Câu Hỏi Và Gợi ý Trả Lời Cuộc Thi Tìm Hiểu Bác Hồ Với Thái Bình 2021

Câu hỏi và gợi ý trả lời Cuộc thi Tìm hiểu Bác Hồ với Thái Bình 2021Bài dự thi Tìm hiểu "Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình thực hiện Di chúc của Bác"Tải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Bài dự thi Tìm hiểu Bác Hồ với Thái Bình

Chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ Năm, tỉnh Thái Bình đã tổ chức phát động cuộc thi trắc nghiệm: “Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác”. Thông qua cuộc thi giúp các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nâng cao hiểu biết về tình cảm, công lao của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Sau đây là bộ câu hỏi dự thi Tìm hiểu "Bác Hồ với Thái Bình" có đáp án Hoatieu xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.

Câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu Luật an ninh mạng” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021

Bài dự thi 50 năm Thực hiện di chúc của Bác Hồ và trách nhiệm của chúng ta

Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu "Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình thực hiện Di chúc của Bác"

Câu hỏi cuộc thi tìm hiểu Bác Hồ với Thái Bình Thái Bình làm theo lời bác có đáp án

Câu 1: Ngày 10 tháng 5 năm 1956 nhân dịp sinh nhật Bác Hồ, em Ngô Nam xã Đào Tạo, huyện Phụ Dực (nay là Quỳnh Phụ) đã gửi thư chúc thọ và tặng Bác Hồ một vật phẩm. Em hãy cho biết tặng phẩm đó là gì/

  1. Một tấm lụaĐáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  2. Một chiếc khăn
  3. Một chiếc nón lá
  4. Củ su hào do em tăng gia

Câu 2: Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam được lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là “Việt Minh” vào ngày tháng năm nào?

  1. 19-5-1941Đáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  2. 19-5-1940
  3. 15-5-1940
  4. 15-5-1941

Câu 3: Em hãy cho biết, Nguyễn Tất Thành cập cảng Mác Xây của nước Pháp vào ngày, tháng, năm nào?

  1. Ngày 6/7/1911Đáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  2. Ngày 6/8/1911
  3. Ngày 6/6/1911
  4. Ngày 4/9/1911

Câu 4: Nguyễn Aí Quốc viết tác phẩm: “Lịch sử nước ta” vào năm nào?

  1. 1941Đáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  2. 1940
  3. 1943
  4. 1942

Câu 5: Em hãy cho biết, thân mẫu Bác Hồ là bà Hoàng Thị Loan, bà mất vào năm nào? ở đâu?

  1. 1911, Bình Định
  2. 1921, Hà Tĩnh
  3. 1901, HuếĐáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  4. 1898, Nghệ An

Câu 6: Từ năm 1948 đến năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư khen và thưởng cho bao nhiêu giáo viên dạy giỏi và bao nhiêu học sinh giỏi của tỉnh Thái Bình?

  1. 41 giáo viên và 197 học sinhĐáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  2. 100 giáo viên và 297 học sinh
  3. 91 giáo viên và 97 học sin
  4. 80 giáo viên và 189 học sinh

Câu 7: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa..., song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ? Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Em hãy cho biết câu nói đó được Bác viết trong tác phẩm nào và vào thời gian nào?

  1. Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước ngày 17-7-1966Đáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  2. Thư chúc tết đầu Xuân 1969
  3. Lời kêu gọi của Toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946
  4. Bản Di chúc của Hồ Chí Minh được công bố tại lễ truy điệu Người ngày 9-9-1969

Câu 8: Em hãy cho biết, huyện Bình Khê, nơi cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ Bác Hồ có thời kỳ làm tri huyện thuộc tỉnh nào?

  1. Quảng Nam
  2. Bình ĐịnhĐáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  3. Phan Thiết
  4. Quảng Ngãi

Câu 9:Em hãy cho biết đây là bài thơ Bác viết về địa danh nào? Vào thời điểm nào?

Núi cõng con đường mòn

Cha thì cõng con theo

Núi nằm ì một chỗ Cha đi cúi lom khom

Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton

Cha siêng hơn hòn núi

Con đường lười hơn con.

  1. Bài thơ tả về Đèo Ngang, vào thời điểm Bác Hồ cùng gia đình đi vào Huế lần đầu tiên năm 1895Đáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  2. Bài thơ tả về núi ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc năm 1941
  3. Bài thơ tả về núi Ba Vì ở Sơn Tây năm 1947
  4. Bài thơ tả về núi rừng Việt Bắc năm 1954

Câu 10: Em hãy cho biết “5 điều Bác Hồ dạy” thiếu niên, nhi đồng ra đời trong dịp nào?

  1. Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong, năm 1961Đáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  2. Trong Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc 1959
  3. Nhân dịp Tết Trung thu 1947
  4. Nhân dịp Tết Trung thu 1961

Câu 11: Em hãy cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thái Bình lần thứ Ba và lần thứ Tư vào tháng, năm nào?

  1. Lần thứ Ba (tháng 9/1958), lần thứ Tư (tháng 8/1962)
  2. Lần thứ Ba (tháng 10/1959), lần thứ Tư (tháng 3/1963)
  3. Lần thứ Ba (tháng 10/1958), lần thứ Tư (tháng 3/1962Đáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  4. Lần thứ Ba (tháng 8/1957), lần thứ Tư (tháng 6/1964)

Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

  1. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)
  2. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920)Đáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  3. Nguyễn Ai Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị vecxai (18/6/1919)
  4. Nguyễn ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920)

Câu 13: Em hãy cho biết, khi bị bắt ở Hồng Kông vào tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc mang thẻ căn cước có tên là gì?

  1. Nguyễn Tất Thành
  2. Nguyễn Sinh Cung
  3. Hồ Chí Minh
  4. Tống Văn SơĐáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021

Câu 14: Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức cách mạng nào tại Quảng Châu (Trung Quốc)?

  1. Đảng Cộng Sản Việt Nam
  2. Cộng sản đoàn
  3. Hội liên hiệp thuộc địa
  4. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niênĐáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021

Câu 15: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) Người đã lựa chọn giác ngộ thanh niên yêu nước Việt Nam đang hoạt động tại đây từ tổ chức nào?

