Cầu Nhật Tân Dài Bao Nhiêu Km? Vẻ đẹp Cầu Nhật Tân Ban đêm
Có thể bạn quan tâm
Cầu Nhật Tân được xem là một trong những biểu tượng mới của Hà Nội bên cạnh những cây cầu lâu đời hơn như cầu Vĩnh Tuy, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì hay cầu Đông Trù. Là câu cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, thế nhưng liệu bạn có biết chính xác cầu Nhật Tân dài bao nhiêu km hay chưa? Xung quanh cây cầu độc đáo ở thủ đô này còn có nhiều sự thật khá đặc biệt, về cấu trúc, thiết kế lẫn ý nghĩa. Hãy cùng Du lịch Khát Vọng Việt theo khám phá ngay trong bài viết dưới đây thôi nào!
Cầu Nhật Tân ở đâu?
Trước tiên, quan trọng nhất vẫn là xác định cầu Nhật Tân nằm ở vị trí nào tại Hà Nội. Đặc biệt, nếu không phải là người dân thủ đô mà là người ở các tỉnh thành khác sẽ khó lòng biết được rõ vị trí. Thậm chí có nhiều người Hà Nội cũng không thực sự biết chính xác mà chỉ nắm thông tin mang máng cầu Nhật Tân bắc qua con sông Hồng như nhiều cây cầu khác, không rõ cầu thuộc địa phận của quận huyện nào. Đáp án cuối cùng chính là cầu Nhật Tân nằm bên bờ Bắc của sông Hồng.
Từ đây cầu làm cầu nối giao thương giữa 2 bờ sông với nhau. Nếu bạn là học sinh sinh viên, người lao động ở khi vực khác muốn đến đây để tìm kiếm mặt bằng, mua nhà ở rất nên lưu ý vị trí của cầu Nhật Tân. Bởi lẽ, đây là con đường giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển, thuận tiện hơn để đến những vị trí đắc địa khác trong trung tâm thành phố. Xung quanh cầu Nhật Tân còn có khá nhiều tiện ích, hệ thống cảnh quan thuận tiện.
Cầu Nhật Tân là một cây cầu dài. Do đó, địa phận mà câu cầu này tọa lạc cũng khá đặc biệt. Cụ thể, một nhánh cầu vẫn thuộc nội thành thủ đô Hà Nội, thuộc khu vực Phú Thượng của quận Tây Hồ. Thế nhưng, vì cầu nối liền hai bờ Bắc Nam nên chỉ cần sang đến bờ còn lại, bạn đã sang đến địa phận của khu vực khác xa hơn đó là xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh. Quả là thú vị đúng không nào khi mà chỉ đi qua cây cầu là bạn đã di chuyển từ nội thành ra ngoại thành.
Đối với khu vực Tây Hồ gần cầu Nhật Tân, đây được xem là một trong những khu vực có mật độ dân cư đông đúc và tập trung cao bậc nhất hiện nay. Mặc dù không thể bằng khu vực trung tâm, phố cổ nhưng hạ tầng đô thị ở đây đã và đang phát triển ở tốc độ chóng mặt để đáp ứng nhu cầu dân cư. Bạn sẽ không phải lo thiếu chỗ ăn uống – thư giãn – giải trí – mua sắm. Kinh tế ở đầu cầu Nhật Tân này rất phát triển. Cây cầu có cùng tên với khu vực bán hoa nổi tiếng ở Hà Nội là con đường nối từ nơi sầm uất này đến nơi sầm uất khác – khu vực Đông Anh.
Mặc dù là ven thủ đô, khu vực ngoại thành như Đông Anh đang được quy hoạch và xây dựng để trở thành quận đô thị văn minh, hiện đại, phát triển trong tương lai gần. Cũng nhờ sự xuất hiện của cầu Nhật Tân đã giúp việc di chuyển qua lại ở Đông Anh dễ dàng và nhanh chóng hơn. Chỉ mất 15 phút là bạn đã đến được khu phố cổ rồi. Xung quanh cầu Nhật Tân có nhiều cao ốc, siêu thị, công viên, văn phòng, chung cư.
Hướng di chuyển đến cầu Nhật Tân
Đây có lẽ là điều mà khá nhiều du khách thắc mắc khi lần đầu đến Hà Nội. Làm sao để di chuyển lên cầu Nhật Tân theo đường ngắn nhất, dễ đi nhất và an toàn nhất. Đừng nôn nóng nhé vì bạn sẽ sớm có câu trả lời ngay dưới đây. Có khá nhiều con đường dẫn đến cầu Nhật Tân nhưng có 2 đường là được nhiều người địa phương ưu tiện lựa chọn hơn cả. Thứ nhất, bạn đi đến đường Hoàng Quốc Việt và Lạc Long Quân. Khi thấy nút giao vành đai 2 với Xuân La là bạn đã đi đúng hướng.
