Câu lạc bộ Bóng đá Phù Đổng Ninh Bình (hay ngắn gọn là Phù Đổng Ninh Bình) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp thành lập vào năm 2015 có trụ sở tại Ninh Bình, Việt Nam.[1] Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại Giải bóng đá hạng Nhất quốc gia, giải đấu cao thứ hai trong hệ thống bóng đá Việt Nam.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]
Phù Đổng FC được thành lập ngày 4 tháng 10 năm 2015 với 4 thành viên sáng lập, với tôn chỉ hoạt động là "xây dựng một đội bóng minh bạch, trong sạch và chuyên nghiệp". Đội bóng hoạt động theo mô hình câu lạc bộ bóng đá cộng đồng của Nhật Bản, tức là đội bóng không thuộc về ông bầu nào, mỗi hội viên, người hâm mộ chính là thành viên của đội bóng.[2]
Khởi đầu từ sân chơi thấp nhất trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, chỉ sau hai mùa giải, Phù Đổng đã gặt hái được kết quả như mong đợi: Vô địch giải hạng Ba và thăng hạng hạng Nhì mùa giải 2017.
Trước mùa giải 2017, Phù Đổng FC đã chiêu mộ được cựu trung vệ đội tuyển quốc gia Vũ Như Thành về làm đội trưởng, và thuyết phục được tiền vệ Cao Sỹ Cường tiếp tục thi đấu.[3] Đồng thời, đội bóng cũng công bố thông tin về nhà tài trợ chính mới, công ty Mitsubishi Motors Việt Nam, với mức tài trợ lớn.[4] Không đơn thuần là quảng bá thương hiệu, Mitsubishi Motors Việt Nam mong muốn góp phần hỗ trợ ươm mầm cho tài năng thể thao của Việt Nam cũng như thắt chặt mối quan hệ hợp tác Việt Nam–Nhật Bản.
Sau khi vượt qua Bà Rịa - Vũng Tàu trong trận chung kết Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia 2018 trên sân vận động Phú Yên, Phù Đổng FC đã chính thức giành tấm vé thăng hạng Nhất mùa giải 2019. Tại đây, Phù Đổng FC đặt mục tiêu trụ hạng và có cơ hội thì phấn đấu thăng hạng.[5] Trong năm thứ ba liên tiếp Mitsubishi Motors là nhà bảo trợ chính của câu lạc bộ,[6] số lượng hội viên lên đến 5.000 người. Tuy nhiên, đội bóng thi đấu không tốt. Sau 7 vòng đấu đầu tiên, đội bóng không thắng được trận nào, với 1 trận hòa và 6 trận thua liên tiếp. Huấn luyện viên Lê Đức Tuấn đã từ chức, và ông Nguyễn Trung Kiên được bổ nhiệm thay thế.[7] Kết thúc mùa giải, đội xếp cuối bảng và phải xuống hạng Nhì.[8]
Đội bóng đặt mục tiêu trở lại Giải hạng Nhất vào mùa giải 2021, và tiếp tục nhận được bảo trợ của Mitsubishi Motors Việt Nam trong năm thứ tư liên tiếp.[9] Vào ngày 13 tháng 11 năm 2020, câu lạc bộ đánh bại Gia Định với tỷ số 3–2 để chính thức đồng vô địch hạng Nhì 2020, đồng thời giành vé lên chơi LS V.League 2 2021.[10]
Với mong muốn gắn bó lâu dài với mảnh đất Cố Đô, CLB Phù Đổng đã gửi công văn tới UBND tỉnh Ninh Bình để có thể tiếp tục phát triển bóng đá tại nơi đây, góp một phần công sức cho nền bóng đá Ninh Bình nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung. Trong thời gian tới, CLB Phù Đổng Ninh Bình sẽ tiến hành hoàn tất các thủ tục để đăng ký đổi tên với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).[11]
Trước năm 2014, Ninh Bình cũng có 1 đội bóng chơi ở V.League với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình do bầu Trường đầu tư. Dù vậy, đội bóng này sau đó đã ngưng hoạt động. Sau gần 10 năm kể từ The Vissai Ninh Bình giải thể, địa phương này mới có lại một đội bóng. Chuẩn bị cho mùa giải tới, Phù Đổng Ninh Bình đăng ký 28 cầu thủ. Mục tiêu của đội bóng này ở giải hạng Nhất 2023/24 là nằm trong Top 3 chung cuộc.[12]
Sân vận động
[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động Ninh Bình nằm trên địa bàn phường Tân Thành của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Sân nằm cách Hà Nội 92 km, và kề ngay sát Quốc lộ 1. Năm 2003, do sân là một trong những sân vận động tại Việt Nam được chọn là sân dự bị cho SEA Games 22 nên sân đã được tu sửa, hệ thống đèn chiếu sáng được nâng cấp. Toàn bộ sân có trên 25.000 chỗ ngồi, khán đài A của sân có 2 tầng với kết cấu mái che bằng thép.
