Cấu Tạo Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học

Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 09:42 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

     Trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn hóa học, bảng tuần hoàn là công cụ vô cùng quan trọng và hữu ích. 

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là công cụ quan trọng khi học tập và nghiên cứu hóa học

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Cùng số lớp e xếp vào cùng một hàng (chu kì).

- Cùng số e hóa trị được xếp vào cùng một cột (nhóm).

2. Khối nguyên tố

- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.

- e cuối cùng điền vào phân lớp nào (theo thứ tự mức năng lượng) thì nguyên tố thuộc khối đó.

3. Cấu tạo bảng tuần hoàn

a. Ô nguyên tố

Mỗi nguyên tố chiếm 1 ô trong bảng tuần hoàn gọi là ô nguyên tố

- Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.

- Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).

b. Chu kì

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Số thứ tự chu kì = số lớp e.

- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:

+ Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.

+ Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn (chu kì 7 chưa hoàn thành).

c. Nhóm nguyên tố

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.

- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:

+ Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p.

+ Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f.

- Số thứ tự nhóm nguyên tố:

        + Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng.

        + Nhóm B: Xét nguyên tố có cấu hình e nguyên tử kết thúc dạng (n – 1)dxnsy:

* Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.

* Nếu (x + y) = 8  10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.

* Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.

Mời các bạn tham khảo các bài tập sau cùng hochoaonline.net:

 

 

 

Từ khóa » Cấu Tạo Của Nguyên Tố Trong Bảng Tuần Hoàn