Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 12: Bài 8 - Nhật Bản

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 8 - Nhật BảnBài tập trắc nghiệm môn Lịch sử 12 có đáp ánBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 8

Để nắm chắc kiến thức bài 8 SGK Lịch sử lớp 12 - Nhật Bản và rèn luyện kỹ năng trả lời các câu hỏi ở dạng chắc nghiệm hãy nhanh tay tải ngay tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 8 - Nhật Bản. Tài liệu gồm các câu hỏi ở các mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

  • Làm online: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 bài 8 - Phần 1
  • Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 7 - Tây Âu
  • Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 6 - Nước Mĩ
  • Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 5 - Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 8 - Nhật Bản để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm về bài 8 Nhật Bản môn Lịch sử lớp 12 như tình hình kinh tế của Nhật Bản, mối quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản... Bài tập có đáp án đi kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

I. Nhận biết

Câu 1: Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản

A. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

D. có nền kinh tế phát triển nhất.

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.

B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

C. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.

D. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

Câu 3: Lĩnh vực được Nhật Bản tập trung sản xuất là

A. công nghiệp dân dụng.

B. Công nghiệp hành không vũ trụ.

C. công nghiệp phần mềm.

D. Công nghiệp xây dựng.

Câu 4: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ - Anh - Pháp.

B. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.

C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.

D. Mĩ - Đức - Nhật Bản.

Câu 5: Nhật Bản đã lợi dụng chiến tranh của hai nước nào đề bù đắp thiệt hại do chiến tranh?

A. Hàn Quốc, Việt Nam.

B. Triều Tiên, Việt Nam.

C. Đài Loan, Việt Nam.

D. Philippin, Việt Nam.

Câu 6: Giai đoạn kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì vào thời gian nào?

A. Từ năm 1960 đến năm 1973.

B. Từ năm 1973 đến nay.

C. Trong những năm 1950.

D. Từ sau chiến tranh đến năm 1950.

Câu 7: Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào thời gian nào?

A. Từ 1982.

B. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 8: Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản?

A. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản.

B. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản.

C. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết.

D. Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên đát nước Nhật Bản.

Câu 9: Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật để đạt hiệu quả cao nhất?

A. Hợp tác với các nước khác.

B. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học.

C. Mua bằng phát minh sang chế.

D. Đánh cắp bằng phát minh sáng chế.

Câu 10: Với bản Hiến pháp mới, Thiên hoàng Nhật Bản có vai trò như thế nào trong chế độ chính trị?

A. Giữ vai trò tượng trưng cho hòa bình và quyền con người.

B. Nắm quyền lực tối thượng.

C. Nắm quyền lãnh đạo về chính trị và kinh tế.

D. Bị xóa bỏ hoàn toàn.

Câu 11: Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản

A. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

D. có nền kinh tế phát triển nhất.

Câu 12: Theo quy định của Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản là nước theo thể chế nào?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa.

C. Cộng hòa nghị viện.

D. Dân chủ đại nghị.

II. Thông hiểu

Câu 1: Nguyên nhân khách quan quan trọng giúp nền kinh tế Nhật đạt mức “thần kì” sau chiến tranh là

A. áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật.

B. vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.

C. các công ty Nhật Bản có tầm nhìn xa, quản lý tốt, biết len lỏi vào thị trường thế giới.

D. yếu tố con người được nhà nước Nhật Bản quan tâm, đầu tư hàng đầu.

Câu 2: Nguyên nhân nào không dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Con nguời năng động,sáng tạo.

B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

C. Chi phí quốc phòng thấp.

D. Tận dụng tối đa viện trợ bên ngoài.

Câu 3: Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản

A. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

D. có nền kinh tế phát triển nhất.

Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.

B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

C. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.

D. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

Câu 5: Nền tảng xuyên suốt của chính sách đối ngoại của Nhật là mối quan hệ với

A. Mĩ.

B. Mĩ, Tây Âu.

C. Mĩ, Tây Âu, Đông Nam Á.

D. Mĩ, Tây Âu, Châu Á, NICs.

Câu 6: GDP giành cho quốc phòng của Nhật chỉ dưới 1% tổng GDP vì

A. nền công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh mẽ.

B. được Mĩ bảo hộ.

C. chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập.

D. Nhật không có quân đội thường trực.

Câu 7: Nguyên nhân khách quan hàng đầu làm nền kinh tế Nhật phát triển “thần kì” là

A. vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.

B. coi trọng yếu tố con người.

C. các công ty của Nhật có tầm nhìn xa.

D. áp dụng tốt tiến bộ khoa học- kĩ thuật thế giới.

Câu 8: Tháng 8 - 1977, ở Nhật có sự kiện gì thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngoại giao?

A. Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Nhật -Trung.

B. Học thuyết Kai-phu.

C. Học thuyết Phucađa.

D. Học thuyết Hayatô.

Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.

B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

C. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.

D. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

Câu 10: Nguyên nhân nào khiến Nhật Bản phục hồi kinh tế trong những năm 1950-1951?

A. Do nỗ lực bản thân và nền KH-KT tiên tiến.

B. Do nỗ lực bản thân và nguồn viện trợ từ Mĩ.

C. Do nỗ lực bản thân, nguồn viện trợ từ Mĩ, tận dụng tốt yếu tố bên ngoài.

D. Do nỗ lực bản thân, nguồn viện trợ từ Mĩ, tận dụng tốt yếu tố bên ngoài và nền KH-KT tiên tiến.

Câu 11: Đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950 là gì?

A. Kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc Mĩ.

B. Kinh tế phát triển nhảy vọt.

C. Kinh tế phát triển "Thần kỳ".

D. Kinh tế lệ thuộc vào Mĩ.

Câu 12: Nội dung cơ bản của học thuyết Hasimôtô là gì?

A. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

B. Coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước châu Phi và Mĩ Latinh.

D. Đặc biệt coi trọng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.

III. Vận dụng

Câu 1: Sự kiện đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là

A. năm 1978, hiệp ước hoà bình và hữu nghị Trung- Nhật.

B. năm 1991, học thuyết Kai-phu.

C. năm 1977, học thuyết Phu-cư-đa.

D. năm 4/1996, hiệp ước An ninh Mĩ Nhật kéo dài vĩnh viễn.

Câu 2: Hai sự kiện nào sau đây xảy ra đồng thời trong một năm và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?

A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.

B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Trung Quốc.

C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ và tây Âu.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với ASEAN và Liên minh châu Âu.

Câu 3: Sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản bộc lộ rõ nét nhất ở ý nào sau đây?

A. Năm 1968, tổng số sản phẩm quốc dân đứng thứ 2 thế giới tư bản sau Mĩ.

B. Từ 1950-1973, tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 20 lần.

C. Nhật là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

D. Từ một nước bại trận, khó khăn, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành một siêu cường.

Câu 4. Để phát triển khoa học- kỹ thuật, ở Nhật xuất hiện những hiện tượng gì ít thấy trong thế giới tư bản?

A. Coi trọng giáo dục quốc dân- khoa học kỹ thuật

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp ứng dụng dân dụng

C. Chấp nhận đứng dưới Chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ

D. Đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế về khoa học, công nghệ, kỹ thuật

Câu 5: Sự kiện đánh dấu nền kinh tế Nhật phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Cách mạng Trung Quốc thành công.

B. Từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên.

C. Sau chiến tranh Việt Nam.

D. Sau cách mạng Cu ba.

Câu 6: Đặc điểm cơ bản của sự phát triển khoa học - kỹ thuật Nhật Bản là gì?

A. Chi phí nhiều cho nghiên cứu.

B. Mua phát minh sáng chế từ bên ngoài.

C. Chú trọng giáo dục.

D. Trả lương cao cho các nhà khoa học.

Câu 7: Sự phát triển "Thần kì" của Nhật Bản được biểu hiện rõ nét nhất ở thành tựu:

A. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm (từ 1960 đến 1969) là 10,8%.

B. Năm 1968, kinh tế Nhật vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản.

C. Từ thập niên 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.

D. Từ một nước bại trận, chỉ sau thời gian ngắn, Nhật vươn lên thành một siêu cường kinh tế.

Câu 8: Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là

A. mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.

B. đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu.

C. đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học.

D. khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc.

Câu 9: Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật được kí kết năm 1951, nhằm mục đích:

A. Nhật dựa vào Mĩ về quân sự để giảm chi phí quốc phòng.

B. Kết thúc chế độ chiếm đóng của Đông minh trên lãnh thổ Nhật.

C. Tạo thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa Mĩ và Nhật.

D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc ở Viễn Đông.

Câu 10: Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" căng thẳng, về quân sự Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ

A. không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ.

B. không sản xuất vũ khí cho Mĩ.

C. không có quân đội thường trực.

D. không có lực lượng phòng vệ.

Câu 11: Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là:

A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).

B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).

C. Học thuyết Kai-pu (1991).

D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).

Câu 12: Nguyên nhân chính nào giúp Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng?

A. Nhật nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.

B. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ.

C. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài do bồi thường chi phí chiến tranh.

D. Dân cư đông không thích hợp đầu tư nhiều vào quốc phòng.

Câu 13: “Ba kho báu thiêng liêng” nào giúp cho vác công ty Nhật Bản có sức mạnh và tính cạnh tranh cao?

A. Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp.

B. Chế độ làm việc theo giờ, chế độ lương theo con số và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp.

C. Chế độ lao động theo năng suất, chế độ lương theo mức làm việc và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp.

D. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo quy định và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp.

Câu 14: Sự kiện nào diễn ra ở Nhật có tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam?

A. Ngày 06/08/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima.

B. Ngày 15/08/1945, Nhật Hoàng chính thức tuyên bố chấp nhận đầu hàng đồng minh không điều kiện.

C. Năm 1951, Hiệp nước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết.

D. Năm 1968, Nhật trở thành cường quốc thứ 2 trong thế giới tư bản.

Câu 15: Theo Hiến pháp hiện nay, ai là người đứng đầu Chính phủ ở Nhật Bản?

A. Tổng thống.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thiên hoàng.

D. Thủ tướng.

Câu 16: Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản?

A. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật một cách hiệu quả vào sản xuất.

C. Đầu tư nghiên cứu khoa học và chú trọng giáo dục.

D. Giảm chi phí cho quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 8 - Nhật Bản. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Từ khóa » Ba Kho Báu Thiêng Liêng Nào Giúp Cho Các Công Ty Nhật Bản Có Sức Mạnh Và Tính Cạnh Tranh Cao