hào hùng của Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước tasạch bóng quân xâm lược. Trên thế giới, Hiến pháp của các nước XHCN đượcban hành vào cuối những năm 60-70 đã khẳng định đây là thời kỳ xây dựngCNXH phát triển, đang thịnh hành cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấpvà phổ biến quan điểm giáo điều, giản đơn về CNXH. Điều này đã để lại dấu ấntrong nội dung của Hiến pháp 1980 và là một trong những nguyên nhân dẫnđến khủng hoảng kinh tế-xã hội của đất nước.-Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đi dần vào thế ổn địnhvà phát triển, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mớitrên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại…, đặcbiệt là đổi mới về kinh tế.-Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về đổi mới chính sách đối ngoại, tháng12/1988 Quốc hội thông qua nghị quyết sửa đổi Lời nói đầu Hiến pháp 1980,bỏ hết những câu chữ chỉ đích danh từng tên thực dân, từng tên đế quốc…đểthực hiện phương châm "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" với nhữngnước vốn là kẻ thù xâm lược và đã từng gây tội ác đối với nhân dân ta. Tiếptheo, để dân chủ hóa đời sống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,tăng cường vị trí và vai trò của các cơ quan dân cử ở địa phương, ngày 30 tháng6/1989 tại kỳ họp thứ 5 nhiệm kỳkhóa VIII, Quốc hội đã thông qua nghị quyếtsửa đổi 7 điều Hiến pháp 1980 để quy định thêm công dân có quyền tự ứng cửlàm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; quy định việc thành lập cơ quanthường trực HĐND từ cấp huyện trở lên. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội ra nghịquyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi một cách cơ bản, toàndiện Hiến pháp 1980 nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.Ngày 15 tháng 4 năm 1992 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã thông quaHiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1980CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊCâu 5) Trình bày hình thức chính thể và bản chất của Nhà nước CHXHCN ViệtNam theo hiến pháp 2013Chính thể là mô hình tổ chức tổng thể của bộ máy quyền lực Nhà nước, thể hiện cáchthức tổ chức quyền lực nhà nước, xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhànước ở trung ương, giữa trung ương với địa phương và giữa nhà nước với xã hội và nhândân. Hình thức chính thể: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa-Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước Cộng hòa xã hộ chủnghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ.(k2, điều 2)-Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp (ĐIỀU6), lần đầu tiên vấn đề dân chủ trực tiếp được quy địnhnhư một nguyên tức hiếnđịnh, khẳng định tư tưởng đề cao quyền lực nhân dân trong chính thể của nhànước.-Hiến pháp năm 2013 quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và mối quanhệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước ở trung ương:Quốc hội, chủ tịch nước,Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát. Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam:-Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, liên minh giữa giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, thực hiện chính sách đại đoànkết dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xãhội là nguyên tắc hiến định.Là đặc điểm thể hiện tính giai cấp của Nhà nước và sựkết hợp nhuần nhuyễn giữa tính giai cấp với tính dân tộc và tính nhân dân.-Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân.Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước.-Dân chủ là thuộc tính của Nhà nước CHXHCNVN.-Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước thống nhất của các dân tộc Việt Nam., nhànước thực hiện các chính sách bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc,nghiêm cấmmọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.(Thể hiện ở Điều 1 và Điều 2 Hiến pháp năm 2013)Câu 6) Trình bày nguyên tắc thực hiện quyền lực nhà nước từ phía cơ quan nhànước theo Hiến pháp 2013-Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (bao gồm c ác cơ quan: Quốc hội, Chínhphủ, HĐND, Kiểm sát, Tòa án, chính quyền địa phương)- Các cơ quan có nhiệm vụ, chức năng:+Quốc hội: Điều 70+Chính phủ: Điều 96+TÒa án: Điều 102+Kiểm sát: Điều 107+Chính quyền địa phương: Điều 112Theo khoản 3 điều 2 luật hiến pháp:“Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.Theo đó xác định rõ ba bộ phận của quyền lực nhà nước với những thiết chế thực hiện cácquyền đó:• Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tốicao đối với hoạt động của Nhà nước.• Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp;• Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp;• Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;• Chính quyền địa phương là chế định được thay cho các thiết chế HĐND và UBNDtrong Hiến pháp hiện hành;• Hai thiết chế hiến định độc lập mới ra đời là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểmtoán nhà nước.Các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước đều được tổ chức trên một nền tảng pháp lýthống nhất: một Hiến pháp, một hệ thống pháp luật, được đặt trong một quỹ đạo chung làlợi ích quốc gia và dân tộc. Sự thống nhất của quyền lực nhà nước được bảo đảm bằngmột Hiến pháp và một hệ thống pháp luật: tất cả các cơ quan, từ lập pháp, hành pháp đếntư pháp đều được tổ chức và thực hiện các hoạt động trên một cơ sở pháp lý chung củaquốc gia.Câu 7. Trình bày hệ thống các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước CHXHCNViệt Nam theo Hiến pháp 2013.1.Cơ quan quyền lực nhà nướca. Quốc hộiVị trí, chức năng:Điều 69 Hiến pháp 2013:-Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước caonhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.-Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọngcủa đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.Quyền hạnĐiều 70 Hiến pháp 2013:Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết củaQuốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia,Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước;4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãibỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trungương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợchính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phêchuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhândân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chínhquyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc,Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia,Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phêchuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng vàthành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sáchthành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh ánTòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơnvị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiếnpháp và luật;10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;11. Quyết định đại xá;12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và nhữnghàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhànước;13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biệnpháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấmdứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốcgia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tếvà khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân vàđiều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;15. Quyết định trưng cầu ý dân.b.Hội đồng nhân dân-Điều 113 Hiến pháp 20131. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu tráchnhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việctuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồngnhân dân.Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiếnpháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làmchủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chốngcác biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô tráchnhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máychính quyền địa phương.- Hội đồng nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây:+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);+ Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);+ Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).2. Chủ tịch nước.a. Khái niệm, ví trí, chức năngĐiều 86 Hiến pháp 2013Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam về đối nội và đối ngoại.b. Nhiệm vụ và quyền hạnĐiều 88 Hiến pháp 2013Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lạipháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnhđó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫnkhông nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chínhphủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủtướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Việntrưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vàonghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danhhiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịchhoặc tước quốc tịch Việt Nam;5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và anninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đôđốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủnhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốchội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạngchiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng độngviên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ banthường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cảnước hoặc ở từng địa phương;6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủyban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnhtoàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyếtđịnh đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn,quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhândanh Nhà nước3. Cơ quan hành chính nhà nước.a. Chính phủ-Vị trí, chức năngĐiều 94 Hiến pháp 2013Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy banthường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.-Nhiệm vụ, quyền hạn.Điều 96 Hiến pháp 2013Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết củaỦy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết địnhhoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điềunày; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trìnhdự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ,môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, antoàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạngkhẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sảncủa Nhân dân;4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể,nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức,viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước;lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhândân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơquan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn do luật định;6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân;bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủtịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốctế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tạikhoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và côngdân Việt Nam ở nước ngoài;8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ươngcủa tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhb. Uỷ ban nhân dânĐiều 114 Hiến pháp 20131. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu làcơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chứcthực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhànước cấp trên giao.- Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây:+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);+ Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);+ Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).4. Cơ quan xét xử. Tòa án nhân dân tối caoa. Vị trí, chức năngĐiều 102 Hiến pháp 20131. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thựchiện quyền tư pháp.2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân.b. Nhiệm vụ, quyền hạnĐiều 103 Hiến pháp 20131. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xửtheo thủ tục rút gọn.2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan,tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước,thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tưtheo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủtục rút gọn.5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự đượcbảo đảm.Hệ thống tòa án nhân dân gồm có:- Tòa án Nhân dân Tối cao;- Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;- Các Tòa án quân sự;- Các Tòa án khác do luật định.Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền giám đốc việc xét xử của Tòa ánnhân dân địa phương và các Tòa án Quân sự, giám đốc việc xét xử của Tòa ánđặc biệt và các tòa án khác, trừ trường hợp Quốc hội quy định khác khi thànhlập tòa án đó. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nhân dân Tối cao được quy địnhtại Điều 19, 20 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, năm 2002.5. Viện kiểm sát nhân dânVị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnĐiều 107 Hiến pháp 20131. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khácdo luật định.3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêmchỉnh và thống nhất.Trong bộ máy nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan có nhữngđặc điểm, đặc thù so với các cơ quan khác của Nhà nước. Viện Kiểm sát nhândân được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, làm việc theo chế độ thủtrưởng. Viện Kiểm sát do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện Kiểm sát 17nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dâncấp trên. Các Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Viện trưởng Viện Kiểmsát Quân sự chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhândân Tối cao.Viện trưởng, Phó Viện trưởng, các kiểm sát viên ở địa phương và kiểmsát quân sự do Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức.Hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân gồm có:- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;- Các Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Các Viện Kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;- Các Viện Kiểm sát Quân sự.6. Thiết chế kiểm soát độc lậpa. Hội đồng bầu cử quốc giaĐiều 117 Hiến pháp 20131. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầucử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dâncác cấp.2. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thànhviên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật địnhb. Kiểm toán nhà nướcĐiều 118 Hiến pháp 20131. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuântheo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.2. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu.Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo côngtác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáotrước Ủy ban thường vụ Quốc hội.3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.Câu 8, Trình bày nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nướcCHXHCNVN theo hiến pháp 2013.Bộ máy Nhà nước CHXHCNVN là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đếnđịa phương, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhất định, đảm bảo cho Nhà nướcta thực hiện được mọi chức năng, nhiệm vụ của mình và thực sự là công cụ quyền lực củanhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân.Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước CHXHCNVN theo hiến pháp2013 là:1. Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân ( điều 2 HP 2013).Nhân dân thực hiện quyền dân chủ đại diện bằng cách trao QLNN cho Quốc hội, Chínhphủ và cơ quan tư pháp; đồng thời, thực hiện quyền lực qua hình thức dân chủ trực tiếp.Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định rõ nguyên tắc phân công, phối hợp giữa các cơquan trong bộ máy nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp khi quyđịnh: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan QLNN cao nhất củanước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp,quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động củaNhà nước” (Điều 69); “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nướcCộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốchội” (Điều 94); “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102).2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước (điều 4)Nguyên tắc này nói lên tính chất đặc thù của Nhà nước XHCN- Nhà nước đặt dưới sựlãnh đạo của ĐCS. Lịch sử cách mạng Việt Nam suốt mấy chục năm qua đã chứng minhsự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết, là bảo đảm cao nhất cho sự ra đời, tồn tại vàphát triển của Nhà nước ta. Do đó, Đảng lãnh đạo là nguyên tắc cơ bản trong quá trình tổchức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN.3. Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc (điều 5 HP)Nước CHXHCNVN là quốc gia bao gồm nhiều dân tộc. Vì vậy bộ máy chính quyền Nhànước phải được tổ chức xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc.Có giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các dân tộc thì bộ máy Nhà nước mới đượccủng cố và phát triển vững chắc.4. Nguyên tắc tập chung dân chủ (điều 8)Tập chung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của quá trình tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan nhà nước. Nguyên tắc tập chung dân chủ đòi hỏi sự phục tùng tuyệtđối của cấp dưới đối với những chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên và pháp luậtcủa Nhà nước. Sự phục tùng của địa phương với trung ương và sự phục tùng của thiểu sốvới đa số. Nguyên tắc tập trung dân chủ còn đòi hỏi những vấn đề quan trọng của các cơquan Nhà nước phải đưa ra thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.Thực hành nguyên tắc tập chung dân chủ cho phép củng cố tổ chức kỷ luật đồng thời mởrộng dân chủ trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Nguyên tắc này đảm bảo sự lãnh đạotập chung, thống nhất và thông suốt từ trên xuống dưới đồng thời tạo điều kiện cho sựphát triển mạnh mẽ của các địa phương và cơ sở. Từ đó cho phép các địa phương và cơ sởsử dụng một cách hợp lý nhưng thuận lợi và năng lực của mỗi địa phương để phát triểnkinh tế, văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề về đời sống của nhân dân địa phương, củanhững người lao động cơ sở.5. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật .Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, cácđơn vị vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, tổ chức, đơn vị và mọi công dânphải tôn trong Hiến pháp và pháp luật, hoạt động và làm việc trên cở sở Hiến pháp vàpháp luật. Tất cả các cơ quan Nhà nước phải lấy nguyên tắc tuân thủ pháp luật làm cơ sởcho mọi hoạt động của mình.Câu 9)Trình bày nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội.----(điều 4)Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn để định hướng chi sự pháttriển của Nhà nước và xã hội trong từng thời kỳ cụ thể.Vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ sơ cho việc xây dụng và hoànthiện Nhà nước và pháp luật, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lậpchế đọ dân chủ xã hội chủ nghĩa, pháy huy quyền làm chủ nhân dân.Đề ra những quan điểm và chính sách về côn tác cán bộ, phát hiện lựa chọn, bồidưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất vànăng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thôngqua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào việc làm trong các cơ quan nhànước và các tổ chức chính trị- xã hội.Đảng thể hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các đảng viên và tổ chức Đảngbằng cách giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đótập hợp, giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước, quản lýxã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của đảng, tôn trọngthục hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.Đảng thục hiện công tác kiểm tra chấp hành và tổ chức thục hiện đường lối,chính sách nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức Đảng, cáccơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắm kịp thời những sailầm, lệch lạc. Đông thời đẩng tiến hành tổng kết thực tiện, rút kinh nghiệm đểkhông ngừng bổ sung hoàn thiện các đường lối chính sách trên các lịnh vực củađời sống xã hội.Về thực chất đó là sự lãnh đạo mang tính định hướng, tạo điều kiện cho Nhà nước và cáctổ chức.Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội tạo điều kiện tiền đề cho việckiện toàn và phát huy vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, xây dựng và đởi mới hệthống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.Câu 10. Trình bày nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định:“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.2. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhànước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức”. Thể hiện rõ vai trò quan trọng của nhân dân tron mối quanhệ với nhà nước.Điều 6 Hiến pháp 2013 chỉ rõ: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủtrực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua cáccơ quan khác của nhà nước”. Đây là lần đầu tiên vấn đề dân chủ trực tiếp được quy địnhnhư một nguyên tắc hiến định, khẳng định tư tưởng đề cao quyền lực nhân dân trongchính thể của nước ta.a) Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếpMột nhà nước dân chủ không chỉ bắt đầu khi nhân dân được công nhận là nguồn gốc củaquyền lực nhà nước mà còn phải bao gồm việc xây dựng một hệ thống đảm bảo cho nhândân tham gia thực hiện quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước.• Những quyền thể hiện sự tham gia của nhân dân vào việc thực hiện quyền lực nhànước trong Hiến pháp 2013 như sau:-Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp(Điều 27)-Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận vàkiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước(Khoản 1 Điều 28)-Công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 29).• Những quy định thể hiện sự kiểm soát của nhân dân trong việc thực hiện quyền lựcnhà nước:-Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Khoản1 Điều 30)-Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện củacác tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhântiêu biểu trong các giai cáp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài có quyền giám sát, phản biện xã hội (Điều 9)-Đại biểu quốc hội chịu sự giám sát của cử tri; báo cáo với cử tri về hoạt động củađại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốcviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếunại, tố cáo (Điều 79). Tương tự như vậy, Hiến pháp 2013 quy định về đại biểu Hộiđồng nhân dân, được giới hạn bởi đơn vị hành chính và cử tri ở địa phương (Điều115).-Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình địaphương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ýkiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; phối hợp với mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thểnhân dân, động viên nhân dân cùng nhà nước thực hiện các nhiệm vuj kinh tế - xãhội, quốc phòng, an ninh ở địa phương (Điều 116).b) Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua Quốchội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nướcNhân dân tổ chức nên BMNN trước hết thông qua chế độ bầu cử phổ thông, bình đẳng,trực tiếp và bỏ phiếu kín để lựa chọn những người có đủ đức, tài vào các cơ quan quyềnlực NN. Sau đó các cơ quan quyền lực nhà nước bầu thành lập các cơ quan chấp hành củamình và những người lãnh đạo các cơ quan đó. Cử tri có quyền kiểm tra, giám sát hoạtđộng của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và có thể bãi miễn các đại biểu đó khi họkhông còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri nữa.-Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhànước cao nhất của nước CHXHCNVN (Điều 69), quốc hội có quền quyết địnhnhững vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Đây là tổ chức chính quyền thể hiện rõtính chất đại diện và tính chất quần chúng. Đại biểu Quốc hội là những công dânưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịutrách nhiệm trước quần chúng nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quầnchúng, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.=>Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nướcbằng cách trực tiếp hoặc hoặc gián tiếp.Câu 11: Trình bày khái niệm, đặc điểm của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công dân: là các quyền và nghĩa vụ được xác định trongHiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, là cơ sở để thực hiện cácquyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lýcủa công dân.Đặc điểm:-Quyền cơ bản của công dân thường được xuất phát từ các quyền tự nhiên thiêng liêng vàbất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầuhạnh phúc và là các quyền được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận.-Nghĩa vụ cơ bản của Công dân là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện đốivới NN và là tiền đề để đảm bảo cho các quyền cơ bản của Công dân được thực hiện.-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của CÔng dân được quy định trong Hiến Pháp-văn bản phápluật có hiệu lực pháp lý cao nhất, là cơ sở chủ yếu xác định địa vị pháp lý của công dân.-Các quyền và nghĩa vụ vơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các quyền và nghĩavụ khác của công dân, thể hiện tính chất dân chủ , nhân văn và tiến bộ Nhà nước.Nhìn vào các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ghi nhận trong hiến pháp và thựctiễn thực hiện các quy định đó, chúng ta có thể đánh giá mức độ dân chủ, nhân đạo, tiếnbộ và mối quan hệ giữa NN, xã hội và cá nhân.Câu 12: “Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá,xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo về, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật”.Hãychứng minh?Có thể nói, “Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá,xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo về, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật” đượcxem là một trong số nguyên tắc cơ bản của chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản củaCông dân, được ghi rõ tại Khoản 1.