Câu Lệnh Trong JavaScript - Lập Trình Từ Đầu

1. Chương trình JavaScript

Một chương trình máy tính là một danh sách các “hướng dẫn” được “thực hiện” bởi một máy tính. Trong một ngôn ngữ lập trình, các lệnh lập trình này được gọi là các câu lệnh. Một chương trình JavaScript hiểu đơn giản chính là một danh sách các câu lệnh lập trình. Trong mỗi chương trình thì các câu lệnh sẽ được thực thi lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới. Trong HTML, các chương trình JavaScript được thực thi bởi trình duyệt web.

Lưu ý

Câu lệnh phía trên phải thực thi xong thì câu lệnh bên dưới mới được thực thi. Vì vậy mà nếu câu lệnh phía trên bị lỗi thì tất cả những câu lệnh còn lại ở bên dưới sẽ không được thực thi. Việc xáo trộn thứ tự các câu lệnh sẽ khiến kết quả thực thi không như mong đợi hoặc thậm chí bị lỗi.

2. Câu lệnh trong JavaScript là gì?

Câu lệnh JavaScript có thể tạm hiểu là một công việc sẽ được thực thi bởi trình duyệt. Nôm na là việc câu lệnh sẽ hướng dẫn cho máy tính chúng ta thực hiện một việc gì đó. Máy tính sẽ hiểu và thực thi công việc đó. Ví dụ như việc bạn mình nói tiếng Việt là “cho mình mượn cái bút” ta sẽ hiểu và cho bạn mượn nhưng nếu ta không biết tiếng anh mà bạn ta lại nói tiếng anh thì đơn giản là ta không hiểu và không thực hiện thôi. Các câu lệnh trong Js sẽ tuân thủ theo cú pháp mà Js đã đặt ra. Nếu không thì đơn giản là câu lệnh sẽ không thực thi được hay chính là việc bị lỗi.

Các câu lệnh Js bao gồm: giá trị (values),toán tử (operator),biểu thức (expressions),từ khóa (keyword), và bình luận (comments).

Ví dụ:

Câu lệnh sau truyền tải tới trình duyệt để ghi “Hello LTTD.” vào trong một thành phần HTML với id=”demo”:

document.getElementById("demo").innerHTML = "Hello LTTD.";

Các chương trình JavaScript (và các câu lệnh JavaScript) thường được gọi là mã JavaScript.

3. Một số lưu ý khi viết mã lệnh trong JavaScript

3.1. Dấu chấm phẩy và việc xuống dòng trong JavaScript

Dấu chấm phẩy ; dùng để tách biệt các câu lệnh trong Js. Nếu trên một dòng có nhiều dấu chấm phẩy thì đơn giản là dòng đó có nhiều câu lệnh khác nhau mà thôi. Câu lệnh kết thúc bằng dấu chấm phẩy là không bắt buộc, nhưng mà mình rất khuyến khích việc sử dụng để các bạn có thể code một cách rõ ràng hơn.Chỉ là thêm một dấu ; vào cuối mỗi câu thôi, không nên lười nhé!

Tương tự như việc sử dụng dấu chấm phẩy thì xuống dòng cũng không bắt buộc. Nhưng ta có thể không có dấu phẩy nhưng việc xuống dòng là nên và mình sẽ tự đặt nó là bắt buộc vì nó sẽ tạo một thói quen tốt cho việc học hay đi làm. Hơn thế nữa ta cũng không thể nào đọc được một chương trình Js mà chỉ có một dòng thôi, khá là khó đấy.

Ví dụ:

<!DOCTYPE html> <html> <body> <h2> Câu lệnh JavaScript </h2> <p> Cho phép nhiều câu lệnh trên một dòng.</p> <p id="demo1"></p> <script> let a, b, c; a = 5; b = 6; c = a + b; document.getElementById("demo1").innerHTML = c; </script> </body> </html>

3.2. Khoảng trắng trong JavaScript

Trong Js thì sẽ bỏ qua về khoảng trắng mà vì thế bạn có thể để những khoảng trắng để dễ dàng trong việc đọc code và khi làm bài tập cũng đơn giản hơn.

