Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kế Toán Tài Chính Liên Quan Các Khoản Nợ Phải ...
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi trắc nghiệm kế toán tài chính liên quan các khoản nợ phải thu và các khoản ứng trước
- Trang chủ
- Tài liệu kế toán
Câu hỏi trắc nghiệm kế toán tài chính liên quan các khoản nợ phải thu và các khoản ứng trước
Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm kế toán tài chính liên quan đến khoản phải thu khách hàng và người mua trả tiền trước. Hy vọng sẹ giúp ích cho các bạn trong quá trình học kế toán. Bây giờ các bạn bắt đầu làm nhéCâu 1: Nợ phải thu thuộc loại:
A. Tài sản ngắn hạn Và Tài sản dài hạn B. Tài sản dài hạn C. Nguồn vốn D. Tất cả đều saiCâu 2: Định khoản nghiệp vụ sau:
A. Khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền (Nợ 131 có 511 có 33311 và nơ 632 có 155 hoặc có 1561 hoặc có 154) B. Doanh nghiệp nhận tiền khách hàng ứng trước mua hàng (No 111;112; có 131) C. Xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chưa thu tiền của khách hàng (Nợ 131 có 511 có 33311 và nơ 632 có 155 hoặc có 1561) D. Tất cả đều đúngCâu 3: Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng, phát sinh bên NỢ là do:
A. Số tiền đã trả trước cho nhà cung câp B. Số tiền phải thu của khách hàng do bán thiếu chưa thu tiền C. Số tiền khách hàng đã ứng trước D. Số tiền giảm trừ cho khách hàng do chiết khấu, giảm giáCâu 4: Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng, phát sinh bên CÓ là do:
A. Số tiền giảm trừ cho khách hàng do chiết khấu thanh toán hoặc chiết khấu thương mai hoặc do giảm giá B. Số tiền khách hàng đã ứng trước C. A, B đúng D. A, B saiCâu 5: Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng, có số dư bên NỢ là do:
A. Chênh lệch số tiền phải thu lớn hơn số tiền khách hàng ứng trước B. Chênh lệch số tiền phải thu nhỏ hơn số tiền khách hàng ứng trước C. Số tiền khách hàng đã ứng trước D. Tất cả đều saiCâu 6: Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng, có số dư bên Có là do:
A. Chênh lệch số tiền phải thu lớn hơn số tiền khách hàng ứng trước B. Số tiền còn phải thu khách hàng C. Số tiền khách hàng đã ứng trước D. Tất cả đều saiCâu 7: Ngày 05/06/N, nhận tiền ứng trước của khách hàng 10 triệu đồng bằng tiền mặt, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 111/Có TK 331: 10 triệu B. Nợ TK 111/Có TK 1381: 10 triệu C. Nợ TK 111/Có TK 141: 10 triệu D. Nợ TK 111/Có TK 131: 10 triệuCâu 8: Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ nhưng chưa thu tiền của khách hàng, kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 131/Có TK 711; 3331 B. Nợ TK 131/Có TK 515; 3331 C. Nợ TK 331/Có TK 511; 3331 D. Nợ TK 131/Có TK 511; 3331 và ghi nhận giá vốn nợ 632 có 155;1561 có 154Câu 9: Khoản chiết khấu thanh toán giảm nợ cho khách hàng, kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 515/Có TK 131 B. Nợ TK 635/Có TK 131 C. Nợ TK 5211/Có TK 131 D. Nợ TK 6421/Có TK 131Câu 10: Khoản chiết khấu thương mại giảm nợ cho khách hàng, kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 515/Có TK 131 B. Nợ TK 635/Có TK 131 C. Nợ TK 5211/Có TK 131 Có 33311 D. Nợ TK 6421/Có TK 131Câu 11: Thuế GTGT được khấu trừ áp dụng cho:
A. Các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trứ. B. Các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp C. Tất cả các doanh nghiệp D. A, B, C saiCâu 12: Thuế GTGT được khấu trừ phát sinh khi:
