Câu Rút Gọn Là Gì? - Bài Tập Về Rút Gọn Câu Có đáp án

Câu rút gọn là gì?Bài tập về rút gọn câu có đáp ánBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Câu rút gọn - Rút gọn câu

  • Thế nào là câu rút gọn
  • Thế nào là rút gọn câu
  • Mục đích rút gọn câu
  • Các kiểu rút gọn câu và ví dụ
    • Kiểu 1: Lược bỏ thành phần chủ ngữ
    • Kiểu 2: Lược bỏ thành phần vị ngữ
    • Kiểu 3: lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
  • Các lưu ý khi rút gọn câu
  • Bài tập rút gọn câu có đáp án

Câu rút gọn là gì? Bài tập về rút gọn câu có đáp án được biên soạn để giúp các em HS học tập tốt môn Ngữ văn 7 và đạt kết quả cao cho các bài tập thuộc phần câu rút gọn và rút gọn câu, đồng thời trở thành tài liệu tham khảo cho quý thầy cô và phụ huynh.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Thế nào là câu rút gọn

Câu rút gọn là câu đã được lược bỏ một số thành phần của câu khi nói hoặc viết

Thế nào là rút gọn câu

Rút gọn câu là hành động lược bỏ một số thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ) để tạo thành câu rút gọn khi nói hoặc viết

Mục đích rút gọn câu

Rút gọn câu thường nhằm vào các mục đích sau:

  • Làm cho câu gọn hơn, vừa truyền thông tin nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
  • Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong của của chung mọi người (hướng đến tất cả mọi người)

Các kiểu rút gọn câu và ví dụ

Thông thường sẽ có ba kiểu rút gọn câu

Kiểu 1: Lược bỏ thành phần chủ ngữ

VD1: (1) Chiều qua, Hoa đi siêu thị. (2) Rồi mua kem, mua bánh, mua hoa quả và rất nhiều thứ khác.

→ Câu (2) lược bớt chủ ngữ “Hoa” để tránh lặp từ với câu trước mà vẫn truyền đạt được nội dung.

VD2: Thoắt cái, Hùng đã leo tót lên cây. Nhanh như một con sóc.

→ Câu (2) lược bớt chủ ngữ “Hùng” để tránh lặp từ với câu trước, đồng thời tạo nhịp điệu nhanh cho câu văn như tốc độ của Hùng.

Kiểu 2: Lược bỏ thành phần vị ngữ

VD3: (1) Cái Bích mạnh dạn đứng dậy nhận làm vệ sinh sân trường. (2) Rồi cái Hoa, cái Loan. (3) Rồi đến cả tổ, cả lớp.

→ Câu (2), (3) đã được lược bớt vị ngữ để giúp câu văn ngắn hơn, truyền thông tin nhanh hơn và giúp cụm vị ngữ “đứng dậy nhận làm vệ sinh sân trường” bị lặp lại quá nhiều lần

VD4: (1) Trên sân trường, từng lớp một đứng lên để điểm danh. (2) Các lớp khối 1 điểm danh đầu tiên. (3) Rồi các lớp khối 2, khối 3, khối 4 và khối 5).

→ Câu (3) đã được lược bớt vị ngữ để giúp câu văn ngắn hơn, truyền thông tin nhanh hơn và giúp cụm vị ngữ “đứng lên điểm danh” bị lặp lại quá nhiều lần

Kiểu 3: lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ

VD5: (1) Khi nào thì mùa hè sẽ đến?

 (2) - Vào tháng 4.

→ Câu (2) đã được lược bớt cả chủ ngữ và vị ngữ, chỉ còn lại trạng ngữ là “vào tháng 4”. Giúp câu văn ngắn hơn, truyền đạt thông tin cần thiết một cách nhanh chóng.