Chỉ cần chạy thẳng bạn sẽ đến được cầu Nhật Tân. Cách thứ hai cũng đơn giản không kém là bạn đi từ phía Tây Hồ sang Đông Anh. Bắt đầu từ đường Yên Phụ chạy đến Âu Cơ, An Dương Vương, bạn sẽ bắt gặp nút giao với tuyến nhánh 1C. Từ đây là bạn đã bắt đầu những đoạn đường đầu tiên đi lên cầu Nhật Tân rồi đó. Mặc dù đường đi đến cầu Nhật Tân khá đơn giản và dễ dàng nhưng bạn đừng quên ghi chú lại những lưu ý này nhé.
Mọi loại phương tiện khi di chuyển từ đường An Dương Vương, Âu Cơ, nghi Tàm, Yên Phụ khi đi theo đường An Dương Vương phải đến vị trú nút giao với tuyến nhánh 1C nằm ở phía đường Yên Phụ mới lên được cầu. Nếu đi từ Lạc Long Quân, Hoàng Quốc Việt đến điểm giao Xuân Lan, Nguyễn Hoàng Tôn với đường Vành đai 2, bạn sẽ lên đi lên cầu Nhật Tân và ngược lại. Đặc biệt, nếu bạn đi đường này thì đây là đoạn có biển cấm các phương tiện dừng dỗ xe sai vị trí từ nút giao Xuân La – Vành đai 2 đến đường qua Sân bay Nội Bài.
Cầu Nhật Tân dài bao nhiêu km?
Chắc hẳn không ít độc giả đang rất tò mò muốn biết chính xác cầu Nhật Tân dài bao nhiêu km mà có thể kéo dài từ nội thành đến ngoại thành Hà Nội như thế đúng không nào? Cầu Nhật Tân dài 3,9km, đường dẫn dài 5,2km trong đó phần chính của cầu bắc qua sông Hồng là 2,5km. Không chỉ gây ấn tượng với chiều dài mà cầu Nhật Tân còn rất rộng khi mặt cầu tính theo bề ngang là 43,2m. Cây cầu này có lẽ là giải pháp tuyệt vời trong tình huống tắc đường vì cầu có đến 8 làn xe cho 2 chiều xe chạy, mỗi bên chia thành 4 làn. Mỗi làn gồm có khu vực cho xe cơ giới, xe máy, xe buýt phân cách giữa và đường dành riêng cho người đi bọo đảm bảo an toàn.
Cấu trúc, thiết kế của cầu Nhật Tân
Điểm đặc biệt nhất khi nhắc đến cầu Nhật Tân chắc chắn là thiết kế độc đáo của cầu. Điểm nhấn nổi bật chính là 5 nhịp cầu cây văng. Tại sao lại phải là 5 chứ không phải là những con số khác. Nhiều người cho rằng, 5 nhịp cầu đại diện cho 5 cửa ô thành Hà Nội xưa. Do đó, những đứa con thủ đô khi đi xa trở về chỉ cần nhìn thấy cầu Nhật Tân là đã cảm thấy thân thuộc như đang về đến nhà. Ngoài ra, con số 5 cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào Nhật Tân – vùng đất cùng tên với cây cầu.
Thông tin thêm, cầu Nhật Tân là thành quả hợp tác của Việt Nam với Nhật Bản. Vì thế, 5 nhịp cầu cũng chính 5 cánh hoa đào – quốc hoa của đất nước mặt trời mọc. Thiết kế của cầu Nhật Tân thể hiện mối quan hệ hợp tác, nét văn hóa đặc sắc trong mối quan hệ tốt đẹp của Việt – Nhật. 5 trụ tháp chính của cầu là điểm nối nhau giữa các dây văng có dáng hình thoi độc đáo. Nhờ vậy mà nhìn từ xa, cầu Nhật Tân vẫn nổi bật. Bạn sẽ nhìn thấy cầu vừa đủ mềm mại nhờ thiết kế hơi cong cong nhưng cũng vẫn vững chãi và cứng cáp để chống đỡ hơn 3,9km bê tông trên sông Hồng.
