Câu Hỏi ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 7 Cực Hay, Chọn Lọc - Haylamdo
Có thể bạn quan tâm
- Giáo dục cấp 2
- Lớp 7
- Soạn văn lớp 7
Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 7 cực hay, chọn lọc
Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 7 Học kì 1, Học kì 2 chọn lọc, cực hay, có đáp án được biên soạn theo từng bài học. Hi vọng bộ câu hỏi ôn tập này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài và qua đó giúp các em ôn thi vào lớp 8 môn Ngữ văn đạt kết quả cao.
Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 7 Học kì 1
- Câu hỏi ôn tập bài Cổng trường mở ra
- Câu hỏi ôn tập bài Mẹ tôi
- Câu hỏi ôn tập bài Cuộc chia tay của những con búp bê
- Câu hỏi ôn tập bài Những câu hát về tình cảm gia đình
- Câu hỏi ôn tập bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Câu hỏi ôn tập bài Những câu hát than thân
- Câu hỏi ôn tập bài Những câu hát châm biếm
- Câu hỏi ôn tập bài Sông núi nước Nam
- Câu hỏi ôn tập bài Phò giá về kinh
- Câu hỏi ôn tập bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Câu hỏi ôn tập bài Bài ca Côn Sơn
- Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li
- Câu hỏi ôn tập bài Bánh trôi nước
- Câu hỏi ôn tập bài Qua đèo ngang
- Câu hỏi ôn tập bài Bạn đến chơi nhà
- Câu hỏi ôn tập bài Xa ngắm thác núi Lư
- Câu hỏi ôn tập bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Câu hỏi ôn tập bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Câu hỏi ôn tập bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Câu hỏi ôn tập bài Cảnh khuya
- Câu hỏi ôn tập bài Rằm tháng giêng
- Câu hỏi ôn tập bài Tiếng gà trưa
- Câu hỏi ôn tập bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Câu hỏi ôn tập bài Sài Gòn tôi yêu
- Câu hỏi ôn tập bài Mùa xuân của tôi
Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 7 Học kì 2
- Câu hỏi ôn tập bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Câu hỏi ôn tập bài Tục ngữ về con người và xã hội
- Câu hỏi ôn tập bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Câu hỏi ôn tập bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Câu hỏi ôn tập bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Câu hỏi ôn tập bài Ý nghĩa của văn chương
- Câu hỏi ôn tập bài Sống chết mặc bay
- Câu hỏi ôn tập bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Câu hỏi ôn tập bài Ca Huế trên sông Hương
- Câu hỏi ôn tập bài Quan Âm Thị Kính
Câu hỏi ôn tập bài Cổng trường mở ra
Câu hỏi: Nội dung văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?
Trả lời:
Nội dung: Là những suy tư của người mẹ trước ngày con vào lớp Một. Qua đó, thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ. Đồng thời văn bản nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
Câu hỏi: Văn bản “Cổng trường mở ra” thuộc thể loại nào?
Trả lời:
Thể loại: văn bản nhật dụng
Câu hỏi: Nhan đề của văn bản “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Hay em hãy nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản “Cổng trường mở ra”.
Trả lời:
Đây là 1 nhan đề giàu ý nghĩa:
● Thể hiện sự chào đón những học sinh vào lớp học, bước vào một thế giới mới mẻ, kì diệu và đầy sức cuốn hút, thế giới của kho tàng tri thức.
● Khẳng định rằng trường học là niềm vui.
● Đề cao vai trò của nhà trường
Câu hỏi: Văn bản “Cổng trường mở ra” thuộc phương thức biểu đạt nào?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Câu hỏi: Từ văn bản “Cổng trường mở ra”, viết một đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.
Trả lời:
Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. Khi đến trường, em cũng như bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.
Câu hỏi: Qua văn bản “Cổng trường mở ra”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
Trả lời:
Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.
Câu hỏi: Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được?
Trả lời:
Lí do người mẹ không ngủ được:
● Ngày đầu tiên trong cuộc đời cắp sách tới trường của con, con đã chính thức bước vào lớp 1, đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất..
● Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường ⇒ kỉ niệm đẹp của cuộc đời.
● Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
● Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước.