A. Mua hàng hóa dịch vụ phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp B. Mua hàng hóa dịch vụ phục vụ trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp C. Mua hàng hóa dịch vụ phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ D. A, B đúngCâu 13: Ngày 12/01/N nhập kho nguyên vật liệu trị giá 25 triệu đồng, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 153: 25 triệu, Nợ TK 1331: 2.5 triệu/ Có TK 112: 27.5 triệu B. Nợ TK 153/Có TK 112: 27.5 triệu C. Nợ TK 152: 25 triệu, Nợ TK 1331: 2.5 triệu/ Có TK 112: 27.5 triệu D. Nợ TK 152/Có TK 112: 27.5 triệuCâu 14: Nhập khẩu một số hàng hóa có giá mua tính ra tiền Việt Nam là 52 triệu đồng và chưa thanh toán tiền cho đơn vị bán. Thuế nhập khẩu phải nộp là 10.400.000 đồng. Các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ được trả bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng.Thuế GTGT đầu vào của số hàng nhập khẩu này được xác định theo thuế suất 10%. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là:
A. 5.200.000 đồng B. 6.240.000 đồng C. 6.440.000 đồng D. Tất cả đều saiCâu 15: Chi phí vận chuyển hàng đem bán được doanh nghiệp chi tiền mặt thanh toán theo vé cước vận tải là 1.100.000 đã bao gồm thuế GTGT là 10%. Kế toán định khoản:
A. Nợ TK 641: 1.000.000, Nợ TK 133: 100.000/Có TK 111: 1.100.000 B. Nợ TK 642: 1.000.000, Nợ TK 133: 100.000/Có TK 111: 1.100.000 C. Nợ TK 641: 1.100.000, Nợ TK 133: 110.000/Có TK 111: 1.210.000 D. Nợ TK 642: 1.100.000, Nợ TK 133: 110.000/Có TK 111: 1.210.000Câu 16: Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 632/Có TK 133 B. Nợ TK 642/Có TK 133 C. Nợ TK 244/Có TK 133 D. Nợ TK 242;211;Chi phí có 133 hoặc có 331;111;112Câu 17: Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất sản phẩm mà không nhập kho, giá mua chưa tính thuế GTGT là 7.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho đơn vị bán. Kế toán định khoản:
A. Nợ TK 153: 7.000.000, Nợ TK 133: 700.000/Có TK 331: 7.700.000 B. Nợ TK 621: 7.000.000, Nợ TK 133: 700.000/Có TK 331: 7.700.000 C. Nợ TK 152: 7.000.000, Nợ TK 133: 700.000/Có TK 331: 7.700.000 D. Nợ TK 611: 7.000.000, Nợ TK 133: 700.000/Có TK 331: 7.700.000Câu 18: Khi phát hiện hàng hóa thiếu trong kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân, kế toán sẽ ghi vào:
A. Bên Nợ TK 1381 Có 1561 B. Bên Có TK 1381 Nợ 1561 C. Bên Nợ TK 3381 Có 1561 D. Bên Có TK 3381 Nợ 1561Câu 19: Ngày 31/07/N công ty tiến hành kiểm kê thì phát hiện thiếu 1 TSCĐ nguyên giá 30 triệu đồng, đã khấu hao hết 25 triệu đồng, chưa biết nguyên nhân. Kế toán định khoản:
A. Nợ TK 1381/Có TK 211: 25 triệu đồng B. Nợ TK 1381/Có TK 211: 5 triệu đồng C. Nợ TK 1381: 5 triệu, Nợ TK 214: 25 triệu/Có TK 211: 30 triệu D. Nợ TK 211: 30 triệu/Có TK 1381: 5 triệu, Có TK 214: 25 triệu Câu 20: Khi có biên bản xử lý của giám đốc đối với TSCĐ ở trên trừ lương nhân viên 3 triệu, phần còn lại đưa vào chi phí khác, kế toán định khoản: A. Nợ TK 334: 3 triệu, Nợ TK 811: 2 triệu/Có TK 1381: 5 triệu B. Nợ TK 334: 3 triệu, Nợ TK 642: 2 triệu/Có TK 1381: 5 triệu C. Nợ TK 334: 3 triệu, Nợ TK 214: 2 triệu/Có TK 1381: 5 triệu D. Nợ TK 111: 3 triệu, Nợ TK 811: 2 triệu/Có TK 1381: 5 triệuCâu 21: Số phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia kế toán ghi:
A. Nợ TK 1381/Có TK 515 B. Nợ TK 515/Có TK 1381 C. Nợ TK 1388/Có TK 515 D. Nợ TK 515/Có TK 1388Câu 22: Doanh nghiệp lập dự phòng vào khoản thời gian nào dưới đây:
A. Đầu niên độ kế toán B. Giữa niên độ kế toán C. CẢ A VÀ B D. Cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chínhCâu 23: Doanh nghiệp lập dự phòng phải thu khó đòi khi:
A. Các khoản nợ phải thu lớn hơn các khoản nợ phải trả B. Các khoản nợ phải thu quá lớn so với các khoản mục khác trong tổng tài sản C. Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ và khoản nợ này đã quá hạn theo những quy định của TT228 D. Tất cả đều đúngCâu 24: Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm thì mức lập dự phòng là bao nhiêu? Theo TT228 nhé
A. 30% B. 50% C. 70% D. 100%Câu 25: Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 1 năm đến dưới 2 năm thì mức lập dự phòng là bao nhiêu?.Theo TT228 nhé
A. 30% B. 50% C. 70% D. 100%Câu 26: Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 2 năm đến dưới 3 năm thì mức lập dự phòng là bao nhiêu?.Theo TT228 nhé
A. 30% B. 50% C. 70% D. 100%Câu 27: Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên thì mức lập dự phòng là bao nhiêu?.Theo TT228 nhé
A. 30% B. 50% C. 70% D. 100%Câu 28: Đối với khoản nợ phải thu nào sau đây chưa đến hạn thanh toán nhưng vẫn phải dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng?
A. Tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể B. Người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án, hoặc đã chết C. A, B đúng D. A, B saiB. Người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án, hoặc đã chếtCâu 29: Cuối niên độ, nếu lại lập dự phòng bổ sung khoản phải thu khó đòi, kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 641/Có TK 229 B. Nợ TK 642/Có TK 229 C. Nợ TK 811/Có TK 229 D. Nợ TK 229/Có TK 642Câu 30: Cuối niên độ nếu hoàn nhập dự phòng nợ phãi thu đã đã lập ở niên độ trước, kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 641/Có TK 229 B. Nợ TK 642/Có TK 229 C. Nợ TK 811/Có TK 229 D. Nợ TK 229/Có TK 642Câu 31: Trong niên độ kế toán nếu có những khoản nợ xác định không thu được và tiến hành xóa nợ (trước đó chưa lập dự phòng), kế toán ghi:
A. Nợ TK 642/Có TK 131 B. Nợ TK 229, Nợ TK 641/Có TK 131 C. Nợ TK 229, Nợ TK 811/Có TK 131 D. Nợ TK 642/ Có TK 229, Có TK 131Câu 32: Nếu những khoản nợ đã xóa nhưng sau đó lại thu hồi được kế toán căn cứ vào số thực thu để ghi:
A. Nợ TK 111, 112/Có TK 711 B. Nợ TK 111, 112/Có TK 511 C. Nợ TK 111, 112/Có TK 229 D. Nợ TK 111, 112/Có TK 138Câu 33: Nội dung nào sau đây là khoản ứng trước?
A. Tạm ứng B. Chi phí trả trước C. Cầm cố, ký quỹ, ký cược D. Tất cả đều đúngCâu 34: Ngày 01/05/N chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên X số tiền 5 triệu đồng để đi tiếp khách của bộ phận quản lý, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 242/Có TK 111: 5 triệu đồng B. Nợ TK 131/Có TK 111: 5 triệu đồng C. Nợ TK 138/Có TK 111: 5 triệu đồng D. Nợ TK 141/Có TK 111: 5 triệu đồngCâu 35: Lấy dữ liệu ở câu 34, khi hoàn thành công việc nhân viên X trình giấy đề nghị quyết toán tạm ứng kèm chứng từ, số tiền thực chi là 4 triệu đồng, số còn thừa nhập lại quỹ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 6427: 4 triệu, Nợ TK 334: 1 triệu/Có TK 141: 5 triệu B. Nợ TK 6427: 4 triệu, Nợ TK 111: 1 triệu/Có TK 141: 5 triệu C. Nợ TK 6427: 4 triệu, Nợ TK 334: 1 triệu/Có TK 138: 5 triệu D. Nợ TK 6427: 4 triệu, Nợ TK 111: 1 triệu/Có TK 138: 5 triệuCâu 36: Lấy dữ liệu ở câu 34, khi hoàn thành công việc nhân viên X trình giấy đề nghị quyết toán tạm ứng kèm chứng từ, số tiền thực chi là 6 triệu đồng, chi thêm cho nhân viên X số còn thiếu kế toán ghi:
A. Nợ TK 6427/Có TK 111: 1 triệu B. Nợ TK 6427/ Có TK 111: 6 triệu C. Nợ TK 6427: 6 triệu/Có TK 138: 4triệu, Có TK 111: 1 triệu D. Nợ TK 6427: 6 triệu/Có TK 141: 4triệu, Có TK 111: 1 triệuCâu 37: Nội dung nào sau đây là chi phí trả trước?