Là một trong 3 cây cầu duy nhất trên thế giới có 5 nhịp cầu dây văng liên tục và là cây cầu dây văng 5 trụ tháp lần đầu tiên được thi công ở châu Á, cầu Nhật Tân sở hữu kết cấu liên hệ gồm hệ thống dầm kiên cố, xây bằng bê tông cốt thép và thép. Vật liệu để liên kết các trụ tháp chính là các cáp thép (dây treo). Nhờ thiết kế nối tiếp chứ không phải là một khối nên cầu Nhật Tân có khá nhiều ưu điểm. Đặc biệt nhất chính là nhịp vượt lớn, tạo dáng kiến trúc thanh mảnh. Khi nhìn cầu từ xa hay thậm chí là đến gần, bạn cũng sẽ đều nhận thấy sự đặc biệt này.
Cầu Nhật Tân khánh thành năm nào?
Khởi công vào ngày 7 tháng 3 năm 2009, cầu Nhật Tân được xây dựng nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đặc biệt, cầu hoàn thành đúng ngay dịp này nên lại càng thêm ý nghĩa. Phương án thi công của cầu là đúc hẫng cân bằng, theo kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực. Trải qua 6 năm liên tục thi công với khối lượng công việc khổng lồ để kịp tiến độ, dự án cầu Nhật Tân cán đích hoàn thành vào ngày 4 tháng 1 năm 2015.
Vào ngày thông xe, cầu Nhật Tân được đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài. Khối liên kết này đã tạo nên tuyến cao tốc hiện đại, tiện lợi cho việc di chuyển của người dân. Đây là phương án rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhanh chóng hơn. Mức kinh phí đầu tư xây dựng cầu Nhật Tân là hơn 13.626 tỷ đồng.
Số vốn này bao gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Ngày câu cầu Nhật Tân chính thức khánh thành, bên cạnh lãnh đạo thủ đô Hà Nội, lãnh đạo hai nước Nhật – Việt còn có sự có mặt của đông đảo người dân thủ đô mang trong mình niềm háo hức, mong chờ.
>>> Xem thêm
- Chợ Đồng Xuân Hà Nội
- Khu du lịch Đồng Mô
- Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Hà Nội
Những công nghệ hiện đại ứng dụng tại cầu Nhật Tân
Sau khi biết cầu Nhật Tân dài bao nhiêu km, chắc hẳn bạn đang khá thắc mắc cây cầu đặc biệt này được áp dụng những công nghệ tân tiến nào. Không chỉ đáp ứng yếu tố về thẩm mỹ, kết cấu chắc chắn và độ an toàn của cầu Nhật Tân cũng được đánh giá rất cao. Việc tìm ra một phương pháp thi công giúp cầu 5 trụ vừa đẹp vừa vững chãi không phải là điều dễ dàng. Trước cầu Nhật Tân, ởViệt Nam chúng ta đã từng có những đơn vị xây dựng thành công cầu dây văng 2 trụ tháp (ví dụ như cầu Bãi Cháy, cầu Rạch Miễu, cầu Cầu Bình). Thế nhưng, cầu 5 dây văng lại là một mức độ khó khăn khác.
Mức độ chịu lực của cầu 5 trụ tháp với cầu 2 trụ tháp là khác nhau. Một số công nghệ hiện đại được áp dụng khi thi công cầu Nhật Tân là sử dụng hệ dầm thép liên hợp bản mặt cầu bê tông cốt thép nhằm nâng cao chất lượng cho cầu. Đồng thời, đội ngũ kiến trúc sư cũng sử dụng móng cọc ống thép nhằm đẩy nhanh tiến độ. Lần đầu tiên ở Việt Nam và cũng là một trong số những cây cầu đầu tiên trên thế giới sử dụng trụ tháp đặt trên nền nóng vòng vây cọc ống thép SPSP tiên tiến.
Ngoài ra, cầu còn có hệ thống quan trắc theo dõi, dùng nhiều thiết bị tân tiến như đo ứng suất cốt thép, dầm thép, đo lực căng cáp văng bằng hệ thống quan trắc theo dõi, hộp neo bằng thép trên trụ tháp. Có lẽ vì sử dụng khá nhiều công nghệ hiện đại mà cầu Nhật Tân mất đến 6 năm mới hoàn thành để đảm bảo chất lượng. Đội ngũ công nhân Việt – Nhật, đội ngũ kỹ sư phải liên tục làm việc cật lực trên công trình, luôn bám sát để theo dõi tiến độ và tháo gỡ vướng mắc nảy sinh. Nhờ vậy mà Hà Nội hiện nay mới có một cây cầu vừa đẹp vừa chắc chắn như cầu Nhật Tân.