● Mẹ cũng bồi hồi trong những bước chân dẫn con tới trường cảm giác thật lạ mẹ như đang tái hiện lại những khoảng thời gian hạnh phúc nhất, người mẹ đã tận tụy và chăm lo cho người con của mình.
Câu hỏi: Thông qua văn bản “cổng trường mở ra”, hãy trình bày ý hiểu của em về “thế giới kì diệu” mà người mẹ đã nhắc tới ở trong bài.
Trả lời:
Theo em, đó là một thế giới vô cùng tuyệt vời, bởi vì:
● Giáo dục sẽ giúp cho con người mở rộng tri thức nó định hướng nghề nghiệp cho tương lai của mỗi con người, nhà trường là nơi con người học hỏi tri thức, nhà trường sẽ giáo dục cho con người cách làm một người có ích cho xã hội, và đây được coi là nền tảng vững chắc cho con người phát triển định hướng tương lai.
● Nhà trường còn rất nhiều điều bổ ích và thú vị, cánh cửa rộng mở đó sẽ giúp con người trường thành hơn, trải qua giai đoạn dài khi bước chân ra khỏi trường thì có cảm giác lưu luyến và học hỏi được ở ngôi trường thân yêu rất nhiều điều.
● Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý.
● Qua cánh cổng trường còn cho em hiểu và càng yêu thêm đất nước mình.
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài “Cổng trường mở ra”.
Trả lời:
Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
Câu hỏi: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?
Trả lời:
Nghệ thuật:
● Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc
● Từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo thể hiện những tâm tư, tình cảm thầm kín của người mẹ.
Câu hỏi ôn tập bài Mẹ tôi
Câu hỏi: Văn bản “Mẹ tôi” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Câu hỏi: Văn bản “Mẹ tôi” để lại trong em điều gì thấm thía và sâu sắc?
Trả lời:
Bài học: tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi con người chúng ta, người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình vì thế cho nên tình yêu thương, sự kính trọng mẹ là điều cần thiết đối với mỗi người con. Và cần phải biết giữ gìn, trân trọng tình cảm gia đình hạnh phúc ấy.
Câu hỏi: Văn bản “Mẹ tôi” viết về chủ đề gì?
Trả lời:
Văn bản thuộc chủ đề: tình cảm gia đình
Câu hỏi: Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”?
Trả lời:
Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” vì:
● Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm.
● Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muốn En-ri-cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.
● Thông qua người bố, En-ri-cô sẽ hiểu được một cách khách quan những gian khổ, hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con.
Câu hỏi: Thái độ của người bố đối với En-ri-cô đã được thể hiện như thế nào trong văn bản “Mẹ tôi”? Lí do gì đã khiến ông có thái độ ấy?
Trả lời:
Bố của En – ri – cô đã cảm thấy rất buồn bã, tức giận và ông tỏ ra nghiêm khắc với con. Lí do để người bố có thái độ như vậy vì:
● “Bố để ý sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” và điều đó:
● “Giống như một nhát dao đâm vào tim bố”
● Là một sự xấu hộ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa.
⇒ Điều này cho thấy ông là một người bố rất yêu con, xem con cái là niềm hy vọng tha thiết nhất của cuộc đời.
Câu hỏi: Trong văn bản “Mẹ tôi” có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô? Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
Trả lời:
Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ:
● “Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con”.
● “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.
● “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.
⇒ Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Một người yêu thương con và có thể làm tất cả vì con. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.
Câu hỏi: Trong văn bản “Mẹ tôi”, theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà phải viết thư?
Trả lời:
Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
● Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
● Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. Đồng thời khi viết thư, có thể khiến En-ri-cô có thể đọc và suy ngẫm những lời dạy bảo của cha
● Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
⇒ Bởi vậy ông thật thông minh khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành.
Câu hỏi: Em hãy viết đoạn văn về bài học rút ra cho bản thân từ văn bản “Mẹ tôi”.