Các lưu ý khi rút gọn câu

  • Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sau hoặc hiểu không đầy đủ về nội dung câu nói
  • Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã

Bài tập rút gọn câu có đáp án

Câu 1: Hãy tìm ra câu rút gọn có trong các đoạn văn sau. Cho biết câu đó đã rút gọn thành phần nào và phục hồi lại thành phần đó.

a) Chú Tư lên Hà Nội để thăm bạn học cũ. Đến sân ga, chú đứng ở cổng chờ bạn đến đọn. Từ xa, một bóng dáng quen thuộc tiến lại dần. Đó là chú Khải - bạn học cũ của chú Tư. Vừa lại gần, hai người đã bắt tay, ôm chầm lấy nhau. Rồi mới vui vẻ trở về nhà.

theo VnDoc

b) Khúc sông này nước chảy rất êm. Nước lại không quá sâu, nên lũ trẻ con thường ra đây bơI lội. Những buổi trưa hè, mặt sông lấp loáng ánh nắng mặt trời. Trông như một tấm gương vàng khổng lồ.

theo VnDoc

c) Trước khi vào buổi học, là giờ kiểm tra bài tập về nhà. Cô giáo chọn bất kì năm bạn để kiểm tra vở bài tập. Hùng là người đầu tiên được kiểm tra vở. Sau đó là Tuyết, Hoa. Rồi đến Minh, Hải.

theo VnDoc

Hướng dẫn trả lời:

a)

  • Câu rút gọn: Rồi mới vui vẻ trở về nhà.
  • Bộ phận được rút gọn: chủ ngữ
  • Phục hồi câu: Rồi hai người mới vui vẻ trở về nhà

b)

  • Câu rút gọn: Trông như một tấm gương vàng khổng lồ.
  • Bộ phận được rút gọn: chủ ngữ
  • Phục hồi câu: Mặt sông trông như một tấm gương vàng khổng lồ.

c)

  • Câu rút gọn: Sau đó là Tuyết, Hoa. Rồi đến Minh, Hải.
  • Bộ phận được rút gọn: Vị ngữ
  • Phục hồi câu: Sau đó là Tuyết, Hoa được kiểm tra vở. Rồi đến Minh, Hải được kiểm tra vở.

Câu 2: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Dì Hoa sang nhà Tuấn chơi. Đúng lúc ấy mẹ của Tuấn lại đi vắng. Thấy em ngồi chơi trên sân, dì hỏi:

- Tuấn ơi, mẹ của con có nhà không nhỉ?

- Không có nhà.

Dì thoáng chau mày nhưng vẫn gặng hỏi tiếp:

- Thế khi nào mẹ con về để dì sang lại?

- 5 giờ - Tuấn trả lời.

Lần này, dì Hoa không nói gì nữa, mà tạm biệt Tuấn rồi trở về nhà ngay.

theo VnDoc

a) Em hãy tìm các câu rút gọn có trong đoạn văn trên, và cho biết các câu đó đã được rút gọn bộ phận nào.

b) Theo em, việc rút gọn câu của Tuấn đã vi phạm lưu ý nào khi rút gọn câu? Điều đó đã dẫn đến hậu quả gì?

Hướng dẫn trả lời:

a)

- Các câu rút gọn là:

  • Không có nhà.
  • 5 giờ.

- Câu văn đã được rút gọn các bộ phận:

  • Không có nhà. → Rút gọn bộ phận chủ ngữ
  • 5 giờ. → Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ

b)

  • Việc rút gọn câu của Tuấn đã khiến câu nói trở thành một câu cộc lốc, thiễu lễ phép vì em đang trả lời câu hỏi của người lớn, như vậy là không đúng
  • Hậu quả của việc rút gọn câu không phù hợp: Tuấn khiến dì Hoa giận và bỏ về. Chắc hẳn sau này dì Hoa sẽ có những cảm nhận không tốt về Tuấn hoặc kể lại chuyện này với mẹ của em.

-----------------------------------------------------------------------------------------

Trên đây là bài Câu rút gọn là gì? Bài tập về rút gọn câu có đáp án. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Từ khóa » Câu Rút Gọn Là Gì Lớp 7