Biểu trưng
[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu trưng của câu lạc bộ Phù Đổng khắc họa hình ảnh Phù Đổng Thiên Vương (chữ Hán: 扶董天王) cầm cây tre cưỡi ngựa sắt phun lửa cùng với trái bóng tròn; bên dưới là dòng chữ tiếng Anh Sports is Life (thể thao là cuộc sống).
2015–2023
2023 đến nay
Đội hình hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]
Phù Đổng Ninh Bình và Trẻ TP HCM đã đổi ban huấn luyện và cầu thủ cho nhau.
Tính đến giai đoạn 2 mùa giải V.League 2 - 2024/25.
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.
Số
VT
Quốc gia
Cầu thủ
1
TM
Đặng Văn Lâm
6
TĐ
Đỗ Thanh Thịnh
7
TĐ
Nguyễn Quốc Việt
8
TV
Trần Thanh Bình
9
TĐ
Đinh Thanh Bình(mượn từ Hoàng Anh Gia Lai)
10
TV
Mạch Ngọc Hà
11
TĐ
Lê Minh Bình(mượn từ Hoàng Anh Gia Lai)
12
HV
Đinh Văn Trường
14
TV
Đỗ Văn Thuận
15
HV
Nguyễn Hữu Tuấn
16
TV
Võ Ngọc Tỉnh
19
TĐ
Nguyễn Văn Vinh
20
TM
Trần Đình Minh Hoàng
21
HV
Trịnh Quang Trường
23
TV
Phan Văn Hiếu
Số
VT
Quốc gia
Cầu thủ
24
TV
Nguyễn Đức Việt(mượn từ Hoàng Anh Gia Lai)
26
HV
Lê Hải Đức
27
TV
La Nguyễn Bảo Trung
28
TV
Nguyễn Hoàng Đức
30
TV
Nguyễn Đức Cường
31
TĐ
Trần Văn Tùng
36
TV
Phạm Trọng Hóa
37
TV
Nguyễn Văn Việt
47
TĐ
Phạm Gia Hưng
66
HV
Nguyễn Hoàng Duy
73
HV
Võ Anh Quân(mượn từ PVF–CAND)
77
TV
Lương Thanh Ngọc Lâm
86
TM
Nguyễn Minh Đức
88
TĐ
Phạm Văn Thành
93
HV
Nguyễn Thành Lộc
Không nằm trong danh sách thi đấu
[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.
Số
VT
Quốc gia
Cầu thủ
—
HV
Trịnh Đức Lợi
Số
VT
Quốc gia
Cầu thủ
—
TĐ
Trần Hoàng Sơn
Cầu thủ tiêu biểu
[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyễn Hoàng Đức
Đặng Văn Lâm
Nguyễn Quốc Việt
Đinh Thanh Bình
Quan chức đội bóng hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ
Tên
Giám đốc kỹ thuật
Lê Phước Tứ
Huấn luyện viên trưởng
Nguyễn Việt Thắng
Trợ lý huấn luyện viên
Hồ Hoàng Tiến Trương Đình Luật
Huấn luyện viên thủ môn
Đinh Xuân Việt
Huấn luyện viên thể hình
Nikita Udovenko
Quản lý nhóm
Nguyễn Quốc Trạng
Bác sĩ
Trần Công Định
Chuyên gia vật lý trị liệu
Nguyễn Văn Khánh
Quản lý bộ dụng cụ
Nguyễn Thế Anh
Thành tích và danh hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích bóng đá trong nước
[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích của Phù Đổng tại các giải bóng đá quốc gia từ khi được thành lập
Năm
Hạng đấu
Thành tích
St
T
H
B
Bt
Bb
Điểm
I
II
III
IV
2015
Thứ 5 (Vòng loại Bảng A)
5
1
2
2
2
4
5
2016
Vô địch (thăng hạng)
3
2
1
0
6
1
7
2017
Thứ 5 (Vòng loại Bảng A)
14
4
4
6
19
21
16
2018
Đồng Vô địch (thăng hạng)[13]
12
8
3
1
26
6
27
2019
Thứ 12 (Xuống hạng)
22
5
4
13
22
36
19
2020
Thứ 1 (Vòng loại Bảng A)
5
3
1
1
8
7
10
2021
Thứ 4
6
3
2
1
5
1
11
2022
Thứ 11
[14]
22
5
3
14
21
44
18
2023
Thứ 7
18
4
7
7
16
21
19
2023/24
Thứ 5
20