  1. Tâm Tâm XãĐáp án Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác 2021
  2. Hội phục Việt
  3. Cộng sản đoàn
  4. Đảng Thanh niên.

Câu hỏi Cuộc thi Tìm hiểu "Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình thực hiện Di chúc của Bác"

Câu 1: (10 điểm)

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mấy lần về thăm Thái Bình? Bối cảnh lịch sử và ý nghĩa những lần Người về thăm? Nội dung Bài nói chuyện của Bác với Đảng bộ nhân dân Thái Bình khi Người về thăm tỉnh lần thứ năm?

Gợi ý trả lời:

* Những lần Bác về thăm, Bối cảnh lịch sử và ý nghĩa những lần Người về thăm.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 5 lần về thăm Đảng bộ và nhân dân Thái Bình.

Lần thứ nhất: Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền dân chủ nhân dân vừa mới thành lập, đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách: 28 vạn người chết đói, 500 quân Tưởng kéo vào quấy phá, đê Đìa - Hưng Nhân (nay là huyện Hưng Hà) và đê Mỹ Lộc - Thư Trì (nay là huyện Vũ Thư) bị vỡ. 15 giờ, ngày 10-01-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hưng Yên đến thăm Thái Bình. Người làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại Uỷ ban hành chính tỉnh, Người căn dặn: Phải đoàn kết toàn dân, đoàn kết các thân hào, thân sỹ, trước hết phải lo giải quyết nạn đói cho nhân dân và nhanh chóng khắc phục đoạn đê mới bị vỡ. Sau đó, Người đến thăm đoạn đê Đìa thuộc huyện Hưng Nhân. Trước đông đảo đồng bào Thái Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên và nhắc nhở: nhiệm vụ trước mắt là phải đắp lại đê và cứu đói.

Lần thứ hai: Ngày 28 - 4 - 1946, biết tin nhân dân Thái Bình chỉ trong ba tháng đã khắc phục được hậu quả hai quãng đê bị vỡ, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thái Bình lần thứ hai. Cùng đi với Người có ông Huỳnh Thúc Kháng, Lê Văn Hiến và một số lãnh đạo khác. Tại nhà Trí thể dục (thị xã Thái Bình), Người đã gặp gỡ, nói chuyện với hơn 5 vạn cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Người khen ngợi thành tích tăng gia lao động sản xuất của nhân dân và kêu gọi mọi người phải đoàn kết, ra sức diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Sau đó, Bác đến thăm quãng đê vỡ đã được hàn gắn. Người xem xét rất kỹ đoạn đê và nhắc phải đầm đất kỹ hơn nữa.

Lần thứ ba: Ngày 26 - 10 - 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thái Bình. Người gặp gỡ Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính tỉnh tại trụ sở Uỷ ban hành chính tỉnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghe lãnh đạo tỉnh báo cáo tình hình và những công việc của tỉnh đã làm được trong năm 1958. Rời Trụ sở Uỷ ban hành chính tỉnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các chuyên gia Trung Quốc tại công trường nhà máy Xay. Sau đó, Người tới dự Đại hội sản xuất Đông - Xuân tỉnh Thái Bình. Tại sân vận động thị xã, Chủ tịch Hồ Chí Minh có buổi nói chuyện với 4 vạn đại biểu nhân dân Thái Bình từ cấp xã, huyện, tỉnh. Người đánh giá cao những thành tích mà quân dân Thái Bình đã đạt được và nhắc nhở một số điểm cần khắc phục như vấn đề tiết kiệm, chủ quan, tự mãn. Người kết luận “Thái Bình có nhiều điều kiện thuận lợi, người đông, đất tốt, nước có sẵn, đồng bào và cán bộ phải cố gắng làm cho tỉnh nhà thành một tỉnh gương mẫu trong miền Bắc”.

Lần thứ tư: Được biết, Thái Bình có phong trào lấn biển khai hoang và toàn tỉnh đạt thành tích cao trong sản xuất, ngày 26 - 3 - 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và động viên phong trào. Từ máy bay trực thăng xuống, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các tầng lớp nhân dân ra đón. Người đến thăm xã Nam Cường (huyện Tiền Hải), xã điển hình đi đầu trong công tác lấn biển, mở rộng diện tích đất canh tác, Người khen ngợi thành tích ngăn biển, khai phá đất hoang và tặng huy hiệu cho 4 cán bộ, xã viên có thành tích xuất sắc trong xã.

Người đến thăm Hội nghị cán bộ toàn tỉnh, gặp gỡ các đại biểu đang họp tại xã Đông Lâm (huyện Tiền Hải). Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi nhân dân Thái Bình có nhiều cố gắng trong tăng vụ, vỡ hoang, làm thuỷ lợi, phân bón. Thay mặt Trung ương, Người giao trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên tỉnh Thái Bình phải xây dựng Thái Bình thành một trong những tỉnh khá nhất về mọi mặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tặng huy hiệu của Người cho 14 chiến sỹ thi đua về lao động sản xuất trong toàn tỉnh. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm một số gia đình xã viên của xã Đông Lâm, thăm một đơn vị bộ đội đóng quân tại địa phương.

Lần thứ năm: Chiều ngày 31-12-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thái Bình, tỉnh đầu tiên đạt năng suất 5 tấn thóc/ha. Cùng đi với Bác có các đồng chí: Tố Hữu và Hoàng Anh. Người làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại nơi sơ tán - thôn Đại Đồng, xã Tân Hoà, huyện Thư Trì, nghỉ lại 1 đêm tại đây. Sáng ngày 01-01-1967, tới thăm xã Hiệp Hoà, huyện Thư Trì (nay là huyện Vũ Thư) nói chuyện với cán bộ, nhân dân tại đình Phương Cáp, xã Hiệp Hoà, Bác căn dặn: “Bác mong các đồng chí và đồng bào đều cố gắng hơn nữa để làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.

* Nội dung Bài nói chuyện của Bác với Đảng bộ nhân dân Thái Bình khi Người về thăm tỉnh lần thứ năm.

“Hôm nay, Bác cùng với các đồng chí Tố Hữu và Hoàng Anh, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ về thăm Thái Bình là tỉnh trong năm 1966 đã sản xuất khá giỏi. Bây giờ có mấy câu chuyện nói với các cụ, các cô, các chú.

Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn Đảng và toàn dân ta là sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Sản xuất và chiến đấu là hai mặt trận quan hệ rất mật thiết với nhau. Các hợp tác xã nông nghiệp là đội quân hậu cần của quân đội chiến đấu ngoài mặt trận. Các xã viên hợp tác xã là chiến sỹ sản xuất, cần phải cố gắng như chiến sỹ ngoài mặt trận. Các xã viên hợp tác xã phải sản xuất tốt để bộ đội và nhân dân ta ăn no, đánh thắng. Vì vậy, nhiệm vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, của bà con xã viên, của cán bộ công tác ở nông thôn là rất quan trọng.

Các chiến sỹ ở ngoài mặt trận phải có đủ vũ khí, phải nắm vững chiến thuật để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trên mặt trận sản xuất, cán bộ và xã viên phải nắm vững kỹ thuật canh tác để thâm canh tăng năng suất. Muốn tăng năng suất, trước hết phải làm tốt thuỷ lợi, phải nhiều phân bón. Phân bón thì có thứ phân bón sẵn có, chỉ cần ta xúc lấy là được, như bùn, nước phù sa. Nhưng phân chuồng vẫn là loại phân bón tốt nhất. Muốn có nhiều phân chuồng thì phải chăn nuôi tốt, nhất là nuôi lợn. Có đủ nước, nhiều phân rồi, lại còn phải chọn giống tốt, phải phòng trừ sâu bệnh thì mới thu hoạch được nhiều. Trong sản xuất có nhiều việc quan hệ với nhau. Có làm tốt cả các biện pháp thì ruộng mới có năng suất cao, mùa màng mới thắng lợi.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, phải coi trọng cả lúa và hoa màu. Có lúa lại phải có nhiều hoa màu thì lương thực mới dồi dào. Hoa màu dùng làm thức ăn cho người, lại còn để chăn nuôi lợn.

Trong việc chăn nuôi chú ý nuôi nhiều cá, để thêm thức ăn.

Một việc rất quan trọng nữa là phải trồng cây gây rừng. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Trồng 100 cây mà sống cả, tốt cả thì hơn trồng 1000 cây mà chỉ sống được 90 cây. Việc trồng cây nên dựa vào lực lượng các cụ phụ lão và các cháu nhi đồng. Các cụ vừa có kinh nghiệm trồng cây, vừa cẩn thận, tỉ mỉ chăm sóc cây cối. Các cháu nhỏ ở nông thôn cần giúp các cụ giữ gìn cây tốt, không để cho trâu bò phá hại.

Muốn làm tốt những công việc sản xuất thì phải tổ chức và phân phối sức lao động cho tốt. Sau này, kháng chiến thắng lợi, chúng ta sẽ có nhiều máy móc để thay thế cho sức người và sức trâu bò. Nhưng bây giờ chúng ta còn cần nhiều sức trâu bò. “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Phải chăm sóc trâu bò, không được để trâu bò đói rét.

Muốn sử dụng tốt sức người vào công việc sản xuất, thì cần ra sức cải tiến công cụ. Một người gánh khoẻ cũng chỉ được độ 50 cân, nhưng một người kéo một cái xe thì có thể chở được hơn vài tạ, tức là gấp mấy lần gánh.

Sức người có nhiều loại: có thanh niên, có phụ nữ, có người trẻ, có người già. Phải phân công cho hợp lý, người khoẻ thì làm việc nặng, người yếu thì làm việc nhẹ.

Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động phụ nữ. Phụ nữ là đội quân lao động rất đông. Phải giữ gìn sức khoẻ cho phụ nữ để chị em tham gia sản xuất được tốt. Ví dụ: Khi phụ nữ có kinh thì hợp tác xã chớ phân công họ đi làm ở chỗ ruộng sâu, nước rét. Các hợp tác xã phải có những tổ giữ trẻ tốt để phụ nữ có con mọn có chỗ gửi các cháu để yên tâm lao động.

Một điều nữa, Bác cần nói là: phải kính trọng phụ nữ. Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau. Lê nin dạy chúng ta: phụ nữ là một nửa xã hội. Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng cả. Phụ nữ phải tự mình phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng với đàn ông. Đàn ông phải kính trọng phụ nữ. Nhưng Bác nghe nói vẫn có người đánh chửi vợ. Đó là một điều đáng xấu hổ. Như thế thì còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực kỳ dã man. Chi bộ đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hoà thuận trong gia đình. Bác mong rằng: từ nay về sau sẽ không còn thói xấu đánh chửi vợ nữa.

Bây giờ Bác nói đến tình hình các hợp tác xã nông nghiệp ở Thái Bình. Nói chung đều có tiến bộ, thu hoạch khá. Nhưng chưa phải hợp tác xã nào cũng đều tốt cả. Cho nên các hợp tác xã đã khá rồi phải cố gắng vươn lên nữa. Các hợp tác xã kém thì phải cố gắng tiến lên thành hợp tác xã khá. Các hợp tác xã đều phải:

- Đoàn kết chặt chẽ giữa xã viên với nhau, đoàn kết giữa ban quản trị và xã viên.

- Thực hành dân chủ, nghĩa là công việc đều phải bàn bạc với xã viên, cán bộ không được quan liêu, mệnh lệnh.

- Tài chính phải công khai, tuyệt đối chống tham ô, lãng phí.

Các hợp tác xã phải làm thế nào để các xã viên đều thấy rằng mình là người chủ tập thể của hợp tác xã, có quyền bàn bạc và quyết định những công việc của hợp tác xã. Có như thế thì xã viên sẽ đoàn kết chặt chẽ, phấn khởi sản xuất và hợp tác xã sẽ tiến bộ không ngừng.

Năm nay, Thái Bình được mùa khá. Nhưng chớ thấy được mùa mà chủ quan, cụ thể là:

a. Phải cố gắng hơn nữa, không nên cho như thế là đủ rồi. Phải làm cho năng suất cao hơn nữa;

b. Phải tiết kiệm, không được lãng phí;

c. Thái Bình vốn là một tỉnh đất hẹp, người đông. Cho nên phải hết sức tăng năng suất cây trồng, nhưng vẫn phải đi vỡ hoang thêm ruộng đất. Trong việc vỡ hoang có xã Nam Cường, năm nọ Bác về thăm thì mới bắt đầu vỡ hoang. Bây giờ Nam Cường chẳng những sản xuất đủ ăn mà còn xung phong bán thóc làm nghĩa vụ cho Nhà nước. Như thế là rất tốt.

