Câu Lệnh (khoa Học Máy Tính) – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Câu lệnh là đơn vị cơ bản của một ngôn ngữ lập trình. Trong trường hợp đặc biệt, nó có thể cũng trở thành một đơn vị thao tác của máy tính điện tử hay còn gọi là một chỉ thị.
Vì mức độ phức tạp, việc dùng các chỉ thị để trực tiếp điều khiển máy tính sẽ rất ít thông dụng. Thay vào đó, người ta ghép một số tổ hợp của các chỉ thị để cho máy thi hành được một động tác lớn hơn gọi là câu lệnh. Như vậy mỗi câu lệnh bao gồm một hay một số mệnh lệnh máy tính được sắp xếp theo trình tự xác định và nhằm mụch đích ra lệnh cho CPU tiến hành một thao tác cố định có ý nghĩa.
Tùy theo ngôn ngữ lập trình, các câu lệnh sẽ có cấu trúc khác nhau và có trật tự sắp xếp nhất định. Trật tự này thường không đổi và được gọi là cú pháp (syntax).
Câu lệnh có thể hiểu như là mệnh đề cơ bản có thể được cấu trúc thông qua việc sử dụng các từ khóa (đã được định nghĩa từ trước bởi ngôn ngữ lập trình) hoặc là có thể tạo bởi các chỉ thị từ các cấu trúc ngữ pháp hay cú pháp đã được định nghĩa sẵn. Các câu lệnh của một chương trình dùng để chỉ thị cho máy tính biết làm gì, xử lý như thế nào với các dữ liệu và từ đó tiến hành các phép tính toán hay biến đổi dữ liệu để đạt được kết quả.
Các kiểu câu lệnh
[sửa | sửa mã nguồn]Sau đây là các loại câu lệnh chính. Thí dụ được dùng viết theo ngôn ngữ Pascal
- Định nghĩa: TYPE SALARY = INTEGER
- Khai báo: VAR A:INTEGER
- Gán giá trị: A:= A + 1
- Dãy câu lệnh: A:= A + 1; WRITELN(A)
- Điều kiện: IF A > 3 THEN WRITELN(A) ELSE WRITELN("NOT YET") END
- Vòng lặp: FOR A:=1 TO 10 DO WRITELN(A) END
- Gọi: CLEARSCREEN()
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]- Mệnh lệnh thì khác với biểu thức ở chỗ các biểu thức thì có thể trả về các gía trị và không thể gây ra hiệu ứng phụ, trong khi đó, các câu lệnh được thực thi sẽ không trả về giá trị nào ngoại trừ có thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau.
- Trong việc lập trình kiểu cấu trúc thì các câu lệnh có thể được nhóm lại tạo nên các khối câu lệnh (thí dụ như là các hàm hay các thủ tục)
Ví dụ về các câu lệnh
[sửa | sửa mã nguồn]Ngôn ngữ ASM
[sửa | sửa mã nguồn] mov AX, BX; (gán giá trị của BX lên AX)Ngôn ngữ C
[sửa | sửa mã nguồn] printf("Hello World!\n"); // hiển thị ra màn hình "Hello World!"Ngôn ngữ C++
[sửa | sửa mã nguồn] cin >> name >> age; // đọc (từ bàn phím) giá trị cho biến "name" và "age"Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- tiến học hacker
- [[Chỉ thị (máy tính)|Mệnh lệnh
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Trong Lập Trình Cấu Trúc Lặp Dùng để Làm Gì
-
Trong Lập Trình Cấu Trúc Lặp Dùng để Làm J?hãy Nêu Dạng Cú Pháp Và ...
-
Trong Lập Trình, Cấu Trúc Lặp Dùng để Làm Gì ? Hãy Nêu Dạng Tổng ...
-
Trong Lập Trình Cấu Trúc Lặp Dùng để Làm Gì? Nêu Cú Pháp Và ... - Hoc24
-
Trong Lập Trình Cấu Trúc Lặp Dùng để Làm Gì? - Tin Học Lớp 8 - Lazi
-
Lập Trình Cấu Trúc Là Gì - My Notes
-
Lý Thuyết: Cấu Trúc Lặp Trang 42 SGK Tin Học 11
-
Trong Lịch Trình Cấu Trúc Lặp Dùng để Làm Gì. Nêu Cú Pháp Và Hoạt ...
-
Cấu Trúc Lặp Dùng để Làm Gì? Hãy Nêu Sơ đồ Cấu Trúc Lặp? Giải Thích?
-
Trong Lập Trình Cấu Trúc Lặp Dùng để Làm Gì? Nêu Dạng Tổng ...
-
Lập Trình Cấu Trúc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết: Cấu Trúc Lặp Trang 42 SGK Tin Học 11 - Học Tốt
-
Cấu Trúc Lặp - Trần Lê Hùng Phi
-
Giới Thiệu Về Lập Trình Cấu Trúc