Câu Nói Hay | »--«¯ Khánh Vi ¯»--«
Có thể bạn quan tâm
Cẩu khẩu nan sinh xuất tượng ngà (Miệng chó không thể mọc ngà voi!) Oan oan tương báo . Dỉ hận miên miên (Oán thù không dứt . Để hận đời đời)
Sự tuy tiểu, bất tác , bất thành (Việc tuy nhỏ, không làm, không xong)
Tử tuy hiền, bất giáo, bất minh (Con tuy hiền, không dạy, không nên người) Ngọc bất trác, bất thành khí (Ngọc không mài giũa, không sáng đẹp) Nhân bất học bất tri lý (Người không học, không suy xét được phải trái)
Đa tình tự cổ nan di hận (Từ xưa đa tình chỉ để lại mối hận)
Dĩ hận miên miên bất tuyệt kỳ (Nỗi hận triền miên không bao giờ hết) Mỹ nhân tự cổ như danh tướng (Tự ngàn xưa, người đẹp ví như tướng tài)
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu (Chưa bao giờ để ai thấy người đẹp bạc đầu. Ý nói người đẹp thường chết trẻ như là tướng tài) Kiến nghĩa (ngãi ) bất vi vô dõng giả Lâm nguy bất cứu mạc (phi ) anh hùng
(Thấy việc nghĩa trước mắt mà không làm không phải là người nghĩa dũng ,thấy chuyện nguy nan không cứu giải không đáng mặt anh hùng-Wikiquote dịch)
Họa hổ, họa bì, nan họa cốt (Vẽ hổ chỉ vẽ được bề ngoài chứ không vẽ nên được tính cách oai phong của con hổ)
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm (Nhìn-xét đoán người, chỉ thấy được bề ngoài chứ không thấy được tâm tính. Tương đương với câu “đừng nhìn mặt mà bắt hình dong”) Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành. (Việc đúng, nói nghe xuôi tai, việc sẽ trôi chảy)
Danh bất chính, ngôn bất thuận, sự bất thành. (Việc không đúng, nói nghe không lọt lỗ tai, việc sẽ không tới đâu)
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ (Có duyên gặp mặt thì ngàn dặm cũng sẽ gặp lại)
Vô duyên đối diện bất tương phùng (Không duyên thấy mặt cũng bằng không) Thiên đường hữu lộ, vô nhân vấn (Thiên đường có lối vào, nhưng không ai tợi Ý nói chính nghĩa, điều đẹp đẽ, thiên hạ không màng)
Địa ngục vô môn, hữu khách tầm (Địa ngục không cửa nhưng lại có người tìm đến. Điều xấu xa, tội lỗi thì mọi người lại thích làm)
Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên (Sống chết là tại số kiếp, giàu có do trời xếp đặt)
Vô can kỷ sự, bất khả đương đầu (Việc không liên quan đến mình thì khó mà chống đỡ) Bần cư tại thị vô nhân vấn (Nghèo sống nơi đô thị cũng không ai tìm tới)
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm (Giàu có mà sống nơi rừng núi cũng có người tìm tới)
Vị qui tam xích thổ, nan bảo bách niên thân (Chưa về với 3 tấc đất, không thể nói là sống trăm năm. Ngụ ý là không ai biết được ngày mai ra sao)
Ký qui tam xích thổ, nan bảo bách niên phần (Ngay cả khi chôn dưới 3 tấc đất thì cũng không chắc là mộ sẽ tồn tại được trăm năm. Ngụ ý không có cái gì tồn tại vĩnh cửu được trên dương thế)
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy)
Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. (Để ổn định thế giới , trước hết phải ổn định quốc gia. Để ổn định quốc gia, trước hết phải ổn định gia đình. Để ổn định gia đình, trước hết phải tu dưỡng cuộc sống cá nhân, phải có trái tim đúng đắn. Phạm Kim Yến dịch ngược từ sau ra trước???) (Giữ cho bản thân mình trong sạch, chỉnh đốn gia đình, ổn định đất nước, thì thiên hạ thái bình yên ổn)
……………………………………………………………………..
Anh hùng nan qúa mỹ nhân quan.
(Anh hùng không qua được sóng mắt người đẹp)
Bất chiến tự nhiên thành
(Không cần đánh cũng thắng. Cũng đồng nghĩa với chữ “gặp đúng thời vận”)
Cẩn ngôn vô tội
(Cẩn thận lời nói thì tránh được tội)
Cẩn tắc vô ưu (Cẩn thận trong mọi việc thì không lo lắng về sau)
Cung tàn, Điểu tận (Khi hết chim thì cây cung không được dùng đến nữa. Có nghĩa là “vắt chanh bỏ vỏ”???)