Ruộng đất khôn lắm, nó cũng biết suy tính đấy. Người chăm sóc nó chừng nào thì nó trả ơn cho người chừng ấy. Về chuyện ruộng đất, có hai nhóm tranh luận với nhau: nhóm A thì cho đất tốt là do người chăm sóc nó. Nhóm B thì cho đất tốt, đất xấu là do nó vốn có sẵn như vậy. Bác cho rằng nhóm A là đúng. Như hợp tác xã Tân Phong chẳng hạn. Đất Tân Phong trước đây cũng không tốt mấy. Nhưng Đảng bộ và bà con xã viên ở đó quyết tâm cải tạo đất. Bây giờ cả hợp tác xã Tân Phong đạt hơn 7 tấn thóc/ha. Đạt được như vậy cũng chưa phải là tột bậc, còn có thể đạt cao hơn nữa.

Bác nghe nói ở Thái Bình đang có phong trào báo công, bình công. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, ai có công thì báo công và đưa ra trước xã viên bình công. Làm như thế là tốt, vì:

- Ai có công, ai không có công, bà con xã viên đều biết. Do đó thúc đẩy lẫn nhau, cùng cố gắng lập công mới.

- Người có công gì tự báo công để tập thể bình bầu, như thế là thực hành quyền dân chủ trong nhân dân, làm cho mọi người đều phấn khởi và cố gắng.

- Đó cũng là một dịp để phê bình và tự phê bình một cách thiết thực, nhân dân tự giác giáo dục lẫn nhau, qua đó mà mọi người biết làm việc gì thì tốt, làm thế nào là tốt...

- Về việc xây dựng Đảng ở Thái Bình, phát triển Đảng như vậy là khá. Nhưng đảng viên phụ nữ hiện nay mới chiếm 17 % tổng số đảng viên, như thế là còn ít, còn hẹp hòi với phụ nữ. Trong lúc đề bạt cán bộ trẻ phải chú ý đến sự đoàn kết giữa đảng viên cũ và đảng viên mới. Trong Đảng ta có nhiều đảng viên già, nhiều đảng viên trẻ. Đảng viên nhiều tuổi thì từng trải. Đảng viên trẻ tuổi thì hăng hái. Cho nên đảng viên phải giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau tiến bộ. Công việc cách mạng rất nhiều, không sợ thiếu việc. Phải chú ý đến phát triển Đảng vào thanh niên. Không nên hẹp hòi. Nhưng việc phát triển Đảng phải làm cẩn thận, không được cẩu thả.

Còn hai điều nữa, phải rất chú ý:

Một là, việc phòng không nhân dân phải làm tốt hơn nữa. Địch càng thua, càng liều lĩnh. Chiến tranh có thể còn gay go hơn. Cho nên phải đào nhiều hầm hào để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Hai là, nhân dân phải ra sức bảo vệ tài sản của Nhà nước và của hợp tác xã hơn nữa. Phải giáo dục nhân dân, làm cho mọi người rõ: của Nhà nước, của hợp tác xã, tức là của mình, do đó mọi người phải ra sức giữ gìn, không để cho mất mát, hao hụt.

Cuối cùng, Bác nhờ các cụ, các cô, các chú chuyển lời thăm hỏi tới toàn thể bà con xã viên trong hợp tác xã, công nhân trong xí nghiệp, cán bộ trong cơ quan, các đơn vị bộ đội và công an, dân quân trong tỉnh. Năm nọ, Bác về thăm, cán bộ và đồng bào trong tỉnh đã hứa với Bác sẽ đưa phong trào tiến lên mạnh mẽ. Bây giờ, Bác rất vui lòng thấy Thái Bình có tiến bộ nhiều. Bác mong các đồng chí và đồng bào đều cố gắng hơn nữa để làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt.

Ngoài những vinh dự trên, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình còn nhận được muôn vàn tình thương yêu và chăm sóc của Bác như: trong nhiều năm theo dõi Báo “Thái Bình tiến lên”, Bác đã thưởng huy hiệu cho 67 người tốt, việc tốt. Bác khen 41 giáo viên dạy giỏi, 197 học sinh giỏi. Bác hai lần gửi thư khen Hợp tác xã Tân Phong, Đông Bình cách chăn nuôi trâu, bò giỏi, khen ngợi Hợp tác xã Hiệp Hoà trồng cây giỏi, khen đội thuỷ lợi Quang Trung làm thuỷ lợi giỏi. Bác gửi Tỉnh uỷ ba tấm ảnh có chữ ký của Người làm phần thưởng. Đầu năm 1969, cả Ban Thường vụ Tỉnh uỷ được vào thăm và chụp ảnh với Bác.

Câu 2: (10 điểm)

Bác viết Di chúc trong hoàn cảnh nào, thời gian những lần Bác viết và sửa Di chúc?

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra hết sức ác liệt và có những dấu mốc quan trọng; cách mạng dù còn khó khăn, song đang trên đà thắng lợi, đòi hỏi sự đoàn kết, chiến đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân với niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm bản lề của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; cách mạng dù còn khó khăn song đang trên đà thắng lợi, đòi hỏi sự đoàn kết, chiến đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta với niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng. Trong Di chúc, Bác căn dặn nhiều điều: Trước hết nói về Đảng. Bác dạy: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Người tâm huyết nhắc nhở các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ: cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Đặc biệt, Bác nhấn mạnh: Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Điều đó cho thấy sự nung nấu, suy tính của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều năm, chứa đựng chiều sâu của tư tưởng, tình cảm, chiều cao trí tuệ của Người.Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá, toát lên khí phách, tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, là kết tinh của tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Di chúc là những lời căn dặn thiết tha, chứa đựng biết bao tình cảm, hoài bão và khí phách, thể hiện trong từng lời nhắc nhở, dặn dò trước lúc Bác đi xa.

