Câu Hỏi Tình Huống Sinh Lý Hô Hấp - Y Học Tổng Hợp

Câu hỏi tình huống Sinh lý hô hấp. Tại sao trẻ sinh non dễ chết do suy hô hấp? Bề mặt phế nang có một lớp surfatant có khả năng thay đổi sức căng bề mặt của phế nang làm cho phế nang không bị căng phồng đến vỡ khi bị không khí đi vào. Nhưng lớp này chỉ hình thành từ tháng 7 của thai kì làm trẻ đẻ non làm lớp surfatant chưa hình thành, do đó dễ bị suy hô hấp hoặc viêm phổi gây tử vong.

I. Câu hỏi

1. Tại sao trẻ sinh non dễ chết do suy hô hấp?

  • Bề mặt phế nang có một lớp surfatant có khả năng thay đổi sức căng bề mặt của phế nang → phế nang không bị căng phồng đến vỡ khi bị không khí đi vào. Nhưng lớp này chỉ hình thành từ tháng 7 của thai kì → trẻ đẻ non → lớp surfatant chưa hình thành → dễ bị suy hô hấp hoặc viêm phổi → chết
  • Biện pháp: tiêm.

2. Tại sao khi truyền cho bệnh nhân bị ngất, người ta dùng hỗn hợp có 95% O2 và 5% CO2?

  • O2 có tác dụng duy trì sự sống.
  • CO2 bình thường có tác dụng kích thích và duy trì hô hấp → khi bệnh nhân bị ngất → truyền CO2, CO2 đi lên trung tâm hô hấp ở hành não → đi qua hàng rào máu não kết hợp với nước tạo H2CO3 phân li tạo HCO3– và H+ (bình thường H+ trong máu không qua được) → H+ kích thích các receptor hóa học → kích thích hít vào, tăng thông khíà duy trì hô hấp cho bệnh nhân, tăng đào thải CO2 cho bệnh nhân.

3. Khi cơ vận động, phân li HbO2 tăng hay giảm? Tại sao?

  • Khi cơ vận động PCO2 tăng, pH giảm, tomáu tăng; [2,3 – DPG] tăng → phân li HbO2 tăng → [O2] tăng để cung cấp cho mô.
  • Cơ vận động → giãn mạch máu → lượng máu vận chuyển đến mô cơ tăng để tăng O2 đến → tăng phân li HbO2

4. Liệt kê 3 xét nghiệm lâm sàng liên quan đến hô hấp?

  • Xét nghiệm pH máu, PO2, PCO2
  • Đo các thông số hô hấp
  • Sinh thiết phổi
  • Chọc dò dịch màng phổi

5. Khi [CO2] thay đổi, pH thay đổi thì yếu tố nào tác dụng lên trung tâm hô hấp tốt hơn cả?

  • CO2 bình thường có tác dụng kích thích và duy trì hô hấp → [CO2 ] đi lên trung tâm hô hấp ở hành não → đi qua hàng rào máu não kết hợp với nước tạo H2CO3 phân li tạo HCO3– và H+ (bình thường H+ trong máu không qua được) → H+ kích thích các receptor hóa học → tăng thông khí → khi [CO2] thay đổi → tác dụng làm tăng phản xạ hô hấp.
  • pH thay đổi → [H+] thay đổi → mà H+ bình thường không qua được màng ngăn cách → không ảnh hưởng đáng kể đến lưu thông khí.
  • Vậy, [CO2] tác dụng tốt hơn

II. Tình huống

1. Tình huống 1

Bệnh nhân nam 32 tuổi. Vào viện trong trạng thái lơ mơ, khó thở nặng, liệt 1/2 người bên trái. Miệng sùi bọt hồng. Nghe tim thấy rối loạn nhịp tim tuần hoàn. Phổi nghe thấy đầy tiếng rale.

Sau 15 phút, bệnh nhân hôn mê.

Sau 1 tiếng, bệnh nhân tử vong.

Bệnh nhân có tiền sử hẹp van 2 lá, 15 năm nay vẫn điều trị nội khoa theo đơn.

Gần đây thường xuyên thấy khó thở, bệnh nhân được khuyên đi phẫu thuật nhưng chưa đi vì chưa có điều kiện.

Hỏi:   Giải thích các triệu chứng trên?

Trả lời:

Van 2 lá: Van nhĩ thất trái, thông tâm thất trái và tâm nhĩ trái

Hẹp van 2 lá: Đóng hết, mở không hết.

