Cầu Khánh Hội – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Vị trí
  • 2 Lịch sử
  • 3 Chú thích
  • 4 Xem thêm
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn 10°46′08″B 106°42′20″Đ / 10,768872°B 106,70557°Đ / 10.768872; 106.705570 (Cầu Khánh Hội) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cầu Khánh Hội
Cầu Khánh Hội về đêm
Quốc gia Việt Nam
Vị tríThành phố Hồ Chí Minh
Bắc quaKênh Bến Nghé
Tọa độ10°46′08″B 106°42′20″Đ / 10,768872°B 106,70557°Đ / 10.768872; 106.705570
Thông số kỹ thuật
Tổng chiều dài167 m[1]
Rộng22 m[1]
Số nhịp4[2]
Lịch sử
Khởi công2006[1]
Đã thông xe2009[2]
Vị trí
Map

Cầu Khánh Hội là một cây cầu bắc qua kênh Bến Nghé tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Vị trí

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu kết nối đường Tôn Đức Thắng thuộc Quận 1 với đường Nguyễn Tất Thành thuộc Quận 4, nằm trước Bến Nhà Rồng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu quay vào khoảng năm 1930

Cầu Khánh Hội được người Pháp xây dựng lần đầu vào năm 1904, gọi là pont tournant, nghĩa là "cầu quay". Cầu có tên gọi này do có thiết kế độc đáo với nhịp giữa có thể quay ngang để tàu thuyền qua lại dễ dàng. Tuy nhiên, đến những năm 1940, cầu được cố định do trên cầu được lắp đặt tuyến đường sắt dẫn đến khu cảng. Sau năm 1954, cầu quay Khánh Hội bị dỡ bỏ để xây mới bằng bê tông và được đặt tên là cầu Bắc Bình Vương.[1][3][4]

Năm 2006, để xây dựng đường hầm sông Sài Gòn, cầu Khánh Hội lại bị phá dỡ để xây mới cao hơn. Cầu mới có chiều dài 167 m với 4 nhịp, rộng 22 m, đáp ứng bốn làn xe lưu thông và được đưa vào sử dụng từ ngày 24 tháng 1 năm 2009[2]. Tuy nhiên, cầu mới không còn nối thẳng với đường Hồ Tùng Mậu mà uốn cong để kết nối trực tiếp đường Nguyễn Tất Thành sang đường Tôn Đức Thắng dọc Bến Bạch Đằng như hiện nay.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Khánh Hội - cầu quay độc nhất của Sài Gòn”. Báo điện tử VnExpress. 19 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ a b c “24-1:Đã thông xe cầu Khánh Hội và nhánh cầu Nguyễn Văn Cừ”. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 24 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ “Lịch sử 100 năm của cầu Khánh Hội”. Báo điện tử VnExpress. 19 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Ảnh hiếm về cây cầu quay độc đáo của Sài Gòn xưa”. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 21 tháng 6 năm 2015.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cầu Khánh Hội.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến một cây cầu cụ thể hoặc một nhóm các cây cầu này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cầu_Khánh_Hội&oldid=69446440” Thể loại:
  • Sơ khai cầu (kiến trúc)
  • Cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Quận 1
  • Quận 4
Thể loại ẩn:
  • Tọa độ trên Wikidata
  • Hộp thông tin khung bản đồ không có ID quan hệ OSM trên Wikidata
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Trang có bản đồ

Từ khóa » Cầu Q4