Điều 14.Hiến pháp 2013.Trong khoa học pháp lý , các quyền con người được hiểu đó là các quyền mà pháp luậtcần phải thừa nhận đối với mọi cá nhân là công dân nước sở tại, người nước ngoài hayngười không có quốc tịch. Đó là các quyền tối thiểu mà các cá nhân cần phải có , nhữngquyền mà các nhà lập pháp không được xâm phạm đến.Các quyền con người lần đầu tiên được trang trọng ghi nhận trong tuyên ngôn độc lập Mỹnăm 1776. Đại hội đồng LHQ đã thông qua hai hiệp ước quốc tế về bảo vệ quyền dân sự,chính trị và bảo vệ quyền kinh tế văn hoá xã hội của con người. Hai công ước này đãđược Việt Nam phê chuẩn năm 1982.Nhà nước ta từ khi thành lập cho đến nay, luôn luôn tôn trọng các quyền con ngừoi, luônluôn coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật nhà nước Việt Nam.Tuynhiên, nguyên tắc này chưa được thể chế hoá trong các Hiến pháp 1946,1959,1980. VớiHP 1992, lần đầu tiêm tron lịch sử lập hiến nước ta nguyên tắc tôn trọng quyền conngười được công nhận trong đạo luật cơ bản của nhà nước. Đến HP 2013, chế định quyềnvà nghĩa vụ cơ bản của Công dân thành quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, các quyền con người được thể chếhoá cụ thể trong 21 điều luật của HP.Theo đó Hiến pháp luôn bảo vệ và đảm bảo chonhững quyền và nghĩa vụ này được thực hiện. Đây là bước phát triển quan trọng trong tưduy pháp lý và nhận thức về quyền con người ở Việt Nam.Câu 13: Trình bày nội dung nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luậttrong chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.Có thể nói nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một trong nhữngnquyên tắc cơ bản, quan trọng trong chế định liên quan đến quyền con người, quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân, được quy định cụ thể tại điều 16 hiến pháp 2013 . Theo đóĐiều 16 . Hiến pháp 2013 có quy định:“1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xãhội.”Chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm rằng bản chất của bình đẳng thể hiện ở sự công nhậngiá trị bình đẳng của tất cả mọi người trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, xãhội. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được Hiến pháp 2013 của nước ta quy định mộtcách toàn diện và đầy đủ. Theo đó:••••Không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc(Điều 24.HP 2013)Không phân biệt trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trúKhông phân biệt nam nữ (Điều 26.HP 2013)Nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc (Khoản 2.Điều 5.HP 2013)Không phân biệt đối xứ trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội• Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đềucó quyền ứng cử vào Quốc Hội, hội đông nhân dân theo quy định của phápluật( Điều 27.HP 2013)• Mọi người đều có quyền kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật cho phép• Ai có công thì được thưởng,kẻ có tội phải bị trừng trị cho dù đó là những cán bộcấp cao của Nhà nướcThực hiện nguyên tắc này được đảm bảo thì xã hội mới có công bằng, pháp luật mới đượcthi hành nghiêm chỉnh.Chừng nào còn có hiện tượng bất bình đẳng trước pháp luật thìchừng đó chúng ta chưa thể xây dựng một trật tự xã hội, trật tự pháp luật.Câu 14: Trình bày các quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực chính trị, kinhtế, văn hóa xã hội và tự do cá nhân theo quy định của hiến pháp năm 2013.Chính trịKinh tế-văn hoá-xãhộiTự do cá nhânQuyềnNghĩa vụ-Quyền tham gia-Quyền làm việc-Quyền tự do ngônquản lý NN, xã(Điều 35)luận tự do báo chí....hội..., Nhà nước tạo-Quyền tự do kinh(Điều 25)điều kiện để côngdoanh...(Điều 33)-Quyền tự do tíndân tham gia quản-Quyền họcngưỡng tôn giáo...lý NN công khaitập( Điều 39, 40..)(Điều 24)minh bạch...(Điều-Quyền được bảo-Quyền bất khả xâm28)vệ, chăm sóc sứcphạm về thân thể..-Quyền bầu cử vàkhoẻ(Điều 38)( Điều 20)ứng cử...(Điều 27)-quyền có nơi ở hợp-Quyền bất khả xâm-Quyền khiếu nại tốpháp( Điều 22)phạm về chỗ ở(Điềucáo( Điều 30)-Quyền bình đẳng22)giới( Điều 26)-Quyền bí mật thư-Quyền được bảo hộtín điện thoại..(Điềuvề hôn nhân gia21)đình(Điều 36)-Quyền tự do đi lại-Điều 34, 42, 41,và cư trú (Điều 23)43....-Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc(Điều 44)-Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân(Khoản 2. Điều 45)-Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội(Điều 46)-Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt cộng đồng(Điều 46)-Nghĩa vụ bảo vệ môi trường( Điều 43)-Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47)-Nghĩa vụ học tập( Điều 39)-Nghĩa vụ tuân thủ HP và PL

Tài liệu liên quan

  • Câu hỏi ôn tập kinh tế môi trường có đáp án Câu hỏi ôn tập kinh tế môi trường có đáp án
    • 30
    • 5
    • 21
  • Câu hỏi ôn tập môn luật hiến pháp tư sản ppt Câu hỏi ôn tập môn luật hiến pháp tư sản ppt
    • 10
    • 15
    • 424
  • Bộ câu hỏi ôn tập marketing căn bản hay có đáp án Bộ câu hỏi ôn tập marketing căn bản hay có đáp án
    • 35
    • 5
    • 10
  • Bộ câu hỏi ôn tập tài chính tiền tệ có đáp án Bộ câu hỏi ôn tập tài chính tiền tệ có đáp án
    • 10
    • 5
    • 24
  • Câu hỏi ôn tập tiền tệ ngân hàng có đáp án Câu hỏi ôn tập tiền tệ ngân hàng có đáp án
    • 29
    • 7
    • 38
  • Câu hỏi kiểm tra môn luật hành chính có đáp án Câu hỏi kiểm tra môn luật hành chính có đáp án
    • 13
    • 3
    • 15
  • Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết Câu hỏi ôn tập môn tâm lý học có đáp án chi tiết
    • 132
    • 7
    • 40
  • Câu hỏi ôn tập Thủ Tục Hành Chính có đáp án Câu hỏi ôn tập Thủ Tục Hành Chính có đáp án
    • 15
    • 22
    • 168
  • Câu hỏi ôn tập lịch sử hành chính có đáp án Câu hỏi ôn tập lịch sử hành chính có đáp án
    • 60
    • 1
    • 1
  • Câu hỏi ôn tập môn: Luật Ngân hàng ( CÓ ĐÁN ÁN) Câu hỏi ôn tập môn: Luật Ngân hàng ( CÓ ĐÁN ÁN)
    • 40
    • 17
    • 274

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(448.5 KB - 71 trang) - CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP CÓ ĐÁP ÁN Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Câu Hỏi ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp 2