Câu Lạc Bộ Bóng đá Xi Măng Xuân Thành Sài Gòn - Wikipedia

Đối với các định nghĩa khác, xem Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn (định hướng). Xi Măng Xuân Thành Sài Gòn
Biệt danhĐại bàng trắng
Thành lậpSài Gòn Xuân Thành (2010, 2012) Sài Gòn FC (2011) Xi măng Xuân Thành Sài Gòn (2013)
Giải thể2013
Chủ tịch điều hànhViệt Nam Nguyễn Xuân Thủy
Người quản lýViệt Nam Đinh Xuân Tuấn
Huấn luyện viênViệt Nam Trần Tiến Đại
2012thứ 3
Màu áo sân nhà Màu áo sân khách

Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Xuân Thành Sài Gòn là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, đóng trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Câu lạc bộ thi đấu mùa bóng đầu tiên của mình tại Giải Ngoại hạng 2012 và hoạt động từ năm 2010 đến năm 2013. Sân nhà của câu lạc bộ là Sân vận động Thống Nhất.

Tiền thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, gốc gác đội bóng lại xuất phát từ Hà Tĩnh.[1] Khởi đầu từ Đội bóng đá Hà Tĩnh, thành lập năm 1998 do Sở Thể dục Thể thao Hà Tĩnh quản lý, đến cuối thập niên 2000 đội thi đấu tại giải hạng Nhì. Đầu năm 2010, đội chuyển sang mô hình chuyên nghiệp, do Tập đoàn Xuân Thành (Ninh Bình) quản lý, thi đấu tại mùa bóng 2010 với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Xuân Thành Hà Tĩnh. Một học viện bóng đá mang tên Xuân Thành - Kẻ Gỗ cũng được thành lập để đào tạo các tuyền thủ trẻ.[2] Cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Văn Sỹ được mời về làm huấn luyện viên trưởng.

Tuy nhiên, chưa kết thúc mùa bóng 2010, với thành tích yếu kém, đội không hoàn thành được mục tiêu thăng hạng. Huấn luyện viên Nguyễn Văn Sỹ chia tay đội, đội đứng trước nguy cơ tan rã. Để giữ lại đội bóng cũng như đạt được mục đích thăng hạng, tháng 7 năm 2010, ông bầu Nguyễn Đức Thụy đã mua lại suất thi đấu ở giải hạng Nhất 2011 của đội Hòa Phát V&V vừa được thăng hạng.[3] Một số cầu thủ giỏi của Hòa Phát V&V cũng được chuyển nhượng để nhập vào đội.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 2010, đội chuyển trụ sở vào Thành phố Hồ Chí Minh và đổi sang tên mới là Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn Xuân Thành thi đấu ở Giải vô địch bóng đá hạng nhất Việt Nam 2011[4]. Tại mùa bóng này, câu lạc bộ thi đấu khởi sắc và đoạt được chức vô địch giải hạng nhất, giành quyền lên thi đấu tại V-League 2012.

Ngày 24 tháng 11 năm 2011, câu lạc bộ được chuyển nhượng từ Tập đoàn kinh tế Xuân Thành sang Công ty Cổ phần Truyền thông Bóng đá Việt Nam (VFM) và đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn[5][6]. Ngày 12 tháng 12 năm 2011, Câu lạc bộ chính thức ra mắt người hâm mộ tại Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh với logo mới và bài hát chính thức "Hành khúc Saigon FC" của nhạc sĩ Lê Quang. Tuy nhiên, chỉ chưa đến 2 tuần sau, Công ty Cổ phần bóng đá Sài Gòn Xuân Thành lại tuyên bố Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đã tiếp quản trở lại cổ phần của VFM.[7]

Đáng chú ý, câu lạc bộ cũng đã lên kế hoạch xây dựng một kênh truyền hình riêng lấy tên là Sài Gòn FC TV, chuyên đưa tin của câu lạc bộ tới người hâm mộ, phát sóng trên các hệ thống truyền hình trả tiền.[8][9] Đây là câu lạc bộ đầu tiên tại Việt Nam có kênh truyền hình riêng.[10]

Từ 17 tháng 5 năm 2012, Câu lạc bộ Sài Gòn trở lại tên gọi Sài Gòn Xuân Thành[11]. Năm 2012 đội bóng này suýt vô địch khi để Hà Nội T&T cầm hòa không bàn thắng, qua đó kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 3.