Ví dụ: 2 câu lệnh sau trong Js là tương đương:

var person = "Laptrinhtudau"; var person=" Laptrinhtudau ";

Một phương pháp hay là đặt dấu cách xung quanh các toán tử (= + – * /) việc đọc và tính toán trở nên dễ dàng chứ không khó nhìn như ta viết liền có thể gây nhầm lẫn

Ví dụ:

let x = y + z;

3.3. Độ dài dòng và xuống dòng trong JavaScript

Để dễ dàng nhất cho việc sử dụng thì các lập trình viên sẽ tránh việc một dòng code có trên 80 ký tự. Nó khá dài và khó đọc nên ta cũng nên học việc viết nhỏ hơn 80 ký tự cho một dòng code. Nếu một câu lệnh JavaScript không nằm trên một dòng, thì nơi tốt nhất để ngắt câu lệnh đó là sau một toán tử.

Ví dụ:

document.getElementById("demo").innerHTML = "Hello LTTD!";

Việc xuống sẽ không gây ảnh hưởng gì đến chương trình nên ta cũng có thể thụt đầu dòng cho các câu lệnh trở nên dễ nhìn hơn.

Ví dụ:

<script> var a = 10; var b = 25; var c = a + b; document.write(c); </script> 4. Khối mã lệnh trong JavaScript

Các câu lệnh JavaScript có thể được nhóm lại với nhau trong các khối mã, bên trong dấu ngoặc nhọn {…}. Mục đích của các khối mã là xác định các câu lệnh sẽ được thực thi cùng nhau. Một nơi bạn sẽ tìm thấy các câu lệnh được nhóm lại với nhau trong các khối, là trong các hàm JavaScript(sẽ được học ở những bài sau).

Ví dụ:

<h2>Câu lệnh JavaScript</h2> <p>Câu lệnh JavaScript Các khối mã JavaScript được viết giữa {và}</p> <button type="button" onclick="myFunction()">Click vào đây</button> <p id="demo1"></p> <p id="demo2"></p> <script> function myFunction() { document.getElementById("demo1").innerHTML = "Hello Lập Trình Từ Đầu!"; document.getElementById("demo2").innerHTML = "Dạy lập trình từ con số 0?"; } </script> </body> </html> 5. Một số từ khóa trong JavaScript

Các câu lệnh JavaScript thường bắt đầu bằng một từ khóa để định danh hành động JavaScript được thực hiện. Thực chất thì có rất nhiều từ khóa nhưng mình chỉ nêu ra một số từ khóa mà sẽ hay sử dụng. Còn trong quá trình học tập và làm việc các bạn có thể tự tham khảo thêm nhé.

Từ khóa Mô tả
Break Kết thúc câu lệnh điều khiển switch hoặc vòng lặp
Continue Nhảy ra khỏi vòng lặp và bắt đầu lại từ đầu
Debugger Dừng việc thực thi của Js và gọi (nếu khả dụng) chứng năng gỡ lỗi (debugging function)
do … while Thực thi một khối lệnh, và lặp cho đến khi điều kiện đúng(true)
For Đánh dấu một khối các câu lệnh để thực thi, miễn là các điều kiện còn đúng(true)
Function Khai báo một hàm
If…else Đánh dâu một khối các câu lệnh để thực thi,phụ thuộc vào một điều kiện
Return Thoái khỏi một hàm
Switch Đánh dâu một khối những câu lệnh để thực thi, phụ thuộc vào các trường hợp(case) khác
try … catch Triển khai xử lý lỗi của một khối các câu lệnh
Var Khai báo một biến

Từ khóa » Các Câu Lệnh Trong Javascript