Câu Hỏi ôn Tập Thi Học Kỳ II – Vật Lý 7

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 7, Giáo Án Lớp 7, Bài Giảng Điện Tử Lớp 7

Trang ChủVật Lí Lớp 7 Câu hỏi ôn tập thi học kỳ II – Vật lý 7 Câu hỏi ôn tập thi học kỳ II – Vật lý 7

Câu 1: Có mấy loại điện tích? Kể tên? Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào khi đặt chúng gần nhau?

- Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.

- Hai vật nhiễm điện đặt gần nhau:

+ Nếu hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.

+ Nếu hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

Câu 2: Khi nào một vật nhiễm điện âm , khi nào một vật nhiễm điện dương? Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các mảnh giấy vụn?

 - Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.

- Vì lúc đó các vật chưa nhiễm điện. Các điện tích (+) và (-) trung hòa nhau.

 

docx 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 3330Lượt tải 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập thi học kỳ II – Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênCÂU HỎI ÔN TẬP THI HỌC KỲ II – VẬT LÝ 7 ( Năm học 2011 – 2012) Câu 1: Có mấy loại điện tích? Kể tên? Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào khi đặt chúng gần nhau? - Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương. - Hai vật nhiễm điện đặt gần nhau: + Nếu hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau. + Nếu hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. Câu 2: Khi nào một vật nhiễm điện âm , khi nào một vật nhiễm điện dương? Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các mảnh giấy vụn? - Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron. - Vì lúc đó các vật chưa nhiễm điện. Các điện tích (+) và (-) trung hòa nhau. Câu 3: Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử. - Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động. - Tổng điện tích âm của các eelectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. - Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Câu 4: Dòng điện là gì? Bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ được điều gì? Chiều dòng điện theo qui ước như thế nào? - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Khi bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ có dòng điện chạy qua. - Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. Câu 5: Chất cách điện là gì? Kể tên ba loại chất cách điện. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. - Ba loại chất cách điện như: gỗ khô, thủy tinh, nhựa Câu 6: Nguồn điện có khả năng gì? Hãy nêu ba thiết bị điện dùng pin có trong gia đình em. - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho thiết bị điện hoạt động. - Ba thiết bị điện dùng pin như: điện thoại di động, đèn pin, đồng hồ. Câu 7: Dòng điện trong kim loại là gì? Kim loại là vật dẫn điện hay cách điện? Tại sao? - Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dời có hướng. - Kim loại là chất dẫn điện tốt. - Vì trong kim loại có sẵn các electron tự do có thể dịch chuyển có hướng. Câu 8: Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng nêu một công cụ minh họa cho mỗi tác dụng đó. - Tác dụng nhiệt: Bóng đèn dây tóc. - Tác dụng phát sáng: bóng đèn của bút thử điện. - Tác dụng từ: nam châm điện. - Tác dụng hóa học: mạ vàng. - Tác dụng sinh lý: châm cứu điện. Câu 9: Cho các dụng cụ điện sau; quạt điện, nồi cơm điện, tivi, ấm đun nước điện, máy khoan, máy sấy tóc. Khi các dụng cụ trên hoạt động thì thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào? - Tác dụng nhiệt có ích: nồi cơm điện, ấm đun nước điện, máy sấy tóc. - Tác dụng nhiệt không có ích: máy khoan, quạt điện, tivi. Câu 10: Ampe kế dùng để làm gì? Đơn vị cường độ dòng điện là gì? Nêu qui tắc dùng ampe kế. - Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện. - Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe. (A). - Qui tắc dùng ampe kế: + Chọn ampe kế phù hợp với giá trị cần đo + Mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo. + Mắc ampe kế sao cho chốt dương được nối với cực dương của nguồn, chốt âm được nối với cực âm. Câu 11: Vôn kế dùng để làm gì? Đơn vị của hiệu điện thế là gì? Nêu qui tắc dùng vôn kế. - Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. - Đơn vị của hiệu điện thế là vôn. (V). - Qui tắc dùng vôn kế: + Chọn vôn kế phù hợp với giá trị cần đo + Mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo. + Mắc vôn kế sao cho chốt dương được nối với cực dương của nguồn, chốt âm được nối với cực âm. Câu 12: Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lý của dòng điện sẽ làm cho cơ thể người như thế nào? Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lý của dòng điện sẽ làm cho cơ thể người như: - Làm các cơ co giật. - Làm tim ngừng đập. Câu 13 : Đối với một bóng đèn nhất định thì quan hệ hiệu điện thế và cường độ dòng điện như thế nào? Số vôn trên mỗi dụng cụ cho biết gì? - Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. - Số sôn trên mỗi dụng cụ cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. Câu 14 : Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch như thế nào? Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U = Uđ1 + Uđ2 Câu 15 : Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch như thế nào? - Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ. - Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U = Uđ1 = Uđ2 Câu 16 : Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuẩn. Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rỏ cách sử dụng. Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt điện ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxON TAP HKII VAT LY 7.docx
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án Vật lí khối 7 tiết 4: Định luật phản xạ ánh sáng

    Lượt xem Lượt xem: 780 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề kiểm tra cuối học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Khuê

    Lượt xem Lượt xem: 389 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lí - lớp 7

    Lượt xem Lượt xem: 668 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án dạy Vật lý khối 7 bài 16: Tổng kết chương II: Âm Học

    Lượt xem Lượt xem: 907 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Vật lý 7 bài 11 đến 19

    Lượt xem Lượt xem: 1103 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Vật lí 7 tuần 14: Môi trường truyền âm

    Lượt xem Lượt xem: 1203 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Vật lý 7 cả năm (22)

    Lượt xem Lượt xem: 898 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Vật lí Lớp 7 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)

    Lượt xem Lượt xem: 189 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề khỏa sát chất lượng học sinh giỏi môn: Vật lí lớp 7

    Lượt xem Lượt xem: 1145 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Vật lí 7 tuần 7: Gương cầu lồi

    Lượt xem Lượt xem: 911 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop7.net - Giáo án điện tử lớp 7, Giáo án lớp 7, Luận văn mẫu cho sinh viên

Facebook Twitter

Từ khóa » điện Tích Là Gì Có Mấy Loại điện Tích