Cầu Nhật Tân lung tinh về đêm
Cầu Nhật Tân không chỉ là một công trình giúp quá trình lưu thông của người dân dễ dàng và thuận tiện hơn mà đây còn là địa chỉ hóng gió, vui chơi giải trí thú vị. Bởi lẽ, vào buổi tối, cây cầu này khoác lên chiếc áo sặc sỡ với nhiều ánh đèn được thắp sáng liên tục. Đủ các màu sắc như vàng, đỏ, xanh lá, tím, xanh dương, cứ từ 19h đến 22h, cầu Nhật Tân như biến thành ngọn đèn khổng lồ.
Mỗi trụ cầu có từ 6 – 12 ngọn đèn, tạo ra khoảng không gian lung linh huyền ảo trên mặt sông Hồng rộng lớn. Nếu may mắn, bạn sẽ bắt gặp cầu Nhật Tân có đủ 7 sắc cầu vồng đẹp mê hồn. Mặc dù có khá nhiều cây cầu khác cũng được thắp đèn ở Việt Nam nhưng nhờ thiết kế độc đáo và sự khổng lồ mà cầu Nhật Tân vẫn luôn là cây cầu lung linh và nổi vật nhất. Thời gian mà cầu Nhật tân được thắp đèn màu là thứ 7 và chủ nhật bởi thành phố đang chủ trương tiết kiệm điện năng. Nếu đến Hà Nội du lịch và may mắn đúng dịp cuối tuần, đừng bỏ qua trải nghiệm ngắm cầu Nhật Tân ban đêm nhé.
Được biết, hệ thống đèn chiếu sáng có thể thay đổi màu theo từng ngày, theo mùa giúp cầu mang nhiều sắc thái khác nhau. Đặc biệt, vào những dịp quan trọng như ngày lễ tết, hệ thống đèn còn được chiếu sáng theo chủ đề để trình diễn. Cầu Nhật Tân thu hút đông đảo giới trẻ đến chụp ảnh sống ảo, các nhiếp ảnh gia đến tác nghiệp để sở hữu những bức ảnh cầu Nhật tân về đêm lung linh. Vào những ngày hè nóng nực, người dân thủ đô rủ nhau lên cầu Nhật Tân hóng mát. Gió từ sông Hồng thổi về khiến cây cầu này càng thêm giá trị.
Dựng xe bên thành cầu, cùng trò chuyện rôm rả với bạn bè người thân thì còn gì tuyệt vời hơn đúng không nào? Phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ còn thấy nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác gần cầu Nhật Tân như bãi đá sông Hồng, thung lũng hoa hồ Tây, Intracom Riverside,…
Ý nghĩa của cầu Nhật Tân
5 trụ tháp của cầu Nhật Tân được xem là cánh cửa chào đón bạn bè khắp quốc tế di chuyển từ sân bay Nội Bài đến thủ đô Hà Nội. Đồng thời, 5 trụ cầu cũng bằng với số cánh hoa đào Nhật Bản. Đây là công trình xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản nên con số này càng thêm phần ý nghĩa. Thậm chí, ông Hiroshi Fukada – Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong thời điểm cầu khánh thành đã đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân thành “cầu hữu nghị Việt – Nhật”.
Số lượng người dân sinh sống và làm việc ở Hà Nội ngày càng tăng, do đó mà nội thành thủ đô không thể đáp ứng nổi con số khổng lồ không ngừng gia tăng mỗi ngày. Những cây cầu ở Hà Nội do đó mà cũng chịu nhiều áp lực vì quá tải, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Thế nên, cầu Nhật Tân khi chính thức thông xe đã giải quyết vấn đề này, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông, xã hội, kinh tế ở thủ đô.
Hơn nữa, trước đây, người dân chỉ có một con đường duy nhất khi di chuyển từ trung tâm thành phố ra sân bay Quốc tế Nội Bài và ngược lại chính là cầu Thăng Long. Lượng người thì đông, diện tích đường hạn chế dẫn đến thời gian di chuyển mất hơn 1 tiếng đồng hồ, chưa kể thời điểm kẹt xe ùn tắc. Cầu Nhật Tân khi xuất hiện được xem như giải pháp kịp thời cho hệ thống giao thông khu vực bờ Bắc sông Hồng.
Lượng người và xe lưu thông trên cầu Thăng Long giảm đi, khiến bản đồ giao thông Hà Nội thông thoáng hơn. Lúc này, thời gian đi từ Nhật Tân đến sân bay Nội Bài rút ngắn chỉ còn 15 phút, từ trung tâm thủ đô cung chỉ còn khoảng 30 phút. Cầu Nhật Tân hợp nhất và kết nối với nhiều đường quốc lộ như quốc lộ 5, quốc lộ 23, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 1. Không chỉ có ý nghĩa về mạng lưới giao thông mà cầu Nhật Tân còn góp phần quan trọng nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Hồ và Đông Anh.