Ngày 12 tháng 12 năm 2012, câu lạc bộ công bố tân Chủ tịch câu lạc bộ là ông Nguyễn Xuân Thủy (ông Thủy cũng là em trai bầu Thụy) và từ năm 2013 câu lạc bộ thi đấu với tên mới là Xi măng Xuân Thành Sài Gòn[12]. Tuy nhiên AFC không cho phép CLB này sử dụng chữ "Xi Măng" trong tên gọi của mình để thi đấu tại AFC Cup 2013. Theo đó CLB này muốn dùng tên Sài Gòn Xuân Thành thi đấu tại AFC Cup. Còn giải quốc nội là vẫn là Xi măng Xuân Thành Sài Gòn.

Khi mùa giải 2013 sắp kết thúc, bầu Thụy đã tuyên bố bỏ giải. Phản ứng trước động thái này, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã công bố quyết định kỷ luật câu lạc bộ và hủy toàn bộ kết quả thi đấu của đội trong mùa giải này. Xi măng Xuân Thành Sài Gòn sau đó cũng đã đi đến quyết định giải thể.[13]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải hạng nhất:

  • Vô địch (1): 2011

V-League:

  • Hạng 3 (1): 2012

Đội hình hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến giai đoạn 2 mùa giải V.League 1 2013[14].

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Bùi Tấn Trường
2 TV Việt Nam Hoàng Trọng Phú
3 HV Việt Nam Lê Phước Tứ
4 TV Việt Nam Nguyễn Chí Cường
5 HV Việt Nam Lê Hải Anh
6 HV Việt Nam Bùi Văn Sang
7 Việt Nam Nguyễn Ngọc Anh
8 HV Việt Nam Đoàn Việt Cường
9 Nigeria Abdullahi Suleiman
10 TV Uganda Moses Oloya
11 TV Việt Nam Nguyễn Đức Linh
13 TM Việt Nam Nguyễn Minh Nhựt
14 HV Việt Nam Lư Võ Như Quang
15 TV Việt Nam Nguyễn Rogerio
16 Việt Nam Nguyễn Trọng Phi
17 HV Việt Nam Lê Hoàng Vũ
19 TV Việt Nam Đinh Vũ Hàn Phong
20 HV Việt Nam Trương Đình Luật
21 Cameroon Amougou Nsi
22 TV Việt Nam Phan Văn Tài Em
23 HV Việt Nam Nguyễn Thành Long Giang
24 HV Việt Nam Phan Đỗ Nhật Tân
25 TV Việt Nam Phạm Thừa Chí
26 Việt Nam Kizito Geofey
27 TV Việt Nam Đinh Hoàng Max
29 Nigeria Oguwike Ameka Ndubuisi
30 HV Việt Nam Phan Minh Tâm
31 HV Việt Nam Phan Lưu Thế Sơn
32 HV Việt Nam Nguyễn Công Thành
60 TV Việt Nam Nguyễn Thanh Sang
63 HV Việt Nam Đặng Thành Hiếu
67 TM Việt Nam Trần Văn Hoá
99 TV Việt Nam Nguyễn Huy Hà

Ban huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Tên Quốc tịch
Huấn luyện viên trưởng: Trần Tiến Đại Việt Nam Việt Nam
Huấn luyện viên phó: Nguyễn Liêm Thanh Việt Nam Việt Nam
Huấn luyện viên thủ môn: Amir Doksanaltic Bosna và Hercegovina Bosna và Hercegovina

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích của Xuân Thành Sài Gòn FC được thành lập
Năm Hạng đấu Thành tích St T H B Bt Bb Điểm
I II III IV
2011 Vô địch 26 15 9 2 65 35 54