7
7
6
17
20
28
2024/25
'
'
Giải đấu AFC
[sửa | sửa mã nguồn]
AFC Champions League Elite
[sửa | sửa mã nguồn]
2015 - 2023–24 - Không giành quyền tham dự vì chưa được dự V. League 1
AFC Champions League Two
[sửa | sửa mã nguồn]
2015 - 2023–24 - Không giành quyền tham dự vì chưa được dự V. League 1
2024–25 - Chưa xác định
Danh hiệu chính thức
[sửa | sửa mã nguồn]
Đội 1
[sửa | sửa mã nguồn] Giải hạng Ba quốc gia
Vô địch (1): 2016
Giải hạng Nhì quốc gia
Vô địch (2): 2018, 2020
Các huấn luyện viên trong lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]
Các huấn luyện viên trưởng của CLB bóng đá Phù Đổng
2015–2019: Lê Đức Tuấn
2019–2022: Nguyễn Trung Kiên
2022: Nguyễn Quốc Bình
2023–2024: Nguyễn Văn Đàn
2024– : Nguyễn Việt Thắng
Nhà sản xuất và tài trợ áo đấu
[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn
Nhà sản xuất áo đấu
Nhà tài trợ in trên áo đấu
2015-2016
UGETHER
VGroup
không có
2017-2019
Mitsubishi Motors
2020-2021
Li-Ning
2022
Kamito
Bamboo Airways
2023
XUAN NAM VIET
không có
2023-2024
Mitre
PHUANTHINH
LPBank
2024-nay
Vloop
LPBank
không có
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]
^ “CLB bóng đá Phù Đổng ra mắt”. thethaovanhoa.vn. 5 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
^ “Vừa lên hạng nhì, CLB Phù Đổng đặt ngay mục tiêu thăng hạng Nhất”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. 17 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2017.
^ “CLB Phù Đổng: Ẩn số mới của làng bóng đá Việt Nam”. Tin bóng đá 24h. 26 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
^ “CLB hạng nhì FC Phù Đổng bất ngờ có nhà bảo trợ "khủng"”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
^ “Phù Đổng FC mục tiêu thăng hạng V-League”. Báo điện tử VnExpress. VnExpress. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2019.
^ “Phù Đổng FC tham vọng thăng hạng V-League”. Vietnamnet. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
^ “Bết bát tại giải hạng Nhất, Phù Đổng FC thay HLV mới”. Tin bóng đá 24h. 22 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2019.
^ “Kết thúc Giải hạng Nhất quốc gia 2019: Câu lạc bộ bóng đá Phù Đổng rớt hạng”. Báo Đắk Lắk. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
^ “MITSUBISHI MOTORS VIỆT NAM TIẾP TỤC BẢO TRỢ MÙA 4 VÀ KỲ VỌNG PHÙ ĐỔNG FC THĂNG HẠNG”. Mitsubishi Motors Viet Nam. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
^ “Phù Đổng thăng hạng, Gia Định tranh vé cuối với Công an nhân dân”. Báo Lao động thủ đô. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
^ Thêm đội bóng Việt Nam bất ngờ đổi tên
^ Đội Phù Đổng có tên mới, sân nhà mới trước thềm mùa giải 2023/24
^ VFF (17 tháng 7 năm 2018). “Thắng luân lưu nghẹt thở, Phù Đổng FC thăng hạng Nhất mùa bóng 2019”. VFF.