Dĩ hoà vi quý. (Giữ hoà khí là điều tốt nhất trong thuật xử thế)
Danh chính, ngôn thuận (Làm đúng, nói sẽ xuôi tai) Dục tốc bất đạt (Vội vàng để làm điều gì sẽ hư việc) Dục hoãn cầu mưu (Vội vàng hoãn lại để nghĩ thêm mưu kế- còn gọi là “kế hoãn binh”)
Dĩ độc trị độc
(Dùng độc để trị độc-tương đương “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, chỉ cách đối phó với từng loại hạng người) Dưỡng hổ, di họa (nuôi cọp sẽ mang hoạ-không biết nó cắn chết lúc nào vì dù sao thú tính dữ dằn trong người vẫn còn. Nhớ câu “gần vua như gần cọp”, ý nói vua hành xử bất thường, hứng lên….bây đâu! Trảm!!!) Dự bị hơn phòng bị, phòng bị hơn chuẩn bị (Tương đương với câu tục ngữ “Đừng nên chờ nước đến chân mới nhảy” trong tiếng VIệt) Đồng thanh tương ứng (Cùng suy nghĩ, cùng tiếng nói thì tìm đến nhau) Đồng khí tương cầu. (Cùng chí hướng, cùng đồng cảm thì hỗ trợ lẫn nhau) Đồng bệnh tương lân. (Cùng bệnh tật, hoàn cảnh thì hiểu nhau) Đồng cam cộng khổ. (Đồng nghĩa với câu “chia ngọt sẻ bùi” trong tiếng Việt) Điểu vị thực vong, Nhân vị lợi vong (Loài chim vì ăn mà chết, người vì lợi nhuận mà cắm đầu vào chỗ chết)
Hữu chí cánh thành (Tương đương với câu tục ngữ “có chí thì nên” trong tiếng Việt, Từ Hán Việt trên ít ai xài lắm) Hữu xạ tự nhiên hương. (Tài giỏi tự dưng người ta biết đến, như mùi hương tự phát ra muốn che giấu cũng không được)
Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình (Câu này để chỉ hành động cố ý làm rớt vật gì đó như…tiền chẳng hạn hoặc có hành động gì đó trước mặt người mình thích để tạo sự chú ý, nhưng người đó lại vô tình không biết!)
Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (Cái gì mình không thích thì đừng làm như vậy với người khác)
Long đàm, hổ huyệt (Chỉ chỗ nguy hiểm, việc cực kỳ khó khăn)
Mãnh hổ nan địch quần hồ (Hổ dữ cũng không thể đánh thắng một thế lực cáo già)
Ngọc khiết băng thanh
(dùng để tả sự trong trắng, tinh khiết của người con gái)
Nhất nghệ tinh, Nhất thân vinh
(Giỏi một nghề thì ấm thân. Câu này rất đúng trong quá khứ nhưng chỉ đúng một phần cho thời buổi chụp giựt hiện tại)
Nhất cận thị, nhị cận giang (Vì đường xá xa xôi, di chuyển, trao đổi hàng hoá khó khăn nên người xưa có quan niệm khi mua nhà thì nên chọn “nhất cận thị, nhị cận giang”. Có nghĩa là nhất là gần chợ, nhì gần sông nước. Ngày nay có câu “nhà mặt phố, bố làm to”)
Nhi nữ tình trường , anh hùng khí đoản (Câu này mà dịch theo nghĩa đen, thì nó tục lắm nhưng nó có một cái nghĩa bóng lợi hại hơn nhiều “Vướng vào vòng tục luỵ trai gái thì người anh hùng sẽ không còn chí khí nữa”.
Nhất túy giải vạn sầu
(Rượu là món hay nhất để giải toả nỗi buồn sâu kín. Câu nói này của người xưa quá tiêu cực! Nhàn cư vi bất thiện (Ở không lười biếng sinh ra tật xấu) Nhứt công thành, nhì danh toại (Câu này nói gọn lại là “công thành danh toại”ý nói vừa thành công mà vừa có danh vọng) Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy (Một lời nói ra, 4 con ngựa chạy xịt khói cũng khó mà bắt lại được. Ý nói cẩn thận lời ăn tiếng nói, tương đương với câu tục ngữ “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”)
Pháp bất vị thân, Nghĩa bất dung tình. (Tương đương với câu “quân pháp bất vị thân” có nghĩa là người nắm luật pháp không nên nể vì người thân mà nhẹ tay. Còn “nghĩa bất dung tình” chính nghĩa cũng không nể vì tình nghĩa. Ngày nay có câu châm ngôn mới “tình là chín mà tiền là mười” Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí (May mắn có thể không lặp lại nhưng điều xui xẻo thì hay đến liên tiếp trong một khoảng thời gian nhất định nào đó) Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc. (Giàu có sẽ sinh ra nghi thức, lễ nghĩa, nghèo khó sinh ra kẻ xấu tính, ăn cắp, ăn trộm…Điều này đúng với mọi thời đại) Phục hổ, tàng long (Dịch nghĩa Con hổ đang nằm, và con rồng đang ẩn cư. Để chỉ người có tài núp dưới danh phận nào đó) Phản khách vi chủ (Đổi địa vị từ khách thành chủ nhà. Câu này ít dùng nên khó cho ví dụ . Tương đương “thay ưng trảo phụng”????)
Chia sẻ:
Từ khóa » Cẩu Khẩu Nan Sinh Xuất Tượng Ngà
-
Cẩu Khẩu Nan Sinh Xuất Tượng Ngà Oan... - Danh Ngôn Hán Việt
-
Cẩu Khẩu Nan Sinh Xuất Tượng Ngà Oan... - Danh Ngôn Hán Việt ...
-
Ngạn Ngữ - Danh Ngôn - Châm Ngôn
-
Tiếng Tơ Lòng - Danh Ngôn Hán Việt - Tiengtolong
-
Giactanh Chuyên Mục: Trang Sưu Tầm - Giác Tánh
-
Danh Ngôn Hán Việt - Wikiversity
-
Những Câu Danh Ngôn Hán Việt Về Tình Yêu Và Cuộc Sống Thấm ...
-
Ngăn Cửa Khẩu Việt-Trung: Bắc Kinh Muốn Gửi Tín Hiệu Răn đe Cho ...
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Thành Ngữ Gốc Hán Trong Tiếng Việt - Wikipedia
-
Chữ Nôm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cửa Khẩu Tho Mo