Câu Lệnh điều Kiện If - Else Trong JavaScript

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Lệnh If – else
  • Các lệnh điều kiện
  • Lệnh if
  • Cú pháp
    • Ví dụ
  • Phần mở rộng else
    • Ví dụ
  • Phần mở rộng else if
    • Cú pháp
    • Ví dụ

Câu lệnh điều kiện If – else trong JavaScript được sử dụng để kiểm tra một biểu thức điều kiện nào đó có đúng hay không, nếu đúng thì thực thi những câu lệnh bên trong khối lệnh if và ngược lại nếu sai thì nó sẽ bỏ qua những câu lệnh đó. Cùng tìm hiểu chi tiết về câu lệnh này nhé!

Lệnh If – else

Các lệnh điều kiện được sử dụng để thực hiện các hành động khác nhau căn cứ vào các điều kiện khác nhau.

Các lệnh điều kiện

Bạn thường rất hay sử dụng viết mã, khi bạn muốn thực hiện các hành động khác nhau đối với các quyết định (điều kiện) khác nhau.

Bạn có thể sử dụng các lệnh điều kiện trong mã của mình để làm điều này.

Trong JavaScript, chúng ta có những lệnh điều kiện sau đây:

  • Sử dụng if để xác định một khối mã được thực thi, nếu một biểu thức điều kiện được đánh giá là true
  • Sử dụng else để xác định một khối mã được thực thi, nếu điều kiện được chỉ ra trong if là sai
  • Sử dụng else if nhằm xác định một điều kiện mới để kiểm tra, nếu các điều kiện trước đó là sai
  • Sử dụng switch để xác định nhiều khối mã luân phiên được thực thi

Lệnh if

Sử dụng lệnh if để xác định một khối mã JavaScript sẽ được thực thi nếu điều kiện chỉ ra là đúng.

Cú pháp

if (biểu thức điều kiện) { khối mã được thực thi nếu điều kiện là đúng }

Lưu ý rằng lệnh if là viết chữ thường (lowercase). Nếu viết hoa bất kỳ kí tự nào (If hoặc IF) sẽ tạo ra lỗi thực thi.

Ví dụ

Chào mừng với câu “Good day” nếu chưa tới 18:00 giờ (Gán cho biến greeting chuỗi “Good day” nếu biến hour nhỏ hơn 18):

if (hour < 18) { greeting = "Good day"; }

Kết quả của greeting sẽ là:

Good day

Phần mở rộng else

Sử dụng phẩn mở rộng else để xác định một khối mã được thực thi nếu điều kiện là sai.

if (biểu thức điều kiện) { khối mã được thực thi nếu điều kiện là đúng } else { khối mã được thực thi nếu điều kiện trên là sai }

Ví dụ

Nếu trước 18 giờ, tạo ra lời chào là “Good day”, nếu không thì lời chào là “Good evening”:

if (hour < 18) { greeting = "Good day"; } else { greeting = "Good evening"; }

Kết quả của greeting sẽ là:

Good day

Phần mở rộng else if

Sử dụng mở rộng else if để chỉ định một điều kiện mới nếu các điều kiện trước đó là sai.

Cú pháp

if (biểu thức điều kiện 1) { khối mã được thực thi nếu điều kiện 1 là đúng } else if (biểu thức điều kiện 2) {    khối mã được thực thi nếu điều kiện 1 là sai và điều kiện 2 là đúng } else { khối mã được thực thi nếu điều kiện 1 và điều kiện 2 đều sai }

Ví dụ

Nếu thời gian là trước 10:00 giờ , tạo ra một câu chào là “Good morning”, nếu không, nếu thời gian chưa tới 20:00 giờ, câu chào sẽ là “Good day”, nếu không (sau 20:00 giờ) lời chào sẽ là “Good evening”:

if (time < 10) {     greeting = "Good morning"; } else if (time < 20) {     greeting = "Good day"; } else {     greeting = "Good evening"; }

Kết quả của greeting sẽ là:

Good day

Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.

Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Từ khóa » Câu Lệnh điều Kiện Bắt đầu Là Chữ Gì