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Đại gia" Sài Gòn XT "thay tên đổi chủ"
  2. ^ Ra mắt Học viện Bóng đá và CLB Bóng đá tại Hà Tĩnh
  3. ^ Xuân Thành Hà Tĩnh thay suất của Hòa Phát V&V
  4. ^ [1]Thành phố Hồ Chí Minh/18100 CLB Xuân Thành Hà Tĩnh "chuyển khẩu" về Thành phố Hồ Chí Minh
  5. ^ Sài Gòn Xuân Thành đổi tên thành Sài Gòn FC
  6. ^ Sài Gòn Xuân Thành đổi chủ, thay tên
  7. ^ Sài Gòn FC lại đổi chủ
  8. ^ An Nhơn (12 tháng 12 năm 2011). “Sài Gòn FC quyết có mặt top 3 V-League”. VnExpress.
  9. ^ Nguyên Khôi (28 tháng 11 năm 2011). “Kênh truyền hình của Sài Gòn FC sắp phát sóng”. Tuổi Trẻ Online.
  10. ^ Sơn Tùng (12 tháng 12 năm 2011). “Sài Gòn FC hướng đến lối chơi đẹp và mạnh mẽ”. Thanh Niên Online.
  11. ^ “Thông báo số 20 Giải VĐQG Eximbank 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2012.
  12. ^ CLB Sài Gòn Xuân Thành có chủ tịch mới
  13. ^ Anh Dũng, Mạnh Duy (20 tháng 8 năm 2013). “Sau khi bỏ V.League 2013, XM Xuân Thành Sài Gòn giải thể CLB”. Người Lao Động.
  14. ^ “Danh sách đăng ký thi đấu Giai đoạn II giải bóng đá VĐQG - Eximbank 2013”. vnleague.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sài Gòn FC mua cầu thủ trước ngày ra mắt
  • Sài Gòn FC lại đổi chủ
  • x
  • t
  • s
Bóng đá Việt Nam
  • Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF)
  • Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF)
Đội tuyển quốc gia
Nam
  • Đội tuyển
  • U-23
  • U-22
  • U-21
  • U-19
  • U-17
  • U-14
  • Trong nhà
  • Trong nhà U-20
  • Bãi biển
Nữ
  • Đội tuyển
  • U-19
  • U-16
  • U-14
  • Trong nhà
Giải đấu quốc gia
Nam
  • Vô địch
  • Hạng Nhất
  • Hạng Nhì
  • Hạng Ba
  • U-21
  • U-19
  • U-17
  • U-15
  • U-13
  • U-11
  • U-9
  • Trong nhà
  • Trong nhà U-20
  • Bãi biển
Nữ
  • Vô địch
  • U-19
  • U-16
  • Trong nhà
Cúp quốc gia
Nam
  • Cúp Quốc gia
  • Siêu cúp Quốc gia
  • Trong nhà Cúp Quốc gia
Nữ
  • Cúp Quốc gia
Giải đấu giao hữu
  • U-21 Báo Thanh Niên
  • U-19 Báo Thanh Niên
  • Cúp BTV
  • Cúp VFF
  • Cúp VTV–T&T
  • Cúp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cúp Độc lập
Giải đấu khác
  • Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam
Giải thưởng
  • Quả bóng vàng Việt Nam
  • Fair Play Việt Nam
  • Chiếc giày vàng Việt Nam
Kình địch
Câu lạc bộ
  • Đồng Tháp – Long An (derby miền Tây)
  • Hà Nội – Hải Phòng (derby miền Bắc)
  • Hà Nội – Sông Lam Nghệ An
  • Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (derby Bắc – Nam)
  • Hải Phòng – Quảng Ninh (derby Đông Bắc Bộ)
  • Hoàng Anh Gia Lai – Sông Lam Nghệ An
  • Hồng Lĩnh Hà Tĩnh – Sông Lam Nghệ An (derby Nghệ Tĩnh)
  • Huế – Đà Nẵng (derby đèo Hải Vân)
  • Quảng Nam – Đà Nẵng (derby Quảng Đà)
  • Thanh Hóa – Sông Lam Nghệ An (derby Bắc Trung Bộ)
  • Thể Công – Công an Hà Nội (derby Thủ đô)
Đội tuyển quốc gia
  • Việt Nam – Thái Lan
Lịch sử
  • Tổng quát
  • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    • các trận đấu
  • Việt Nam Cộng hòa
  • Trận cầu đoàn tụ
Danh sách câu lạc bộ