^ VFF (29 tháng 10 năm 2022). “Kịch tính cuộc đua trụ hạng giải bóng đá hạng Nhất quốc gia 2022”. VFF.[liên kết hỏng]
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]
Trang web chính thức Lưu trữ 2017-11-01 tại Wayback Machine
Thông tin Phù Đổng FC tại VPF.vn
x
t
s
Bóng đá Việt Nam
Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF)
Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF)
Đội tuyển quốc gia
Nam
Đội tuyển
U-23
U-22
U-21
U-19
U-17
U-14
Trong nhà
Trong nhà U-20
Bãi biển
Nữ
Đội tuyển
U-19
U-16
U-14
Trong nhà
Giải đấu quốc gia
Nam
Vô địch
Hạng Nhất
Hạng Nhì
Hạng Ba
U-21
U-19
U-17
U-15
U-13
U-11
U-9
Trong nhà
Trong nhà U-20
Bãi biển
Nữ
Vô địch
U-19
U-16
Trong nhà
Cúp quốc gia
Nam
Cúp Quốc gia
Siêu cúp Quốc gia
Trong nhà Cúp Quốc gia
Nữ
Cúp Quốc gia
Giải đấu giao hữu
U-21 Báo Thanh Niên
U-19 Báo Thanh Niên
Cúp BTV
Cúp VFF
Cúp VTV–T&T
Cúp Thành phố Hồ Chí Minh
Cúp Độc lập
Giải đấu khác
Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam
Giải thưởng
Quả bóng vàng Việt Nam
Fair Play Việt Nam
Chiếc giày vàng Việt Nam
Kình địch
Câu lạc bộ
Đồng Tháp – Long An (derby miền Tây)
Hà Nội – Hải Phòng (derby miền Bắc)
Hà Nội – Sông Lam Nghệ An
Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (derby Bắc – Nam)
Hải Phòng – Quảng Ninh (derby Đông Bắc Bộ)
Hoàng Anh Gia Lai – Sông Lam Nghệ An
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh – Sông Lam Nghệ An (derby Nghệ Tĩnh)
Huế – Đà Nẵng (derby đèo Hải Vân)
Quảng Nam – Đà Nẵng (derby Quảng Đà)
Thanh Hóa – Sông Lam Nghệ An (derby Bắc Trung Bộ)
Thể Công – Công an Hà Nội (derby Thủ đô)
Đội tuyển quốc gia
Việt Nam – Thái Lan
Lịch sử
Tổng quát
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
các trận đấu
Việt Nam Cộng hòa
Trận cầu đoàn tụ
Danh sách câu lạc bộ
x
t
s
Các câu lạc bộ bóng đá cũ ở Việt Nam
Giải thể trước năm 2000
Ngôi sao Gia Định (1954) • Cảng Hải Phòng (1991) • Điện Hải Phòng (1993) • Dệt Nam Định (1993) • Công an Thanh Hóa (1994) • Công an Hà Bắc (1996) • Cao su Bình Long (1997) • Hải Hưng (1997) • Công nhân Xây dựng Hà Nội (?) • Công nhân Xây dựng Hải Phòng (?) • Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (?) • Công an Quảng Nam – Đà Nẵng (?) • Gò Dầu (?) • Việt Trì (?)
Giải thể sau năm 2000
Tổng cục Đường sắt (2000) • Thanh niên Hà Nội (2002) • Công an Thành phố Hồ Chí Minh (2002) • Hải Quan (2002) • Hàng không Việt Nam (2003) • Ngân hàng Đông Á (2005) • Quân khu 9 (2006) • Quân khu 4 (2009) • Hòa Phát Hà Nội (2011) • Quân khu 7 (2011) • Hà Nội ACB (2012) • Navibank Sài Gòn (2012) • Ninh Thuận (2012) • Xi măng Xuân Thành Sài Gòn (2013) • Kiên Giang (2013) • T&T Baoercheng (2014) • An Giang (2014, 2021) • Mancons Sài Gòn (2018) • Cà Mau (2018) • Hoàng Sang (2019) • Triệu Minh (2021) • Than Quảng Ninh (2021) • Kon Tum (2022) • Sài Gòn (2023) • Bình Thuận (2023) • Gia Định (2024) • Gama Vĩnh Phúc (2024)
Đã đổi tên
Công nhân Nghĩa Bình (1989) • Phú Khánh (1989) • Công nghiệp Hà Nam Ninh (1991) • Sông Lam Nghệ Tĩnh (1991) • Sông Bé (1996) • Công nhân Quảng Nam – Đà Nẵng (1997) • Công an Hải Phòng (2002) • Cảng Sài Gòn (2003) • Thể Công (2009) • Hà Nội T&T (2016) • Công an Nhân dân (2022) • Phù Đổng (2023) • Bình Phước (2023) • LPBank Thành phố Hồ Chí Minh (2024)