Câu Lệnh If Else Trong MYSQL - Freetuts

Khi làm việc với Stored Procedure thì bạn không thể thiếu hàm If được vì chúng ta cũng phải kết hợp if với các hàm khác để xử lý các luồng đi trong Procedure. Nên trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu mệnh đề if trước rồi sau đó tìm hiểu các phần khác.

test php

banquyen pngBài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tới đây chắc hẳn bạn thấy MYSQL cũng có nhiều cái giống các ngôn ngữ lập trình phải không nào? Ừ thì đương nhiên rồi vì T-SQL cũng là một ngôn ngữ lập trình mà, nhưng có điều nó không mạnh bằng các ngôn ngữ khác. Không chừng chừ nữa, ta bắt đầu nhé.

1. Tìm hiểu mệnh đề if else trong MySql

Mệnh đề if cho phép bạn tạo luồng xử lý rẻ nhánh, nếu đúng thì thực thì và ngược lại mệnh đề sai thì nó sẽ không thực thi. Thông thường chúng ta kết hợp các toán tử, toán hạng và biến trong mysql để tạo ra các mệnh đề đúng sai trong điều kiện của lệnh IF. Không những chỉ có IF mà ta có thể sử dụng mệnh đề IF ELSE trong MYSQL cũng được.

Cú pháp mệnh đề if - else trong MYSQL như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

IF if_expression THEN commands ELSEIF elseif_expression THEN commands ELSE commands END IF;

Luồng đi như sau:

  • Nếu if_expression đúng thì nó sẽ thực thi câu lệnh bên dưới nó, ngược lại nó bỏ qua và nhảy xuống IFELSE
  • Nó kiểm tra mệnh đề IFELSE, nếu mệnh đề này đúng thì nó xử lệnh bên dưới, ngươc lại thì nó bỏ qua và nhảy tiếp xuống dưới.
  • Ở dưới nó nhận thấy chỉ còn có ELSE nên thực thi luôn chứ không cần kiểm tra điều kiện nữa.

Lưu ý với bạn là ta có thể có nhiều IFELSE chứ không phải chỉ 1 cái như trong ví dụ trên.

2. Ví dụ mềnh đề if else trong MySql Stored Procedure

Bây giờ ta sẽ làm một ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn. Trước tiên ta cần tạo một bảng thành viên và insert một số thông tin Username và Password. Bạn chạy lệnh sau để tạo bảng:

CREATE TABLE IF NOT EXISTS `members` ( `us_id` INT(11) NOT NULL AUTO_INCREMENT, `us_username` VARCHAR(30) COLLATE utf8_unicode_ci DEFAULT NULL, `us_password` VARCHAR(32) COLLATE utf8_unicode_ci DEFAULT NULL, `us_level` TINYINT(1) DEFAULT '0', PRIMARY KEY (`us_id`) ) ENGINE=INNODB DEFAULT CHARSET=utf8 COLLATE=utf8_unicode_ci AUTO_INCREMENT=4 ; -- -- Contenu de la table `members` -- INSERT INTO `members` (`us_id`, `us_username`, `us_password`, `us_level`) VALUES (1, 'admin', '57e34a1be668ebd6e40d430806beb099', 1), (2, 'member', '57e34a1be668ebd6e40d430806beb099', 2), (3, 'banded', '57e34a1be668ebd6e40d430806beb099', 0);

Trong bảng này ta cần chú ý đến field us_level như sau:

  • Nếu us_level = 0 => tài khoản bị khóa
  • Nếu us_level = 1 => admin
  • Nếu us_level = 2 => member

Bây giờ ta viết Procedure đăng nhập với yêu cầu như sau:

  • Nếu us_level = 0 => tài khoản bị khóa
  • Nếu us_level = 1 => là admin
  • Nếu us_level = 2 => là member
  • Nếu không tồn tại => đăng nhập sai

Ý tưởng:

  • Tạo Procedure với tham số truyền vào là gồm username và password thuộc loại IN, còn result thuộc loại OUT để lấy sử dụng. Nếu chưa biết hai khái niệm IN và OUT vui lòng đọc lại bài tham số trong Procedure.
  • Ta sẽ tạo một biến flag để lưu trữ us_level của người dùng, giá trị khởi tạo của nó là -1. Sau khi thực hiện lệnh SELECT nếu giá trị flag = -1 tức là không tồn tại username và password trong CSDL, ngược lại thì ta sẽ check flag để trả về kết quả tương ứng.

Bài giải:

DELIMITER $$ DROP PROCEDURE IF EXISTS `checkLogin`$$ CREATE PROCEDURE `checkLogin`( IN input_username VARCHAR(255), IN input_password VARCHAR(255), OUT result VARCHAR(255) ) BEGIN /*Bien flag luu tru level. Mac dinh la -1*/ DECLARE flag INT(11) DEFAULT -1; /*Thuc hien truy van gan level vao bien flag*/ SELECT us_level INTO flag FROM members WHERE us_username = input_username AND us_password = MD5(input_password); /*Sau khi thuc hien lenh select nay ma ko co du lieu thi luc nay flag se khong thay doi. Chinh vi the neu flag = -1 tuc la sai thong tin */ IF (flag <= 0) THEN SET result = 'Thong tin dang nhap sai'; ELSEIF (flag = 0) THEN SET result = 'Tai khoan bi khoa'; ELSEIF (flag = 1) THEN SET result = 'Tai khoan admin'; ELSE SET result = 'Tai khoan member'; END IF; END$$ DELIMITER ;

Sử dụng:

CALL checkLogin('admin', 'vancuong', @result); SELECT @result; -- hoặc CALL checkLogin('member', 'vancuong', @result); SELECT @result; -- hoặc CALL checkLogin('banded', 'vancuong', @result); SELECT @result;

Bạn hãy chạy lên và xem thành quả nhé.

Lời kết:

Câu lệnh if else trong MySql thường hay sử dụng trong Stored Procedure chứ ít khi được sử dụng trong câu lệnh SELECT, nếu ở trong SELECT thì ta thường sử dụng lệnh CASE để thay thế. Hy vọng qua bài này bạn sẽ hiểu một chút về lệnh if else trong mysql và là tiền đề để học những bài sau nữa. Chúc bạn học tốt!

Từ khóa » Sử Dụng If Trong Mysql