  • x
  • t
  • s
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam
Các câu lạc bộmùa giải 2024–25
  • Becamex Bình Dương
  • Công an Hà Nội
  • Đông Á Thanh Hóa
  • Hà Nội
  • Hải Phòng
  • Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
  • Hoàng Anh Gia Lai
  • Quảng Nam
  • Quy Nhơn Bình Định
  • SHB Đà Nẵng
  • Sông Lam Nghệ An
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thể Công – Viettel
  • Thép Xanh Nam Định
Mùa giải
  • 1980
  • 1981–82
  • 1982–83
  • 1984
  • 1985
  • 1986
  • 1987
  • 1989
  • 1990
  • 1991
  • 1992
  • 1993–94
  • 1995
  • 1996
  • 1997
  • 1998
  • 1999 (tập huấn)
  • 1999–00
  • 2000–01
  • 2001–02
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2023–24
  • 2024–25
Giải đấu
  • Câu lạc bộ
  • Cầu thủ
    • nhập tịch/Việt kiều
    • nước ngoài ghi bàn
  • Huấn luyện viên
  • Sân vận động
Số liệu thống kêvà giải thưởng
  • Kỷ lục
  • Vua phá lưới
  • Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải
  • HLV xuất sắc nhất mùa giải
  • Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất mùa giải
  • Bàn thắng đẹp nhất mùa giải
  • HLV xuất sắc nhất tháng
  • Cầu thủ xuất sắc nhất tháng
  • Bàn thắng đẹp nhất tháng
  • V.League Awards
Giải đấu liên kết
  • Cúp Quốc gia
  • Siêu cúp Quốc gia
  • AFC Champions League Elite
  • AFC Champions League Two
  • ASEAN Club Championship
Trận đấu đáng nhớ
  • Nam Định 3–2 Hoàng Anh Gia Lai (2003)
  • Đồng Nai 8–0 Thanh Hóa (2014)
  • Thành phố Hồ Chí Minh 5–2 Long An (2017)
Nhạc hiệu
  • Những bước chân của rồng
  • Thể loại Thể loại
  • Trang web chính thức
  • x
  • t
  • s
Các câu lạc bộ bóng đá cũ ở Việt Nam
Giải thể trước năm 2000Ngôi sao Gia Định (1954)Cảng Hải Phòng (1991)Điện Hải Phòng (1993)Dệt Nam Định (1993)Công an Thanh Hóa (1994)Công an Hà Bắc (1996)Cao su Bình Long (1997)Hải Hưng (1997)Công nhân Xây dựng Hà Nội (?)Công nhân Xây dựng Hải Phòng (?)Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (?)Công an Quảng Nam – Đà Nẵng (?)Gò Dầu (?)Việt Trì (?)
Giải thể sau năm 2000Tổng cục Đường sắt (2000)Thanh niên Hà Nội (2002)Công an Thành phố Hồ Chí Minh (2002)Hải Quan (2002)Hàng không Việt Nam (2003)Ngân hàng Đông Á (2005)Quân khu 9 (2006)Quân khu 4 (2009)Hòa Phát Hà Nội (2011)Quân khu 7 (2011)Hà Nội ACB (2012)Navibank Sài Gòn (2012)Ninh Thuận (2012)Xi măng Xuân Thành Sài Gòn (2013)Kiên Giang (2013)T&T Baoercheng (2014)An Giang (2014, 2021)Mancons Sài Gòn (2018)Cà Mau (2018)Hoàng Sang (2019)Triệu Minh (2021)Than Quảng Ninh (2021)Kon Tum (2022)Sài Gòn (2023)Bình Thuận (2023)Gia Định (2024)Gama Vĩnh Phúc (2024)
Đã đổi tênCông nhân Nghĩa Bình (1989)Phú Khánh (1989)Công nghiệp Hà Nam Ninh (1991)Sông Lam Nghệ Tĩnh (1991)Sông Bé (1996)Công nhân Quảng Nam – Đà Nẵng (1997)Công an Hải Phòng (2002)Cảng Sài Gòn (2003)Thể Công (2009)Hà Nội T&T (2016)Công an Nhân dân (2022)Phù Đổng (2023)Bình Phước (2023)LPBank Thành phố Hồ Chí Minh (2024)
Đã tái lậpTrẻ SHB Đà Nẵng (2018)Công an Hà Nội (2022)

Từ khóa » Xi Măng Xuân Thành ở đâu