Câu Hỏi Và Bài Tập Trắc Nghiệm địa 11 Bài 8: Liên Bang Nga (Kinh Tế ...

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào không phải chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

  • A. Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
  • B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
  • C. Khôi phục lại vị trí cường quốc.
  • D. Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới.

Câu 2: Nguyên nhân nào đưa nền kinh tế Liên Bang Nga vượt qua khủng hoảng?

  • A. Chính sách, biện pháp đúng đắn.
  • B. Sự giúp đỡ của các nước khác.
  • C. Tách ra khỏi Liên Bang Xô Viết.
  • D. Liên kết kinh tế khu vực.

Câu 3: Biểu hiện cơ bản nhất chứng tỏ LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết là

  • A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô.
  • B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về dân số trong Liên Xô.
  • C. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô.
  • D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số vốn đầu tư trong toàn Liên Xô.

Câu 4: Những khó khăn nào sau đây về một kinh tế xã hội Liên banNga đang khắc phục?

  • A. Sự chênh lệch thu nhập người giàu và người nghèo gia tẵng.
  • B. Nạn chảy chất xám vẫn còn tiếp tục.
  • C. Tài chính vẫn chưa đi vào ổn định.
  • D. Tất cả các thách thức trên.

Câu 5: Một trong những khó khăn nhất từ bên ngoài Liên bang Nga hiện đang phải dối phó là

  • A. các nước sát vùng biên giới có chuyển biến chính trị khá phức tạp.
  • B. các thế lực bên ngoài đang thực hiện ý đồ cô lập Liên bang Nga
  • C. thị trường của Liên bang Nga ngày càng bị co lại.
  • D. hàng hoá bên ngoài xâm nhập mạnh vào thị trường Nga.

Câu 6: Nhân tố nào sau đây là nhân tố chủ yếu nhất sẽ dưa Liên bang Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế?

  • A. Lãnh thổ rộng lớn nhiều tài nguyên.
  • B. Dân cư đông, lao động nhiều.
  • C. Dân cư có trình độ học vấn cao, giỏi về khoa học kĩ thuật.
  • D. Đầu tư của nước ngoài gia tăng nhanh.

Câu 7: Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất của LB Nga so với Liên Xô cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX là

  • A. Khai thác khí tự nhiên
  • B. Khai thác gỗ, sản xuất giấy và xenlulô.
  • C. Khai thác dầu mỏ.
  • D. Sản xuất điện.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?

  • A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.
  • B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
  • C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
  • D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Câu 9: Một trong những nội dùng cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là

  • A. Sản lượng các ngành kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
  • B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
  • C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.
  • D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Câu 10: Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của LB Nga sau năm 2000 là

  • A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới.
  • B. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài, giá trị xuất siêu tăng.
  • C. Đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp.
  • D. Khôi phục lại được vị thế siêu cường về kinh tế.

Câu 11: Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về xã hội của LB Nga sau năm 2000 là

  • A. Số người di cư đến nước Nga ngày càng đông.
  • B. Gia tăng dân số nhanh.
  • C. Đời sống nhân dân đã được cải thiện.
  • D. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

Câu 12: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là

  • A. Công nghiệp hàng không – vũ trụ.
  • B. Công nghiệp luyện kim.
  • C. Công nghiệp quốc phòng.
  • D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 13: Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là:

  • A. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học.
  • B. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu.
  • C. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không.
  • D. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, vũ trụ.

Câu 14: Các trung tâm công nghiệp truyền thống của LB Nga thường được phân bố ở

  • A. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
  • B. Đồng bằng Đông Âu, Trung tâm U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
  • C. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia.
  • D. Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, Xanh Pê-téc-bua.

Câu 15: Các ngành công nghiệp hiện đại được LB Nga tập trung phát triển là

  • A. Sản xuất ô tô, chế biến gỗ.
  • B. Điện tử - tin học.
  • C. Đóng tàu, hóa chất.

  • D. Dệt may, thực phẩm.

Câu 16: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp truyền thống của Liên Bang Nga?

  • A. Chế tạo máy.
  • B. Luyện kim đen.
  • C. Sản xuất giấy.
  • D. Điện tử

Câu 17: Điều kiện nào giúp Liên Bang Nga phát triển trồng trọt, chăn nuôi?

  • A. Khí hậu nóng ẩm.
  • B. Quỹ đất nông nghiệp lớn.
  • C. Ít chịu thiên tai.
  • D. Sông ngòi dày đặc.

Câu 18: Đất và khí hậu ở Đồng bằng Đông Âu cho phép phát triển loại cây trồng nào?

  • A. Lúa gạo, củ cải đường.
  • B. Ngô, mía.
  • C. Lúa mì, củ cải đường.
  • D. Lúa gạo, mía.

Câu 19: Muốn phát triển vùng Đông Xi-bia, Liên Bang Nga cần đầu tư cho

  • A. Hệ thống xe điện ngầm.
  • B. Hệ thống cảng biển.
  • C. Hệ thống đường sông.
  • D. Hệ thống đường sắt.

Câu 20: Để trở thành một nước xuất siêu, Liên Bang Nga cần đẩy mạnh phát triển

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Nội thương.
  • D. Ngoại thương.

Câu 21: Ngành nào đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng Đông Xi-bia?

  • A. Giao thông vận tải.
  • B. Nông nghiệp.
  • C. Công nghiệp.
  • D. Du lịch.

Câu 22: Liên Bang Nga không phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới như Việt Nam vì

  • A. khác biệt về khí hậu.
  • B. sông ngòi ít.
  • C. đất nông nghiệp ít.
  • D. chịu nhiều thiên tai.

Câu 23: Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

  • A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.
  • B. Mở rộng ngoại giao, coi trong châu Á.
  • C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
  • D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Câu 24: Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga?

  • A. Quỹ đất nông nghiệp lớn.
  • B. Khí hậu phân hoá đa dạng.
  • C. Giáp nhiều biển và đại dương.
  • D. Có nhiều sông, hồ lớn.

Từ khóa » Trắc Nghiệm Môn địa Lớp 11 Bài 8 Tiết 2