Trong các tác phẩm Càng nhớ Bác Hồ và Hồi ký Bác Hồ viết Di chúc, đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ nêu rõ, Bác bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc để lại cho muôn đời sau vào lúc 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10/5/1965; đến 10 giờ, Bác viết xong phần mở đầu. Bác xếp tài liệu lại và chuyển sang làm các công việc thường ngày. Các ngày tiếp theo, ngày 11, 12, 13/5/1965, cũng vào giờ đó (từ 9 giờ đến 10 giờ), Bác viết tiếp các phần còn lại. Riêng ngày 14/5/1965, do buổi sáng có lịch đi thăm một hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội và dự một phiên họp của Bộ Chính trị, Bác chuyển viết Di chúc sang buổi chiều với thời gian gấp đôi, từ 14 giờ đến 16 giờ. Đúng 16 giờ, Bác đánh máy xong bản Di chúc và cho vào phong bì. Đến 21 giờ hôm đó, Bác giao chiếc phong bì cho đồng chí Vũ Kỳ và dặn: “Chú cất giữ cẩn thận, vào dịp này sang năm nhớ đưa lại cho Bác”.

Và cứ đến dịp sinh nhật Bác hằng năm, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt bản Di chúc lên bàn làm việc của Bác; sau đó Bác bổ sung và giao lại cho đồng chí Vũ Kỳ. Bác đọc kỹ bản Di chúc xem xét, cân nhắc kỹ từng đoạn, từng câu, từng ý, từng lời và bổ sung thêm vào bản Di chúc tùy theo tình hình đất nước. Đặc biệt là qua tình hình chiến sự miền Nam, Bác lại viết thêm những phần cần thiết vào bản Di chúc. Năm 1966, Bác bổ sung thêm phần nói về tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong đó Bác nhấn mạnh: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Năm 1967, Bác xem lại bản Di chúc, nhưng không sửa gì. Năm 1968, Bác viết thêm 6 trang, gồm một số đoạn về việc riêng và một số công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi. Năm 1969, Bác xem và viết lại toàn bộ phần mở đầu gồm 1 trang viết tay. Ngày 19/5/1969, Bác sửa lần cuối.

Như vậy, bản Di chúc đã được Bác khởi thảo từ ngày 10/5/1965. Ngày 20/5/1969 là ngày Bác xem lại lần cuối cùng. Trong khoảng 4 năm ấy cứ vào trung tuần tháng 5 hằng năm, phần lớn mỗi ngày Bác đều dành 1 giờ để xem lại, sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết, có khi viết thêm một số trang, hoặc sửa chữa một số câu, có khi chỉ thay đổi một vài chữ trong Di chúc. Với trách nhiệm với hậu thế, Bác cân nhắc từng ý, từng lời, nhưng mỗi ý, mỗi lời đều giản dị, chân thành, trong sáng, tự nhiên như chính cuộc đời mà Bác đã sống.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người vào tháng 9/1969, gồm 4 trang in khổ 14,5 cm x22 cm. Ngày 19/8/1989, Bộ Chính trị ra Thông báo số 151- TB/TW Về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Di chúc công bố chính thức năm 1969 đảm bảo trung thành với bản gốc của Người. Nội dung chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó đoạn mở đầu là của bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là của bản viết năm 1968. Lúc đầu, vì những lý do nhất định, nên một số vấn đề trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được công bố,…Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Người.

Câu 3 (15 điểm)

Nội dung và những giá trị cốt lõi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

*Nội dung của Di chúc:

- Trước hết nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định truyền thống đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và “cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”;

Người yêu cầu “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Mỗi cán bộ đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.

- Nói về đoàn viên và thanh niên, Bác nhấn mạnh “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ - những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”.

- Nói về nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân lao động bao đời chịu đựng gian khổ, bị nhiều áp bức bóc lột của phong kiến, thực dân; nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, luôn đi theo và rất trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

- Dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể kéo dài nhưng nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, sau khi kháng chiến thắng lợi, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới mọi đối tượng trong xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

- Về phong trào cộng sản thế giới, Người bày tỏ sự đau lòng vì sự bất hòa của các đảng anh em. Chủ tịch Hồ Chí Minh mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình.

- Nói về một số việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ tiếc rằng không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Người căn dặn “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

- Mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

* Giá trị cốt lõi của Di chúc:

- Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Di chúc là tâm nguyện của Người: “Suốt đời tôi hết lòng phụng vụ Tổ quốc, phụng vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phụng vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Ý chí, niềm tin, tinh thần lạc quan cách mạng, trách nhiệm với nhân dân của Người thể hiện sâu sắc ở dự báo về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và ngày thống nhất đất nước, ở những chỉ dẫn về công việc của sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Di chúc là tâm sự của một người đã suốt đời hy sinh hạnh phúc riêng tư, hiến dâng trọn cuộc đời cho Tổ quốc và nhân dân; là tấm lòng chung thuỷ với “các nước anh em” và “bầu bạn khắp năm châu”.

- Di chúc là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền:

+ Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta là Đảng cầm quyền”. Để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Di chúc nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng, đó là: Giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ, đảng viên. Công tác chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng.

+ Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai một thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có như vậy mới thực hiện thành công lý tưởng xây dựng một xã hội mới, tiến bộ, văn minh. Vì vậy:

Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên là một việc quan trọng, cốt tử trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Trong Di chúc lịch sử, Bác nói điều trước hết: “Trước hết nói về Đảng” và yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên “phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[1].

Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để phòng, chống và đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù chế độ thực dân hay phong kiến đã bị tiêu diệt, nhưng các tật xấu của nó như tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liệu,...; những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân thì vẫn còn. Do vậy, chừng nào, mỗi cán bộ, đảng viên chưa quét sạch những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân để nâng cao đạo đức cách mạng, thì chừng đó, cách mạng vẫn chưa hoàn toàn thành công vì hệ lụy của các tật xấu ấy vẫn ngấm ngầm ngăn trở, gặm nhấm và làm suy thoái đạo đức của người cán bộ, đảng viên, dẫn đến phá hoại sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Khi có đạo đức cách mạng thì tự mỗi cán bộ, đảng viên sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh của Đảng và của dân ta. Chính vì “nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”[2]. Cho nên, Bác căn dặn trong Di chúc “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”[3].