Lơ mơ:  Hẹp van 2 lá → máu xuống thất đi tuần hoàn ngoại vi ít à máu đến não ít → lơ mơ.

Hẹp van 2 lá → các sợi cơ van xù xì → hóa ứng động tiểu cầu đến bám → hình thành cục máu đông → giảm máu ngoại vi → giảm máu đến não → lơ mơ.

Khó thở nặng: Máu xuống thất ít → ứ lại ở nhĩ → lại ở phổi → các mạch máu quanh phế nang bị dãn → dịch trong máu tràn từ lòng mạch máu vào phế nang → phế nang chứa đầy dịch → không trao đổi khí được → khó thở.

Liệt ½ người trái: Cục máu đông hình thành ra máu ngoại vi → đến mạch máu ở não phải → tắc mạch hoặc hẹp lòng mạch → liệt não phải → liệt người trái.

Miệng sùi bọt hồng: phổi chứa đầy dịch → tuần hoàn phổi bị ứ trệ → xung huyết → dịch và khí ở phổi theo đường thông khí lên miệng → bọt hồng

Rối loạn nhịp tim tuần hoàn: máu ra ngoại vi ít → [O2] giảm → kích thích tim đập nhanh → tim đập nhanh, nhưng do thiếu máu (do van hẹp) → cơ tim hoạt động nhiều → yếu → tim chậm lại → rối loạn nhịp tim tuần hoàn.

Phổi nghe đầy tiếng rale: phổi chứa đầy dịch → khi thở nước đi qua không khí → tiếng

Sau 15 phút, hôn mê; sau 1 tiếng tử vong: Do thiếu máu, thiếu O2 đến mô, não, ngộ độc CO2

2. Tình huống 2

Bệnh nhân nam 45 tuổi, tiền sử hen phế quản, thỉnh thoảng bệnh nhân lên cơn khó thở, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi các cơn khó thở dày và nặng hơn. 3 ngày nay trời lạnh bệnh nhân lên các cơn khó thở, sau đó là các cơn hovà nhiều đờm dãi. Đến ngày thứ 3, cơn khó thở rất nặng.Dùng thuốc không đỡ.Nhiệt độ 38,5C, được chuyển lên khoa hồi sức cấp cứu.

Khám:

          Kiệt sức gắng sức, khó thở nặng;   Nhịp thở:  30 chu kỳ/ phút.

          pH máu = 7,48; PAO2 = 55mmHg; PACO2 = 32 mmHg

Hỏi:   1. Giải thích các dấu hiệu lâm sàng?

  1. Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân qua cơn khó thở và được đo chức năng thông khí ở phổi thì những thông số nào thay đổi? Tại sao?
  2. Cho biết kết quả xét nghiệm máu là bình thường hay không bình thường? Tại sao?

Trả lời:

1.

Hen phế quản: Co thắt cơ trơn trên đường dẫn khí khi có tác nhân

Thời tiết thay đổi: Tác nhân

Khó thở: Co cơ trơn → hẹp đường dẫn khí → khó thở

Các cơn ho: Bình thường, phản xạ ho có tác dụng tống các dị vật, kháng nguyên ra ngoài.

Khi hen → kích ứng niêm mạc → phản xạ ho

Đờm dãi: Kích ứng niêm mạc → xuất dịch niêm mạc → ho → lên miệng → đờm dãi

Kiệt sức: + Đường thông khí hẹp → hít thở gắng sức → kiệt sức

+ Lượng khí đến phổi giảm → thiếu O2→ kiệt sức

Nhịp thở 30 chu kỳ/ phút → tăng: [O2] giảm → kích thích các receptor tại cung ĐM chủ, quai ĐM cảnh → kích thích trung tâm hô hấp tại hành não → tăng nhịp thở.

2.

VC giảm: khí phế quản, đường dẫn khí co thắt cơ → khí vào phổi đến phế nang giảm → VC giảm

FeV1: đường dẫn khí hẹp → FeV1 giảm

Tiffeneau giảm: do FeV1 giảm

3.

  • PAO2 55mmHg – giảm:

+ Đường dẫn khí hẹp → lượng khí giảm → thiếu O2

+ Thở gắng sức → thiếu O2

  • PACO2 32mmHg – giảm: Hen → thở nhiều, hít ít → tăng thải CO2→ giảm [CO2]
  • pH 7,48 – tăng: bình thường, CO2 + H2O → H2CO3 → H+ + HCO3 → [CO2] giảm → H+ giảm → pH tăng.
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Sinh Lý Hô Hấp Guyton