A. Chi phí trả trước tiền thuê nhà nhiều năm phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ B. Công cụ dụng cụ có giá trị lớn, được xuất dùng nhiều kỳ C. A, B đúng D. A, B saiCâu 38: Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào bộ phận bán hàng hoặc bộ phận quản lý, ghi:
A. Nợ TK 641/Có TK 242 B. Nợ TK 642/Có TK 242 C. A, B đúng D. A, B saiCâu 39: Mua 1 công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận bán hàng với giá chưa thuế 8 triệu đồng, thuế GTGT 800.000 đồng, phân bổ làm 4 kỳ. Cuối kỳ, kế toán phân bổ:
A. Nợ TK 641/Có TK 242: 2,2 triệu B. Nợ TK 641/Có TK 242: 2 triệu C. Nợ TK 642/Có TK 242: 2 triệu D. Nợ TK 642/Có TK 242: 2,2 triệuCâu 40: Mang hàng hóa đem cầm cố để được vay tiền, kế toán ghi:
A. Nợ TK 138/Có TK 244 B. Nợ TK 244/Có TK 156 C. Nợ TK 156/Có TK 244 D. Nợ TK 138/Có TK 156ĐÁP ÁN
Hy vọng bài viết này của QUANG MINH sẽ giúp ích cho bạn. Công ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Quang Minh đã hoạt động nhiều năm trong các lĩnh vực dịch vụ kế toán, dịch vụ thành lập công ty, … Bên cạnh đó là hệ thống cơ sở/chi nhánh tải rộng khắp TP.HCM tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển tiếp cận của khách hàng với Quang Minh và ngược lại. Đã phục vụ cho hơn 1000 khách hàng ở khu vực nội thành TP.HCM cũng như các tỉnh thành lân cận như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An và các công ty có vốn nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan, …) mới thành lập tại Việt Nam. Điều này cho thấy khách hàng đã tin tưởng vào uy tín và chất lượng của những dịch vụ mà công ty Quang Minh cung cấp.- Currently 4.74/5
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
Từ khóa » Phí Là Khoản Thu Trắc Nghiệm
-
Phí Là Khoản Thu: - Trắc Nghiệm Online
-
Phí Là Khoản Thu: - Trắc Nghiệm Online
-
Phí Là Khoản Thu - Trắc Nghiệm Đại Học - Đọc Tài Liệu
-
Phí Và Lệ Phí Là Khoản Thu Của NSNN Nhằm
-
Phí Là Khoản Thu: D. Mang Tính Phổ Biến Và Có Tính Chất Hoàn Trả Trực ...
-
Phân Biệt Thuế, Phí, Lệ Phí Có điểm Gì Giống Và Khác Nhau?
-
Những Khoản Mục Thu Thường Xuyên Trong Cân đối Ngân Sách Nhà ...
-
Trac Nghiem Tai_chinh_tien_te_full_6537 - SlideShare
-
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1 - Toán - StuDocu
-
Trắc Nghiệm Tai Chinh Tiền Tệ
-
Đề Thi Tuyển Trắc Nghiệm Tuyển Kế Toán Tổng Hợp Vào Cty Thương Mại.
-
Trắc Nghiệm Kế Toán Thực Tập, Kiểm Tra Lý Thuyết Kế Toán Và Nghiệp ...
-
Đề Thi Trắc Nghiệm Ngân Sách Nhà Nước Có đáp án - Tài Liệu Text
-
Người Chủ Trì Ra đề Thi, Xây Dựng Ma Trận Và Bản đặc Tả đề Thi Tự Luận ...