Câu Hỏi Trắc Nghiệm đại Cương Kim Loại - O₂ Education

Câu hỏi trắc nghiệm đại cương kim loại

Câu hỏi trắc nghiệm đại cương kim loại

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Mức độ nhận biết, thông hiểu

Câu 1: Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm:

A. Li < Na < K < Rb < Cs. B. Cs < Rb < K < Na < Li.

C. Li < K < Na < Rb < Cs. D. Li < Na < K< Cs < Rb.

Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 14. B. 15. C. 13. D. 27.

(Đề thi THPT Quốc Gia, năm 2015)

Câu 3: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là

A. 1s32s22p63s1. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s32p63s2. D. 1s22s22p63s1.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Bỉm Sơn – Thanh Hóa, năm 2017)

Câu 4: Cho biết số hiệu nguyên tử của X là 13. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là

A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p2.

C. 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p63s23p3

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Tĩnh GiaThanh Hóa, năm 2016)

Câu 5: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Na (Z=11) là

A. [He]3s1.          B. [Ne]3s2.          C. [Ne]3s1.          D. [He]2s1.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Diễn Châu 2 – Nghệ An, năm 2016)

Câu 6: Cấu hình electron của nguyên tử một nguyên tố là 1s22s22p63s23p64s2. Nguyên tố đó là

A. Ca. B. Ba. C. Sr. D. Mg.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3THPT chuyên Thái Bình, năm 2016)

Câu 7: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hạt mang điện trong hạt nhân của X là

A.  15.                     B.  26.                     C. 13.                       D.  14.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc, năm 2016)

Câu hỏi trắc nghiệm đại cương kim loại 1 Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 12. B. 13. C. 11. D. 14.

(Đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia, năm 2015)

Câu 9: trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia – Sở GD và ĐT Bắc Giang, năm 2016)

Câu 10: Nguyên tố hóa học thuộc khối nguyên tố p là

A. Fe (Z= 26).  B. Na (Z=11).          C. Ca (Z= 20).     D. Cl (Z=17).

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Nguyễn Trãi – Thanh Hóa, năm 2016)

Câu 11: Nhận định nào đúng?

A. Tất cả các nguyên tố s là kim loại.

B. Tất cả các nguyên tố p là kim loại.

C. Tất cả các nguyên tố d là kim loại.

D. Tất cả các nguyên tố nhóm A là kim loại.

Câu 12: Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại như sau:

(I): Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng.

(II): Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

(III): Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể.

(IV): Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các electron tự do.

Những phát biểu nào đúng?

A. (I). B. (I), (II).

C. (IV). D. (I), (II), (III), (IV).

Câu 13: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. Chu kỳ 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại.

B. Chu kỳ 3, nhóm IA là nguyên tố kim loại.

C. Chu kỳ 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim.

D. Chu kỳ 4, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Thái Bình, năm 2016)

Câu 14: Vị trí của nguyên tố 13Al trong bảng tuần hoàn là:

A. Chu kì 3, nhóm IA. B. Chu kì 2, nhóm IIIA.

C. Chu kì 3, nhóm IIA. D. Chu kì 3, nhóm IIIA.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa, năm 2016)

Câu 15: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm

A. IIA. B. VIB.      C. VIIIB.   D. IA.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Hạ Long – Quảng Ninh, năm 2016)

Câu 16: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:

      (X): 1s22s22p6;                (Y): 1s22s22p63s2;               

(Z): 1s22s22p3;                      (T): 1s22s22p63s23p3.

Điều khẳng định nào sau đây là đúng?     

A. X là khí hiếm, Z là kim loại.      B.  Chỉ có T là phi kim.

C. Z và T là phi kim.    D. Y và Z đều là kim loại.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia – Sở GD và ĐT Kiên Giang, năm 2016)

Câu 17: Cho cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) các nguyên tố như sau:

(1) 1s22s22p63s23p64s1; (2) 1s22s22p63s23p3; (3) 1s22s22p63s23p1;

(4) 1s22s22p3; (5) 1s22s22p63s2; (6) 1s22s22p63s1.

Các cấu hình electron không phải của kim loại là

A. (2), (3), (4). B. (2), (4).

C. (1), (2), (3), (4). D. (2),(4), (5), (6).

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nông Cống I – Thanh Hóa, năm 2017)

Câu 18: Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau:

(a) 1s22s22p63s1; (b) 1s22s22p3;

(c) 1s22s22p63s23p6; (d) 1s22s22p63s23p63d64s2;

(e) 1s22s22p63s23p64s2.

Số nguyên tử kim loại là

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Phụ Dực – Thái Bình, năm 2017)

Câu 19: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:

A. X, Y, E. B. X, Y, E, T. C. E, T. D. Y, T.

(Đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia, năm 2015)

Câu 20: Cho số hiệu nguyên tử của: Al (Z = 13); Be (Z = 4); Ca (Z = 20); Cr (Z = 24); Fe (Z = 26); Cu (Z = 29). Số nguyên tố kim loại nhóm B (kim loại chuyển tiếp) trong dãy trên là

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Mời các thầy cô và các em tải bản pdf đầy đủ tại đây

câu hỏi trắc nghiệm ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

Xem thêm

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12

Từ khóa » đại Cương Kim Loại Trắc Nghiệm