Đối với khu vực Tây Hồ gần cầu Nhật Tân, đây được xem là một trong những khu vực có mật độ dân cư đông đúc và tập trung cao bậc nhất hiện nay. Mặc dù không thể bằng khu vực trung tâm, phố cổ nhưng hạ tầng đô thị ở đây đã và đang phát triển ở tốc độ chóng mặt để đáp ứng nhu cầu dân cư. Bạn sẽ không phải lo thiếu chỗ ăn uống – thư giãn – giải trí – mua sắm. Kinh tế ở đầu cầu Nhật Tân này rất phát triển. Cây cầu có cùng tên với khu vực bán hoa nổi tiếng ở Hà Nội là con đường nối từ nơi sầm uất này đến nơi sầm uất khác – khu vực Đông Anh.
Mặc dù là ven thủ đô, khu vực ngoại thành như Đông Anh đang được quy hoạch và xây dựng để trở thành quận đô thị văn minh, hiện đại, phát triển trong tương lai gần. Cũng nhờ sự xuất hiện của cầu Nhật Tân đã giúp việc di chuyển qua lại ở Đông Anh dễ dàng và nhanh chóng hơn. Chỉ mất 15 phút là bạn đã đến được khu phố cổ rồi. Xung quanh cầu Nhật Tân có nhiều cao ốc, siêu thị, công viên, văn phòng, chung cư, bệnh viện, Nổi bật phải kể đến chung cư Intracom cầu Nhật Tân.
Thời gian phương tiện lưu thông trên cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân có một số lưu ý về phương tiện và thời gian di chuyển. Bạn nên lưu ý để không gây cản trở khi lên cầu nhé. Cầu Nhật Tân không cho phép xe kéo, xe súc vật, người đi bộ không được đi lên cầu. Những phương tiện khác như xe đạp điện, xe thồ, xe đạp vẫn được cho phép nhưng chỉ được hoạt động trong khung giờ cố định: từ 10 giờ tối hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau.
Khi di chuyển trên cầu Nhật Tân, các phương tiện phải di chuyển đúng làn đường đã quy định nhằm đảm bảo an toàn giao thông, không gây ùn tắc. Cầu đã chia thành nhiều làn với 2 hướng đi, không chỉ cần đúng tuyến mà các phương tiện còn phải đảm bảo tốc độ quy định.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cầu Nhật Tân dài bao nhiêu km cũng như mang đến các thông tin bổ ích khác về kết cấu, thời gian khánh thành và ý nghĩa của cầu đối với giao thông, kinh tế, xã hội của Hà Nội. Có dịp ghé thăm thủ đô, nhất định hãy sắp xếp thời gian để ghé thăm cây cầu đặc biệt này nhé!.
5 / 5 ( 3 votes ) VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"
Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.Từ khóa » Bãi Giữa Cầu Nhật Tân
-
Những Địa Điểm Thú Vị Dưới Chân Cầu Nhật Tân Bạn Không Nên ...
-
Khám Phá Cuộc Sống ở “hòn đảo” Dưới Chân Cầu Nhật Tân - Dân Việt
-
Làm Sao để đến Bãi Bồi Chân Cầu Nhật Tân ở Vĩnh Ngọc Bằng Xe ...
-
Cắm Trại Chân Cầu Nhật Tân Còn Gì Tuyệt Hơn
-
Cuộc Sống Trên 'hòn đảo' Bí Hiểm Giữa Sông Hồng - Zing
-
Cuộc Sống Trên Hòn đảo Bí Hiểm Giữa Sông Hồng - 2sao
-
Khám Phá Cầu Nhật Tân - Cầu Thép Dây Văng Lớn Nhất Việt Nam
-
"Bãi Biển" Tự Phát Khổng Lồ Ngay Dưới Chân Cầu Thăng Long - Du Lịch
-
Cung 3 Cầu: Nhật Tân - Đông Trù - Long Biên, ăn Sáng Ngắm Trym ...
-
Cẩm Nang Du Lịch Cầu Nhật Tân Cập Nhật 2022 - Vé Máy Bay
-
Những điểm Hóng Gió ở Hà Nội Quanh Bãi Giữa Sông Hồng
-
Cầu Nhật Tân, Hà Nội - Biểu Tượng Tình Hữu Nghị Việt Nhật
-
Review Bãi đá Sông Hồng Chân Cầu Nhật Tân đẹp Quá đi Thôi - YouTube