Trả lời:
Cha mẹ là những người cho chúng ta cuộc sống này. Trải qua bao tháng năm cuộc đời, mẹ không quản ngại mọi gian khó để nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy, hãy suy ngẫm thật kĩ trước khi nói điều gì, không được nói những lời lẽ vô lễ, thiếu tôn trọng cha mẹ. Những lời nói vô tình của chúng ta sẽ khiến mẹ buồn và tổn thương rất nhiều. Cần hiếu thảo, kính trọng và biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Luôn ngoan ngoãn, nghe lời và yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha mẹ. Hãy trân trọng những giây phút cha mẹ còn ở bên cạnh mình bởi cuộc đời này rất ngắn. Đừng để nước mắt mẹ cha phải rơi vì những phút giây vô tâm của mình bạn nhé!
Câu hỏi: Em thích nhất chi tiết nào trong văn bản “Mẹ tôi”? Tại sao?
Trả lời:
Văn bản “Mẹ tôi” là một câu chuyện xúc động, đã thức tỉnh những tình cảm yêu thương trong trái tim mỗi người về mẹ. Chi tiết để lại nhiều cảm xúc nhất trong em là lời nói của người bố: “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần luôn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Tình cảm ấy thiêng liêng và bất tử, bởi cha mẹ đã sinh ra ta, vất vả nuôi dưỡng ta nên người. Từng bước đi đầu tiên, từng miếng cơm mẹ bón, từng cái ôm ấm áp khi trời đông lạnh… đều luôn có mẹ cha dõi mắt theo. Vậy khi ta khôn lớn ắt phải có trách nhiệm báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục. Đó cũng chính là truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn cao đẹp của dân tộc. Kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó, đối xử thiếu lễ độ, coi thường mẹ cha thật đáng xấu hổ và nhục nhã. Thái độ ấy là sự vô ơn, bất hiếu và ngược đãi với đấng sinh thành, cần đáng lên án và phê phán. Vì vậy, cần luôn kính trọng và yêu thương cha mẹ bằng những hành động, lời nói đúng mực, lễ phép. Hãy luôn trân trọng từng phút giây khi được cùng cha mẹ sống trong cuộc đời này!
Câu hỏi: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mẹ tôi”
Trả lời:
Giá trị nội dung:
● Người mẹ luôn có vai trò to lớn và quan trọng trong gia đình và đặc biệt là đối với những đứa con
● Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất đối với mỗi người. “Con hãy nhớ rằng, tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.”
Giá trị nghệ thuật:
● Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
● Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con.
● Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
Câu hỏi ôn tập bài Cuộc chia tay của những con búp bê
Câu hỏi: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo ngôi thứ mấy? Đó là lời của ai?
Trả lời:
● Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất- là lời của nhân vật Thành.
● Việc lựa chọn ngôi kể này giúp câu chuyện có tính chân thực cao vì người kể chính là người chứng kiến câu chuyện xảy ra.
● Cách lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả có điều kiện trực tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm và diễn biến tâm trạng của nhân vật, tăng thêm tính chân thực của truyện, làm cho truyện hấp dẫn và sinh động hơn. Chính vì thế, mặc dù tiêu đề của truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê” nhưng người đọc vẫn hiểu là cuộc chia tay của Thành và Thuỷ.
Câu hỏi: Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gửi tới mọi người điều gì?
Trả lời:
Điều tác giả muốn nhắn gửi: Mái ấm gia đình là một tài sản vô cùng quý giá. Là nơi Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy. Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.
Câu hỏi: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” thuộc kiểu văn bản nào?
Trả lời:
- Kiểu văn bản: tự sự
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Trả lời:
Nhan đề truyện gợi ra nhiều ý nghĩa. Những con búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, nó gợi lên sự bé bỏng, trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên đáng yêu. Cuộc chia tay của những con búp bê tạo ra một tình huống tâm lí - đó là cuộc chia tay không đáng có, cũng như không đáng có cuộc chia tay giữa Thành và Thuỷ - hai anh em vốn rất mực gần gũi, thương yêu và luôn luôn quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Tiêu đề đã gợi lên tình huống truyện. Một tình huống đau lòng gây sự chú ý và suy nghĩ của người đọc.
Câu hỏi: Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất, vì sao?