Nhờ nâng cao đạo đức cách mạng mới thực hành tốt dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Vấn đề dân chủ cũng nhạy cảm, hệ trọng như vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong Đảng. Chính vì vậy, trong Di chúc, Người nhắc nhở, căn dặn “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Tháng 5/1965, khi xem lại bản Di chúc đầu tiên, Người đã bổ sung đoạn viết tay vào bên lề sau ý phê bình “phải có tình cảm đồng chí thương yêu lẫn nhau”[4]. Không chỉ phát huy dân chủ trong Đảng, Bác còn căn dặn người cán bộ, đảng viên phải biết dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân mới có thể giành được thắng lợi trong sự nghiệp kiến quốc vĩ đại.

Không chỉ nêu ra, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải rèn luyện đạo đức cách mạng, suốt cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức mà “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là suốt đời phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Người không để lại tài sản riêng gì cho cá nhân mình. Trước khi mất với tình thương dân, thương nước còn nghèo, Người căn dặn phải tiết kiệm, không nên phô trương, hình thức: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”[5].

Sự nghiệp cách mạng là một quá trình dài lâu, bền bỉ, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bác dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là công việc bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.

+ Cách mạng Việt Nam không thể tách rời cách mạng thế giới. Sự vững mạnh của Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các đảng cộng sản và bè bạn quốc tế. Điều Bác dặn trong Di chúc “về phong trào cộng sản thế giới” chỉ dẫn định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, đó là nguyên tắc đoàn kết quốc tế dựa trên “nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình”.

+ Để xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên cần:

Nỗ lực học tập lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và quán triệt nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng...Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Quy định số 101-QĐ/TW “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Quy định số 124-QĐ/TW “Về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”, Quy định số 109-QĐ/TW “Về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên” và gần đây nhất là Quy định số 08-QĐi/TW “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”...Thông qua đó, tạo sự chuyển biến, từ nâng cao nhận thức sang hành động cho mỗi cán bộ, đảng viên, tại mỗi tổ chức cơ sở đảng bằng cách gắn thực hành đạo đức cách mạng với phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Thực hiện thường xuyên, có hiệu quả tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng. Xây dựng hệ thống các nguyên tắc, cách thức tiến hành tự phê bình và phê bình thường xuyên trong sinh hoạt của cấp ủy và trước nhân dân, gắn kiếm điểm tự phê bình và phê bình thường xuyên đối với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh và tư cách đảng viên.

Quá trình rèn luyện đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ với tổ chức và cá nhân, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng; phải được sự giám sát của cấp ủy, của nhân dân trên tinh thần dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.

- Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta:

+ Di chúc là điểm kết tinh tư tưởng của Bác về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, mối quan hệ giữa công bằng và tiến bộ xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá trong xây dựng xã hội mới, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại, động lực lợi ích và chăm lo chu đáo tới cuộc sống con người, tư tưởng trọng dân, coi dân là gốc, là chủ thể của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

+ Di chúc như một kế hoạch, một chương trình hành động của toàn Đảng, toàn dân về sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh với những chỉ dẫn về quản lý xã hội như: đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp hoàn cảnh mới; khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế; phát triển công tác vệ sinh, y tế; chính sách miễn thuế nông nghiệp cho nông dân; chính sách xã hội, công bằng xã hội...

+ Giá trị văn hoá của Di chúc chỉ dẫn con đường, mục tiêu phát triển của nền văn hoá Việt Nam; trù tính, dự liệu về những cuộc vận động lớn giáo dục văn hoá trong toàn dân, toàn xã hội, lấy văn hoá chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền và văn hoá trong thể chế nhà nước - một nhà nước dân chủ pháp quyền của dân, do dân, vì dân làm sức mạnh tiêu biểu nêu gương thuyết phục nhân dân. Qua lời dặn dò về việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến việc xây dựng một đời sống văn hoá mới; một lối sống tiết kiệm, không lãng phí; mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, môi trường sinh thái.

+ Di chúc phác thảo những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, đổi mới là một tất yếu để phát triển; đổi mới là một cuộc đấu tranh bền bỉ, một quá trình xây dựng gian khổ, "là một công việc cực kỳ to lớn, nặng nề và phức tạp”, là “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Người yêu cầu, Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

+ Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện nước ta phải đặc biệt chú trọng xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân.

Tôn trọng nhân dân trước hết phải có thái độ đánh giá đúng vai trò, vị trí của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, có dân là có tất cả, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, từ nhỏ đến to, từ gần đến xa đều thế cả”[6]. Người chỉ ra rằng: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng....Chúng ta phải yêu dân, kính dân mới yêu ta, kính ta”[7].

Theo Bác, muốn thật sự tôn trọng nhân dân thì phải hiểu dân. Chính tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sư khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên “cái gốc” của dân. Trong Di chúc, Người nhấn mạnh: “Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”[8].

Cùng với thái độ đánh giá cao vai trò của nhân dân, ý thức tôn trọng nhân dân còn phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền hợp pháp, không xúc phạm nhân dân. Phải luôn luôn tôn trọng và giữ gìn của công, của nhân dân. Ngưoif dặn dò cán bộ phải “không bao giờ sai lời hứa”, “không nên làm hoặc nói gì có thể làm cho dân hiểu lầm rằng mình xem khinh họ”[9].

Phát huy dân chủ là một khía cạnh biểu hiện ý thức tôn trọng nhân dân. Từ chỗ đánh giá cao vai trò của dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm sao cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm.

Dân chủ được Người giải thích ngắn gọn, súc tích là dân là chủ và dân làm chủ. Trong nước, dân chru thì địa vị cao nhất là dân, dân là quý nhất, lực lượng nhân dân là mạnh nhất.

Phát huy dân chủ là phát huy tài dân. Muốn vậy, thì phải chịu khó nghe dân, gặp dân, hiểu dân, học dân, hỏi dân. Học hỏi dân để lãnh đạo dân. Theo Hồ Chí Minh: "Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân mới làm được thầy học dân"[10].

