Câu Hỏi Trắc Nghiệm Môn Sinh Học 9, Các Cơ Chế Di Truyền ở Cấp độ ...

Trắc nghiệm miễn phí © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Sinh Học
  • Câu hỏi trắc nghiệm môn sinh học 9, Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
Thứ tư, 18/12/2024, 22:52 Thông tin đề thi Câu hỏi trắc nghiệm môn sinh học 9, Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
  • Tổng số câu hỏi: 50
  • Thời gian làm bài: 40 phút
BẮT ĐẦU LÀM BÀI

500 câu hỏi Trắc Nghiệm - Sinh học 9 Chương III​: Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

Câu 1: Tên gọi của phân tử ADN là:

A. Axit đêôxiribônuclêic B. Axit nuclêic C. Axit ribônuclêic D. Nuclêôtit

Câu 2: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:

A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, P D. C, H, N, P, Mg

Câu 3: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:

A. Là một bào quan trong tế bào B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Đơn vị cấu tạo nên ADN là:

A. Axit ribônuclêic B. Axit đêôxiribônuclêic C. Axit amin D. Nuclêôtit

Câu 5: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:

A. A, U, G, X B. A, T, G, X C. A, D, R, T D. U, R, D, X

Câu 6: Khối lượng 6,6.10-12 gam hàm lượng ADN trong nhân tế bào 2n của loài:

A. Ruồi giấm B. Tinh tinh C. Người D. Cà chua

Câu 7: Hàm lượng ADN có trong giao tử ở loài người bằng:

A. 6,6.10-12 gam B. 3.3.10-12 gam C. 6,6.1012 gam D. 3.3.1012 gam

Câu 8: Cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên được mô tả vào năm:

A. 1950 B. 1960 C. 1953 D. 1965

Câu 9: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:

A. Menđen B. Oatxơn và Cric C. Moocgan D. Menđen và Moocgan

Câu 10: Chiều xoắn của phân tử ADN là:

A. Chiều từ trái sang phải B. Chiều từ phải qua trái C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

Câu 11: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:

A. 10 A0 và 34 A0 B. 34 A0 và 10 A0 C. 3,4 A0 và 34 A0 D. 3,4 A0 và 10 A0

Câu 12: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa :

A. 20 cặp nuclêôtit B. 20 nuclêôtit C. 10 nuclêôtit D. 30 nuclêôtit

Câu 13: Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:

A. Bên ngoài tế bào B. Bên ngoài nhân C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào

Câu 14: Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?

A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau và kì cuối

Câu 15: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôI của ADN:

A. Tự sao ADN B. Tái bản ADN C. Sao chép ADN D. Tất cả đều đúng

Câu 16: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôI đúng mẫu là

A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào B. Nguyên tắc bổ sung C. Sự tham gia xúc tác của các enzim D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn

Câu 17: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôI 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:

A. 6 B. 7 C. 8

Câu 18: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:

A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ

Câu 19: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:

A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường

Câu 20: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với:

A. T mạch khuôn B. G mạch khuôn C. A mạch khuôn D. X mạch khuôn

Câu 21: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtittự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với:

A. T của môi trường B. A của môi trường C. G của môi trường D. X của môi trường

Câu 22: Chức năng của ADN là:

A. Mang thông tin di truyền B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường C. Truyền thông tin di truyền D. Mang và truyền thông tin di truyền

Câu 23: Mang và truyền thông tin di truyền

A. Mang và truyền thông tin di truyền B. Axit photphoric C. Axit ribônuclêic D. Nuclêôtit

Câu 24: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là:

A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song B. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng C. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN D. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X

Câu 25: Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là:

A. Đại phân tử B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. Chỉ có cấu trúc một mạch D. Được tạo từ 4 loại đơn phân

Câu 26: Loại nuclêôtit có ở ARN và không có ở ADN là:

A. Ađênin B. Timin C. Uaxin D. Guanin

Câu 27: Các nguyên tố hóa học ở trong thành phần cấu tạo ARN là:

A. C, H, O, N, P B. C, H, O, P, Ca C. K, H, P, O, S D. C, O, N, P, S

Câu 28: Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là:

A. mARN B. rARN C. tARN D. ARN

Câu 29: Chức năng của tARN là:

A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào D. Tham gia cấu tạo màng tế bào

Câu 30: Cấu trúc dưới đây tham gia cấu tạo ribôxôm là:

A. mARN B. tARN C. rARN D. ADN

Câu 31: Sự tổng hợp ARN xảy ra trong nguyên phân, vào giai đoạn:

A. kì trước B. kì trung gian C. kì sau D. kì giữa

Câu 32: Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của:

A. Phân tử prôtêin B. Ribôxôm C. Phân tử ADN D. Phân tử ARN mẹ Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời câu hỏi từ số 33 đến 36 Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu trong…..(I)….vào kì trung gian, lúc các…(II)…. đang ở dạng sợi mảnh chưa xoắn. Các loại ARN đều được tổng hợp từ…(III)…. dưới sự xúc tác của….(IV)……

Câu 33: Số (I) là:

A. các ribôxôm B. tế bào chất C. nhân tế bào D. màng tế bào

Câu 34: Số (II) là:

A. nhiễm sắc thể B. các ARN mẹ C. các bào quan D. ribôxôm

Câu 35: Số (III) là:

A. prôtêin B. ADN C. ARN D. axit amin

Câu 36: Số (IV) là:

A. hoocmôn B. enzim C. các vitamin D. các vitamin

Câu 37: Axit nuclêic là từ chung dùng để chỉ cấu trúc:

A. Prôtêin và axit amin B. Prôtêin và ADN C. ADN và ARN D. ARN và prôtêin

Câu 38: Loại ARN sau đây có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin là:

A. ARN vận chuyển B. ARN thông tin C. ARN ribôxôm D. cả 3 loại ARN trên

Câu 39: Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạop prôtêin là:

A. C, H, O, N, P B. C, H, O, N C. K, H, P, O, S , N D. C, O, N, P

Câu 40: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là:

A. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit D. Đều được cấu tạo từ các axit amin

Câu 41: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là:

A. ADN và ARN B. Prôtêin C. ADN và prôtein D. ARN

Câu 42: Đơn phân cấu tạo của prôtêin là:

A. Axit nuclêic B. Nuclêic C. Axit amin D. Axit amin

Câu 43: Khối lượng của mỗi phân tử prôtêin( được tính bằng đơn vị cacbon) là:

A. Hàng chục B. Hàng ngàn C. Hàng trăm ngàn D. Hàng triệu

Câu 44: Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là:

A. Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin B. Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit C. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN D. Tất cả đều đúng

Câu 45: Cấu trúc dưới đây thuộc loại prôtêin bậc 3 là:

A. Một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại B. Hai chuỗi axit min xoắn lò xo C. Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại D. Hai chuỗi axit amin

Câu 46: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2 C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 3

Câu 47: Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:

A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 1 và 2 C. Cấu trúc bậc 2 và 3 D. Cấu trúc bậc 3 và 4

Câu 48: Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:

A. Trong nhân tế bào B. Trên phân tử ADN C. Trên màng tế bào D. Tại ribôxôm của tế bào chất

Câu 49: Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:

A. Ribônuclêôtit B. Axitnuclêic C. Axit amin D. Các nuclêôtit

Câu 50: Chất hoặc cấu trúc nào dưới đây thành phần cấu tạo có prôtêin?

A. Enzim B. Kháng thể C. Hoocmôn D. Tất cả đều đúng

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Mã an toàn Mã bảo mật

/ĐỀ THI LIÊN QUAN

  • Trắc nghiệm Công dân 7 Kết nối tri thức, Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

  • Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều

  • Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức

  • Đề thi giữa kì 1 Tin học 9 Chân trời sáng tạo

  • Đề thi giữa kì 1 Tin học 9 Kết nối tri thức

Xem tiếp...

/ĐỀ THI MỚI

  • Câu hỏi trắc nghiệm môn sinh học 9, Biến dị

  • Câu hỏi trắc nghiệm môn sinh học 9, Di truyền học người

  • Câu hỏi trắc nghiệm môn sinh học 9, Ứng dụng di truyền học

  • Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10, chương IV: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.

  • Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10, chương V: Địa lí dân cư.

ĐỀ THI KHÁC

  • Câu hỏi trắc nghiệm môn sinh học 9, Các cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào

  • Câu hỏi trắc nghiệm môn sinh học 9, các quy luật di truyền

  • Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10, chương III: Cấu trúc của trái đất các quyển của lớp vỏ trái đất (Đề 02)

  • Câu hỏi trắc nghiệm môn địa lý 12, Đề 10

  • Câu hỏi trắc nghiệm môn địa lý 12, Đề 09

sgk BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã xác minh từ ứng dụng Google Authenticator Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » đơn Vị Cấu Tạo Nên Adn Là * 3 điểm Axit Ribônuclêic Axit đêôxiribônuclêic Axit Amin Nuclêôtit