Trả lời:
Chi tiết chi tiết cảm động nhất trong màn chia tay này là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng (hoặc cũng có thể nêu ra chi tiết: sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin Thuỷ không còn được đến trường nữa)
Ý nghĩa: Cha mẹ chia tay đã khiến cuộc sống gia đình của Thủy tan vỡ, giấc mơ đến trường giờ phải gác lại để đi làm kiếm sống khi còn quá nhỏ. Chi tiết ấy đã khiến mọi người cảm thấy xót xa hơn.
Câu hỏi: Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, em hãy giải thích vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
Trả lời:
Chi tiết này thể hiện hai tâm trạng tương phản và đối lập: Cảnh vật, con người ngoài kia vẫn tươi vui, bình thản còn trong lòng hai anh em Thành là nỗi đau về sự chia li, xa cách, về những thiếu thốn tình cảm gia đình. Điều đó cho thấy sự hụt hẫng, cô đơn của nhân vật. Nó tác động mạnh vào ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và trước cuộc sống của cộng đồng.
Câu hỏi: Nội dung và nghệ thuật của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Trả lời:
Nội dung:
● Ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết trong sáng
● Phê phán những cặp cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, đẩy con cái mình vào những hoàn cảnh bế tắc, éo le. Qua đó khuyên nhủ mọi người phải biết giữ gìn, bảo vệ tổ ấm gia đình
Nghệ thuật:
● Hình ảnh ẩn dụ trong nhan đề.
● Lựa chọn ngôi kể thích hợp.
● Xây dựng nhân vật tài tình, thành công.
● Nghệ thuật đối lập nội tâm với ngoại cảnh
● Lời kể chân thành, giản dị, truyền cảm
Câu hỏi: Từ nội dung văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Trả lời:
Gia đình là điểm tựa và bến đỗ bình yên cho mỗi người. Khi chào đời, được mở mắt nhìn ra thế giới, chẳng phải hạnh phúc lớn lao nhất của chúng ta là được nhìn thấy nụ cười chào đón của cha mẹ hay sao? Cha mẹ yêu thương và chăm bẵm, nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Cha mẹ cho ta cuộc sống, những người anh em ruột thịt, cho ta sống trong bầu không khí yêu thương gia đình. Cha mẹ cùng vui, tự hào trước những niềm vui chúng ta đạt được và an ủi, vỗ về khi ta vấp ngã. Có những sóng gió, thử thách có thể ập đến gia đình nhưng bằng tình yêu thương và sự giúp đỡ lẫn nhau, tất cả sẽ qua đi, mọi người thêm hiểu nhau và càng gắn bó keo sơn. Đó chính là tình thân, là tình cảm gia đình thiêng liêng và cao quý. Bởi vậy hãy trân trọng và nâng niu hạnh phúc mà bạn đang có, cùng nhau vun đắp để gia đình mãi mãi được bên nhau.
....................................
....................................
....................................
❮ Bài trước Bài sau ❯Từ khóa » Câu Hỏi ôn Tập Ngữ Văn 7 Kì 2
-
300 Câu Hỏi ôn Tập Ngữ Văn Lớp 7 Học Kì 2 Cực Hay, Chọn Lọc
-
Đề Cương ôn Tập Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 7 Năm 2022
-
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 – MÔN NGỮ VĂN 7 - Tài Liệu, Giáo án ...
-
Đề Cương ôn Tập Ngữ Văn 7 Học Kì 2 Có đáp án MỚI NHẤT
-
Đề Cương ôn Tập Ngữ Văn 7 Học Kì II
-
Đề Cương ôn Tập Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 7 Năm 2020 - 2021
-
Đề Cương ôn Tập Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 7 Năm 2021
-
Trắc Nghiệm Bài Ôn Tập Phần Tiếng Việt Kì 2 (tiếp Theo)
-
ôn Tập Ngữ Văn 7 Học Kì Ii - 123doc
-
Bài 10: Ôn Tập Học Kì 2 - Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2 [Kết Nối Tri Thức]
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Môn Ngữ Văn Lớp 7 Học Kì 2 Quiz - Quizizz
-
Câu Hỏi Và Bài Tập Trắc Nghiệm Ngữ Văn 7 - Tech12h
-
Nội Dung ôn Tập Cơ Bản Ngữ Văn 7 Học Kì 2 - Top Lời Giải
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn Lớp 7 Có đáp án