Về chăm lo đời sống nhân dân: Tư tưởng Hồ Chí Minh là vì con người, do con người, trước hết là vì dân và do dân. Người nói rằng: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"[11]. Theo Bác, muốn có sức dân, lòng dân thì phải chăm lo đời sống của dân. Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn quan tâm "đầu tiên là công việc đối với con người"[12]. Người dặn trong Di chúc: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân"[13].

Câu 4 (15 điểm)

Những thành tựu nổi bật của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thái Bình đã đạt được sau 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lời huấn thị khi Người về thăm Thái Bình: “Bác mong các đồng chí và đồng bào đều cố gắng hơn nữa để làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”?

* Gợi ý trả lời

Trong suốt 50 năm qua (1969- 2019), thực hiện Di chúc của Người, cùng những tình cảm sâu nặng, lời chỉ bảo ân tình và mong muốn của Bác trong những lần khi Người về thăm tỉnh đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Thái Bình, trở thành động lực tinh thần to lớn, thôi thúc Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi, toàn diện nhiệm vụ chính trị trong các giai đoạn cách mạng. Trải qua các chặng đường cách mạng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa phương.

Là một trong những địa phương có chi bộ đảng ra đời sớm nhất cả nước, ngay sau khi thành lập, Đảng bộ không ngừng củng cố lại tổ chức và phát triển lực lượng về các địa phương trong tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, nhiều cuộc đấu tranh cách mạng của Nhân dân trong tỉnh đã liên tiếp nổ ra; tiêu biểu là hai cuộc biểu tình của nông dân Duyên Hà - Tiên Hưng, ngày 01-5-1930 và của nông dân huyện Tiền Hải, ngày 14-10-1930; Thái Bình được Trung ương đánh giá là tỉnh có phong trào cách mạng mạnh nhất Bắc Kỳ.

Sau Cách mạng, Đảng bộ lãnh đạo Nhân dân đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, phát triển sản xuất, đẩy lùi nạn đói, diệt giặc dốt và xây dựng đời sống mới. Thái Bình vinh dự được Hồ Chủ tịch tặng Sổ vàng; Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu Ba tặng danh hiệu “Tỉnh quang minh”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, quân và dân Thái Bình đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, bám đất, giữ làng, đánh đuổi kẻ thù, giải phóng quê hương. Trong suốt thời kỳ kháng chiến, Thái Bình luôn là hậu phương vững chắc của quân và dân đồng bằng Bắc Bộ, chỉ huy sở tiền phương của Chiến khu 3, Mặt trận 5, Thành đội Hải Kiến. Hàng ngàn thanh niên đã lên đường nhập ngũ, hàng vạn tấn lương thực đã kịp thời chi viện cho chiến trường. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, Thái Bình được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ "Quân dân một lòng tiêu diệt quân địch" và làng Nguyên Xá (Đông Hưng) được tặng cờ "Làng kháng chiến kiểu mẫu"; nhiều tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ Thái Bình đã lãnh đạo Nhân dân tích cực thực hiện công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển sản xuất và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những năm chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, thấm nhuần chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", quân và dân Thái Bình đã anh dũng đánh trả 1.064 trận bằng không quân, hải quân của giặc Mỹ; hàng chục vạn người con của Thái Bình đã lên đường nhập ngũ, là tỉnh có tỉ lệ người tham gia quân đội so với dân số cao nhất miền Bắc (18%). Thi đua với tiền tuyến anh hùng, nhân dân và lực lượng vũ trang Thái Bình đã bắn rơi 44 máy bay, bắn cháy 4 tàu chiến Mỹ. Phát huy truyền thống quê hương, những người con của quê hương Thái Bình đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu, lao động sản xuất, học tập và công tác, lập nên những chiến công xuất sắc. Trên quê hương ngày đêm bị bom Mỹ bắn phá, Nhân dân Thái Bình vẫn “vững tay cày, chắc tay súng”, vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu giỏi; kiên cường, bất khuất, bám đồng ruộng, nhà máy, công trường, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, Thái Bình là tỉnh đầu tiên ở miền Bắc đạt bình quân 5 tấn thóc/ha năm, góp phần cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Trong những năm 1975 - 1986, Thái Bình nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm tròn nghĩa vụ hậu phương trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Thái Bình tiếp tục là điểm sáng của cả nước trong xây dựng mô hình cấp huyện, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn, chi viện nhân lực tới khai phá các vùng kinh tế mới theo chủ trương của Nhà nước, từng bước ổn định đời sống nhân dân.

Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng qua các nhiệm kỳ, Đảng bộ Thái Bình đã vận dụng và cụ thể hoá phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tổng sản phẩm (GRDP) bình quân 5 năm (2011 - 2015) đạt 36.321 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 8,04%/năm. Trong những năm gần đây, nền kinh tế tiếp tục ổn định và duy trì đà tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: nông, lâm, thủy sản chiếm 25,82%, công nghiệp, xây dựng chiếm 38,24%, dịch vụ chiếm 35,94%. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đạt 24,8 triệu đồng/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, việc xây dựng Khu kinh tế Thái Bình được quan tâm chỉ đạo, đã hoàn thành Đồ án Quy hoạch chung theo tiến độ. Nhiều chủ trương, chính sách trong phát triển kinh tế - xã hội , xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai đồng bộ kịp thời như: tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thu hút đầu tư, ban hành và chỉ đạo triển khai Tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt, các Nghị quyết số 02 – NQ/TU, ngày 28 - 4 - 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVIII về xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 21-12-2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kết luận số 50-KL/TU và Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và khu nghĩa trang nhân dân kiểu mẫu, đã và đang tạo nên diện mạo mới cho nông thôn Thái Bình, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận là nơi dẫn đầu cả nước về phong trào này ngay từ khi phát động. Đến nay, toàn tỉnh đã có 263 xã/263 xã đã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới (đạt 100%), trong đó: 252 xã và 01 huyện đã có quyết định công nhận. Công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được các địa phương tích cực tập trung thực hiện.

Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và thông tin truyền thông đều đạt kết quả tốt. Chính sách đối với người, gia đình có công, các chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và kịp thời. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh; một số thủ tục hành chính được cắt giảm, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân…Sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao có chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có nhiều tiến bộ. Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, kế hoạch hóa gia đình được thực hiện có hiệu quả. Các cấp, các ngành quan tâm, tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với người và gia đình có công với cách mạng và các chính sách xã hội. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho các đối tượng chính sách. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà, cấp Thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện... cho người có công, người nghèo, cận nghèo. Công tác lao động, việc làm được chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời. Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường; tình hình chính trị - xã hội ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đạt được những kết quả quan trọng. Công tác tư tưởng có nhiều sáng tạo, đổi mới, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Đã chỉ đạo, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7, Trung ương 8 khoá XII, các chủ trương của cấp ủy và nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2018, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn. Duy trì nền nếp công tác nắm bắt và định hướng tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong công tác quản lý, sử dụng thông tin và đấu tranh, phản bác các thông tin xấu, độc hại trên mạng Internet. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII. Việc sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của tỉnh được thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Công tác tổ chức xây dựng Đảng: tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh gắn với việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Công tác rà soát, sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác cán bộ tiếp tục đổi mới theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch; công tác bảo vệ chính trị nội bộ được tăng cường. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên được quan tâm. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường: Các cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra các cấp đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát năm 2018 và thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định. Công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện: Chỉ đạo các cơ quan tư pháp thực hiện tốt công tác phối hợp trong việc thực hiện quy trình tố tụng; nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự; tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Chủ động nắm tình hình, kịp thời chỉ đạo, giải quyết có hiệu quả những tồn đọng, bức xúc và mới nảy sinh ở cơ sở. Công tác dân vận tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh; thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quy chế giám sát và phản biện xã hội được chú trọng. Công tác tín ngưỡng, tôn giáo, công tác nhân quyền tập trung kiểm tra, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo thực hiện đúng pháp luật; kịp thời giải quyết một số vụ việc về tín ngưỡng, tôn giáo ở cơ sở.

Công tác xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được chú trọng và đạt kết quả tích cực. Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo và thực hiện các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân; đổi mới và tăng cường công tác giám sát; nâng cao chất lượng công tác tiếp xúc cử tri.

Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường kỷ luật, kỷ cương chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành; thể chế hóa và triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh uỷ. Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính năm 2018; chỉ đạo các sở, ngành thực hiện tốt việc rà soát quy trình thủ tục, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác thanh tra được duy trì nề nếp, đúng quy định; chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động gắn với thực hiện nhiệm vụ của địa phương, đơn vị; tham gia giám sát và phản biện xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hộ dân đấu nối và sử dụng nước sạch, các hoạt động dạy nghề, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức khoa học - kỹ thuật cho đoàn viên, hội viên và nhân dân.

- Với những thành tích, đóng góp, hy sinh to lớn và đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng chiến, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Thái Bình đã vinh dự được 5 lần đón Bác về thăm; Đảng bộ, nhân dân, các lực lượng vũ trang Thái Bình đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng các danh hiệu cao quý: Huân chương Độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động v.v… Nhiều người con Thái Bình đã ghi vào lịch sử những dấu son chói lọi như Vũ Ngọc Nhạ, Tạ Quốc Luật, Bùi Quang Thận, Trần Huy Cung, Phạm Tuân...

Đến nay, toàn tỉnh có 332.827 người được Nhà nước ghi nhận có công với cách mạng, trong đó có 916 người được công nhận là cán bộ Lão thành cách mạng; 258 người được công nhận là cán bộ Tiền khởi nghĩa; trên 5.200 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; trên 100 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động; hơn 50 ngàn người con của quê hương Thái Bình đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; 32 nghìn thương binh, bệnh binh; gần 50 nghìn gia đình có công với nước.

50 năm Bác đã đi xa, thực hiện Di chúc và những lời căn dặn của Người, với lòng thành kính tưởng nhớ và biết ơn những tình cảm sâu nặng, ân tình và công lao trời biển của Bác, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình nguyện tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước và cách mạng vẻ vang; nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, nỗ lực phấn đấu; phát huy tiềm năng, thế mạnh, khắc phục khó khăn, thực hiện hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng mà Đảng và Bác đã chọn, xây dựng quê hương Thái Bình ngày càng đổi mới và phát triển, sớm hiện thực hóa lời căn dặn của Người: “ Làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.

Câu 5: (20 điểm)

Bạn hãy viết về một tấm gương người tốt, việc tốt hoặc một tập thể tiêu biểu ở địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Bình mà bạn biết trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh? (số lượng không quá 2000 từ).

Gợi ý trả lời:

* Thông tin về tập thể, cá nhân

- Tên đơn vị, cá nhân.

- Địa chỉ cụ thể

+ Đối với cá nhân (Họ và tên, năm sinh, giới tính, quê quán...)

+ Đối với tập thể (Tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ cụ thể...)

* Những thành tích đạt được

- Khái quát về quá trình phấn đấu của cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Những thành tích nổi bật của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã đạt được trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Ý nghĩa, sức lan toả của những đóng góp đó.

Câu 6 (20 điểm)

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lời huấn thị của Người, là một người con của quê hương, bạn suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng tỉnh Thái Bình ngày càng văn minh, giàu đẹp như lời căn dặn của Bác: “…làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt" (số lượng không quá 3.000 từ).

(cá nhân tự trả lời)

* Tài liệu để người dự thi tham khảo

1- Hồ Chí Minh toàn tập.

2- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình:

- Giai đoạn 1927-1954, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999;

- Giai đoạn 1954-1975, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002

- Giai đoạn 1975-2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.

3- Sách “Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác” - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.

4- Một số tài liệu do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Tuyên giáo các huyện, thành ủy phát hành, như: đề cương tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019); đề cương tuyên truyền 89 năm Ngày thành lập Đảng (1930-2019), đề cương tuyên truyền 129 năm Ngày thành lập tỉnh (1890-2019), đề cương tuyên truyền 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2019)...vv..và một số trang thông tin điện tử chính thống.

-------------------------

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15 tr. 611 - 612

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11 tr. 611

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11 tr. 611

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15 tr. 611

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11 tr. 615

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5 tr. 281

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4 tr. 64 - 65

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15 tr. 612

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5 tr. 501

[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6 tr. 432

[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4 tr. 187

[12] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15 tr. 616

[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15 tr. 61

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bác Hồ Thái Bình